Tổng Hợp Các Dự Án Đã Và Đang Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Đắk Nông, Giai Đoạn 2011 – 2015


hạ tầng phục vụ du lịch với tổng số vốn đầu tư là 166,314 tỷ đồng, Các dự án đã được phân bổ vốn, tuy nhiên công trình hạ tầng công viên Hồ Thiên Nga bị ngưng trệ do bị thiếu vốn, mới hoàn thành hạng mục đường giao thông giá trị 12,5 tỉ đồng, cần 72,5 tỉ đồng để hoàn thiện công trình. Theo bảng tổng hợp các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ du lịch thì nguồn lực đầu tư chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước.

Bảng 2.3. Tổng hợp các dự án đã và đang đầu tư phát triển du lịch Đắk Nông, giai đoạn 2011 – 2015

S

tt


Dự án

Địa điểm

Quy mô

Sản phẩm điển hình

Tổng số

vốn


Chủ đầu tư


1

Điểm du lịch sinh thái số 1, thác Đắk G’Lung


Huyện Tuy Đức


91,6

ha

Du lịch dã ngoại, khám phá rừng thác, vui

chơi giải trí nghĩ dưỡng


14,2

tỉ đồng


Công ty CP ĐTXD Phúc Lâm Thành


2

Khu Thiền

viện Trúc lâm Đạo Nguyên

Huyện

Đắk Song

30

ha


30 tỷ đồng

Thiền viện

Hương Hải, Đồng Nai


3

Điểm du lịch sinh thái thác

Lưu Ly

Huyện Đắk

Song

85

ha


105 tỷ đồng

Công ty TNHH TM-

DV Lâu Đài


4

Khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp

– Gia Long

Huyện Krông Nô


197,

5 ha

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham

quan thác nước

413,9

tỷ đồng

Công ty CP ĐT-XD Liên Thành


5


Điểm du lịch sinh thái thác Trinh Nữ


Huyện Cư Jút


49

ha


Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng


50 tỷ đồng

Công ty TNHH TM-

DV sản xuất khoáng sản Phú Gia Phát


6

Tu Viện Liễu Quán

Huyện Đắk

G’Long

22

ha


Du lịch tâm linh


Ban Trị sự phất giáo tỉnh

Đắk Nông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 10


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông)


Các dự án đã và đang đầu tư phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2011

– 2015 có tổng số vốn đầu tư là 613,1 tỷ đồng, các dự án này đã hoàn tất thủ tục đầu tư, đang triển khai hoàn thiện và có dự án đang bán vé tham quan du lịch.

2.3.2. Công tác ban hành văn bản, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động du lịch

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Ngành du lịch Việt Nam nói chung và phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch các địa phương nói riêng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, như Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005; Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, … Những nội dung quy định trong Luật Du lịch về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ''Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030''. Vùng Tây Nguyên bao gồm Kon Tum,


Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên. Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ''Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030'' đã chỉ rõ du lịch Đắk Nông có đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, du lịch sinh thái rừng, trong đó chú trọng điểm du lịch Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông gồm các sản phẩm du lịch tham quan, sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị, hội thảo.

Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 23/10/2006 về phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, đồng thời đã chỉ đạo Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban Cán sự Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng văn bản để cụ thể hóa triển khai thực hiện trong toàn tỉnh, cụ thể: Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 31/5/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 về Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2007-2010; Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 16/10/2012, về Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2015; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 17/8/2012, về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 16/4/2015 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Đắk


Nông; Kế hoạch số 424/KH-UBND ngày 03/10/2014, về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ban hành các chính sách kêu gọi đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư như: Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 7/12/2009 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010-2015 và Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 về việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.

Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch được ban hành đầy đủ kịp thời. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp các ngành và địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về du lịch cho cán bộ, công chức, cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch, đã thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.Tuy nhiên công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về du lịch còn chưa thường xuyên, cộng đồng dân cư vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa nhận thức hết vị trí, vai trò quan trọng của phát triển du lịch mang lại, việc chấp hành các quy định về an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên môi trường, an toàn thực phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của khách du lịch.

2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương Ở cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, được tách, nhập từ Sở Văn hóa,

Thông tin, Sở Thể dục Thể thao, sở Thương mại và Du lịch và Ủy ban dân số và gia đình vào năm 2008.

Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND, ngày 22/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông


quyết định ban hành Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm 10 phòng tham mưu tổng hợp và quản lý nghiệp vụ (Văn phòng, Thanh Tra, Phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Tổ chức - Pháp chế, phòng Quản lý văn hóa, phòng Quản lý thể dục thể thao, phòng Quản lý du lịch, phòng Quản lý di sản văn hóa, phòng Thể thao thành tích cao) và 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Hội nghị tỉnh, Nhà in) trong đó trực tiếp thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý phát triển du lịch có phòng Quản lý du lịch. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế cơ cấu của Sở chỉ mới có 8 phòng tham mưu tổng hợp, quản lý nghiệp và 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc vụ chưa có phòng Quản lý di sản văn hóa và phòng Thể thao thành tích cao.

Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác QLNN về du lịch: Về số lượng, cơ cấu cán bộ công chức tại Sở VH,TT&DL phụ trách lĩnh vực du lịch tổng số có 11 người, trong đó 01 Phó Giám đốc Sở phụ trách du lịch, Phòng Quản lý du lịch có 01 Trưởng phòng, 01 phó phòng, 04 chuyên viên, bộ phận thông tin xúc tiến du lịch có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 02 chuyên viên. Về trình độ chuyên môn có 10 người trình độ đại học, 01 cao đẳng, (trong đó 05 người học chuyên ngành du lịch và 06 người chuyên ngành khác. Trong thời gian gần đây, Sở đã cử cán bộ, công chức tham gia các lớp quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch, tham gia các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, về số lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở chưa được đầy đủ, chất lượng chưa cao.

* Ở cấp huyện, thị xã: Công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã. Phòng Văn hóa – Thông tin chịu sự


quản lý chuyên ngành của Sở VH,TT&DL và Sở Thông tin và Truyền thông. Số lượng, cơ cấu cán bộ công chức của Phòng Văn hóa – Thông tin được kiện toàn ngày càng đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ, Phòng Văn hóa – Thông tin cử 01 cán bộ phụ trách công tác du lịch trên địa bàn.

Nhìn chung, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh có sự sắp xếp, thay đổi, việc phân công cán bộ, công chức ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Cán bộ, công chức cần đảm bảo số lượng đầy đủ chất lượng cao về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh.

2.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

Đắk Nông là tỉnh mới được tái thành lập, có nhiều lợi thế hơn các tỉnh khác về tài nguyên du lịch nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một nguyên nhân quan trọng là nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay vừa thiếu, vừa yếu. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch còn vừa yếu về năng lực chuyên môn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm.

Theo Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND ngày 03/8/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Dự báo về nhu cầu lao động trong ngành du lịch của tỉnh năm 2010 là 1.140 người, năm 2020 là 10.460 người. Tuy nhiên số lượng lao động trong ngành du lịch hiện nay không đạt theo Nghị quyết đề ra. Số lượng và chất lượng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Về số lượng lao động làm


kinh doanh du lịch như dịch vụ lưu trú, lữ hành, ăn uống, làm việc tại các điểm du lịch theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông năm 2015, số lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh đạt 870 lao động. Phần lớn doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch lao động thường kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc. Ở các cơ sở kinh doanh lưu trú đa số chỉ có từ 1 – 2 lao động, kiêm nhiệm nhiều công việc lễ tân, dọn phòng, bảo vệ.

Tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua luôn quan tâm, tập trung cho công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh, tuy nhiên nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Nông đang thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và còn có khoảng cách khá xa so với nguồn nhân lực của khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác trong cả nước. Số lao động phổ thông chiếm phần lớn (chiếm tới 86% trong tổng số lao động ngành du lịch) chủ yếu ở các bộ phận phục vụ trực tiếp như nhân viên phục vụ bàn, buồng, nhân viên tạp vụ, bảo vệ. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn rất thấp do phần lớn các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Đắk Nông đặc biệt là các cơ sở kinh doanh lưu trú từ 2 sao trở xuống đều là hộ gia đình tự kinh doanh, tự quản lý, nên lao động chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch, ngoại trừ đội ngũ lao động ở một số khách sạn đã được thẩm định 2, 3 sao như Lodge Resort, Sunrise, Sen Hồng, Palace. Số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch có trình độ về ngoại ngữ rất ít, chỉ chiếm 5% trong tổng số lao động ngành du lịch, do đó chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Là một tỉnh mới thành lập, trên địa bàn chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh công tác đào tạo tại chỗ của các đơn vị kinh doanh du lịch, trong giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh đã phối hợp với các đơn


vị liên quan tổ chức 04 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho cán bộ làm công tác du lịch tại các huyện, thị xã và lễ tân tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về du lịch đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ quản lý các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch tại cơ sở.

2.3.5. Tổ chức quản lý và xúc tiến du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã có sự phối hợp các ngành và địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động du lịch tại các khu, điểm và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Các cơ sở kinh danh du lịch báo cáo định kỳ và đột xuất cho Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch về tình hình hoạt động, tình hình an ninh trật tự, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào ứng xử văn minh, thu hút khách du lịch, tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu của khách du lịch. Việc tổ chức quản lý đã được triển khai, tuy nhiên công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, điều hành phát triển du lịch còn những hạn chế do chưa xây dựng được các quy chế phối hợp thực hiện, chẳng hạn việc giao đất, cho thuê đất, cho thuê rừng đối với các khu, điểm du lịch cho các nhà đầu tư chưa được nhanh gọn đã làm ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư.

Tỉnh đã có chủ trương tiến hành thu hút các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, nước tại các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu từ nhà nước.

Công tác tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được triển khai

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí