Kiểm Tra, Thanh Tra Và Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Du


với nhiều hình thức như Phát hành đĩa DVD “Đắk Nông - Điểm đến huyền thoại”, “Cẩm nang du lịch Đắk Nông”, “Du lịch Đắk Nông - Hoang sơ và quyến rũ”, xây dựng các cụm panô quảng bá trên trục đường QL14. Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch: Hội chợ Thương mại, Nông nghiệp, Hội chợ xúc tiến du lịch Tp. Hồ Chí Minh; chương trình leo núi Chinh phục đỉnh Nâm Nung lần thứ I và thứ II năm 2010, 2012; chương trình “Đêm Dray Sáp huyền thoại” năm 2013, Hội Xuân Nâm Nung năm 2014 và 2015, Lễ hội mừng Xuân Bính Thân năm 2016… Xây dựng các trang chuyên đề quảng bá du lịch trên các Website của tỉnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư… Đồng thời, thường xuyên phối hợp với các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh đăng tải các bài viết, thông tin nổi bật các sự kiện văn hóa lễ hội, du lịch của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển. Xen kẽ các sự kiện du lịch có việc tổ chức các lễ hội như: Lễ cúng thần rừng, lễ sum họp cộng đồng, lễ cưới truyền thống của đồng bào M’Nông, phục dựng lại truyền thuyết về thắng cảnh thác Dray Sáp...

Nhìn chung, tỉnh đã tổ chức nhiều các hoạt động nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch, tuy nhiên nguồn kinh phí rất hạn chế, giai đoạn 2011- 2013, kinh phí xúc tiến quảng bá du lịch phân bổ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 300 triệu đồng, giai đoạn 2014-2016 kinh phí xúc tiến, quảng bá du lịch phân bổ cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 700 triệu đồng/năm.

2.3.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du


lịch

Từ năm 2011 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức

các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho cán bộ làm công tác du lịch tại các huyện, thị xã, tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và tại các khu, điểm du lịch. Đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh.

Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện, tuy nhiên chưa thực hiện thường xuyên, thông qua các báo cáo về tình hình quản lý hoạt động du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2011 – 2015. Việc kiểm tra, thanh tra mới chỉ dừng ở mức độ đôn đốc, nhắc nhở. Sau khi kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch Sở đã có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan xử lý chấn chỉnh các nhà đầu tư du lịch yếu năng lực, đầu tư cầm chừng, không thực hiện đúng theo cam kết. Chẳng hạn như ở điểm du lịch sinh thái Thác Lưu Ly thuộc khu du lịch sinh thái lịch sử Nâm Nung, khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long, Điểm du lịch sinh thái Đắk G'Lun, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh tổ chức kiểm tra và nhận thấy tình trạng nhà đầu tư thực hiện dự án chưa xong nhưng đã tổ chức bán vé, diện tích rừng xung quanh bị phá hủy nghiêm trọng, có nhiều hộ dân xâm canh trái phép trong khu, điểm du lịch.

Sở cũng đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, giúp người dân, doanh nghiệp, du khách nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


phương. vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 11

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2011 - 2015

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trên cơ sở Quy hoạch kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của tỉnh, trong những năm gần đây Trung ương đã đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông quan trọng trong đó có quốc lộ 14, 14c, 28 nối Đắk Nông với các tỉnh thành, trung tâm du lịch lớn. Bước đầu, ngành du lịch của tỉnh đã hình thành được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu, điểm du lịch; công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, tạo ra sự liên kết vùng miền, mở ra triển vọng mới cho du lịch địa phương phát triển.

Có thể khẳng định, thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Đắk Nông đã có bước chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được tỉnh rất quan tâm, thực hiện sớm ngay sau khi tái thành lập Tỉnh, ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch với nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện có nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được Tỉnh quan tâm đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí.


Thứ hai, công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch được chú trọng thực hiện. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở có sự sự sắp xếp, thay đổi, việc phân công cán bộ, công chức cơ bản ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, đã tạo điều kiện nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch... cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh.

Thứ năm, công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch giúp cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về tình hình an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, thu hút khách du lịch, tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của khách du lịch. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được triển khai với nhiều hình thức, đã thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch. Công tác tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch có sự chuyển biến tích cực. Đã ký kết nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch được thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch,


khách du lịch, ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Có được những kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch như trên là nhờ:

- Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, từng bước tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Đắk Nông.

- Đắk Nông luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, như: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Du lịch... Đặc biệt kể từ khi Trung ương, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cho xây dựng, nâng cấp tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ

14) chạy qua Đắk Nông đã thúc đẩy kinh tế - xã hội nói chung và Ngành du lịch có bước phát triển.

- Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

- Chính quyền tỉnh đã chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch với các địa phương khác trong và ngoài nước.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn từng bước được sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng


lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được quan tâm thực hiện.

- Công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và cải cách thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, đối với hoạt động du lịch nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu tích cực đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế:

Một là, việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch cụ thể chi tiết các khu, điểm du lịch của tỉnh được xây dựng và sau khi được phê duyệt chưa công bố, cung cấp thông tin kịp thời để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và giám sát quy hoạch. Quy hoạch tổng thể đã có sự điều chỉnh tuy nhiên vẫn có tình trạng chồng chéo, bất cập, thiếu thống nhất với quy hoạch ngành kinh tế khác dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch gặp khó khăn. Các huyện, thị xã, địa phương trong tỉnh có lợi thế tiềm năng về phát triển du lịch chưa tích cực tham mưu quy hoạch chi tiết phát triển khu, điểm du lịch. Việc quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch.

Hai là, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước cho cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù được chính quyền tỉnh thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay. Việc cụ thể hóa và ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động du lịch từng lúc còn chậm, nội dung chưa sát hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa


thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung và hoạt động du lịch nói riêng mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

Ba là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh và cơ sở sắp xếp chưa được khoa học, thiếu tính ổn định, chức năng nhiệm vụ, công tác phối hợp các ban ngành trong tỉnh thiếu rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức thiếu sự thống nhất, không đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý du lịch.

Bốn là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trình độ ngoại ngữ còn yếu. Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch đây là nguồn nhân lực chiếm số lượng lớn và cơ bản chưa được qua đào tạo.

Năm là, công tác tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch còn nhiều bất cập, việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương trong công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự thống nhất, công tác quảng bá, xúc tiến còn gặp khó khăn hình thức quảng bá và kinh phí thực hiện, nội dung quảng bá xúc tiến còn chung chung chưa xác định được sản phẩm mũi nhọn, độc đáo để thu hút khách du lịch. Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong nước và nước ngoài tuy được thực hiện nhưng nhìn chung mới dừng ở khâu ký kết và hoàn thiện các văn bản về hợp tác.

Sáu là, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền tỉnh quan tâm chỉ đạo, nhưng


nhìn chung còn nhiều bất cập, thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả mang lại không cao, công tác hậu kiểm thường chỉ ở mức độ đôn đốc, nhắc nhở, từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn buông lỏng, bỏ ngỏ, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:

Thứ nhất, về nguyên nhân khách quan

- Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn chính trị trong khu vực có ảnh hưởng đến tâm lý du khách.

- Cơ chế chính sách của Trung ương về phát triển du lịch chưa phù hợp với thực tế tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch.

- Tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới được thành lập, có điều kiện kinh tế khó khăn, điểm xuất phát du lịch Đắk Nông là con số không, việc đầu tư hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch phụ thuộc vào nguồn kinh phí trung ương, vốn đầu tư cho du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Tỉnh Đắk Nông có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 40% dân số của tỉnh, trình độ dân trí thấp, số lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn rất ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành, nhất là đang trong xu thế hội nhập, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, tác phong làm việc của người lao động chưa chuyên nghiệp, còn mang tính thời vụ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh du lịch.

- Các doanh nghiệp đầu tư dự án du lịch trên địa bản tỉnh chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp trong tỉnh ít và quy mô nhỏ, năng lực

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí