giao thông liên tỉnh, liên vùng và cửa khẩu, phục vụ cho nhu cầu liên kết phát triển tour, tuyến, điểm giữa thị xã Gia Nghĩa với các địa phương trong khu vực và tỉnh Mondulkiri - Campuchia. Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nội tỉnh, nội thị vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh, vừa tạo điều kiện khai thác, phát triển du lịch.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội: Tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa hoàn thiện các tuyến đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và du khách tiếp cận vùng quy hoạch du lịch của tỉnh; hình thành tuyến du lịch nội vùng và liên tỉnh.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: tập trung vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và địa phương theo hướng ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm du lịch trọng điểm, các trung tâm du lịch, các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh như: Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung, Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Nâm Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng; sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp - Gia Long và điểm du lịch sinh thái thác Trinh Nữ, hệ thống hang động vùng Krông Nô.
Về đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ du lịch: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các khu, điểm du lịch; các dịch vụ lưu trú, ẩm thực; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách du lịch. Trong đó, tập trung hoàn thiện, nâng cấp các dự án đã có nhà đầu tư. Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ kinh doanh lữ hành du lịch, vận chuyển khách du lịch tại tỉnh đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế.
Cần duy trì thường xuyên công tác rà soát, kiểm tra và có biện pháp xử lý các dự án đầu tư du lịch đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai hoặc
triển khai chậm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh, khai thác tối đa nét đặc trưng của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để hình thành những sản phẩm độc đáo, mang tính hấp dẫn cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Tra, Thanh Tra Và Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Du
- Phương Hướng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Tại Tỉnh Đắk Nông
- Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Đắk Nông
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh, tham quan các di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, di chỉ khảo cổ,... Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp công nghệ cao, tham quan vườn nông sản chất lượng cao như sản phẩm tiêu ở huyện Đắk Song, cà phê, sầu riêng ở huyện Đắk Min, sản phẩm khoai lang, mắc ca ở huyện Tuy Đức và các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao mà Đắk Nông có thế mạnh phát triển.
Phát triển sản phẩm du lịch kết hợp với tham quan các công trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, quốc gia: Khu công nghiệp Tâm Thắng, thuỷ điện Đồng Nai 3, thuỷ điện Đắk R’Tíh, khu công nghiệp Alumin Nhân Cơ,... Đặc biệt là sự kết hợp giữa phát triển công nghiệp bô xít và du lịch, bởi vì khi nhắc đến Đắk Nông du khách nghĩ ngay tới ngành công nghiệp khai thác bô xít, du khách thường rất tò mò, quan tâm đến sự ảnh hưởng tác động của hoạt động khai thác đến văn hóa, môi trường. Chính vì vậy, nếu có chiến lược phát triển, làm tốt công tác bảo vệ môi trường, xây dựng tổ hợp khách sạn, nhà hàng, sản phẩm lưu niệm được sản xuất từ nhôm để bán, phục vụ du khách thì đó cũng là sản phẩm đặc trưng, đặc thù thu hút du khách để du lịch Đắk Nông phát triển.
Từng bước xây dựng hệ thống hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á
ở khu vực Krông Nô trở thành công viên địa chất quốc gia, hướng tới danh hiệu công viên địa chất toàn cầu và mở cửa đón du khách tham quan.
Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc thù của địa phương như du lịch gắn với các sự kiện thể thao (các giải thể thao mạo hiểm vượt thác chinh phục thiên nhiên, giải bóng chuyền quốc tế, quốc gia); du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Trung tâm Hội nghị của tỉnh nằm ở vị trí trung tâm Thị xã Gia Nghĩa là địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo tầm cỡ khu vực, quốc gia);
Xây dựng các chương trình khai thác nghệ thuật văn hoá cồng chiêng, lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc bản địa, các làng nghề truyền thống, phát triển các mặt hàng lưu niệm, văn hoá ẩm thực,... đáp ứng nhu cầu mua sắm và thu hút du khách.
3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh cần được tổ chức ổn định và thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thị xã cho đến xã phường, thị trấn đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong hoạt động du lịch như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch, …
Thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động du lịch cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm tham mưu cho UBND tỉnh thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch và phòng Quản lý di sản trực thuộc Sở. Thành lập Ban quản
lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư du lịch. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Sở, ngành khác trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cũng như trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn. Quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên – Môi trường, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban Nhân dân huyện, thị xã trong quy hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; Quy chế phối hợp với Công an tỉnh trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho hoạt động du lịch; ...
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện nay cần phải đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu của từng đối tượng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch:
Đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới theo hướng chuẩn hóa trình độ từ cử nhân chuyên ngành trở lên, có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng có thể đảm đương các công việc như: xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, quản lý khách sạn, quản lý lữ hành, quản lý các khu, điểm du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch, thanh tra du lịch.
Đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp và nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hỗ trợ đảm
bảo các điều kiện kinh doanh.
Đây là nguồn nhân lực chiếm số lượng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch, theo như khảo sát thực tế ở tỉnh thì chất lượng nguồn nhân lực quản lý doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ còn thấp. Trước hết, cần tận dụng các nguồn kinh phí ngân sách Trung ương và địa phương, nguồn xã hội hóa tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và quản lý cho nguồn nhân lực du lịch. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các trường mở chi nhánh, có ngành nghề du lịch tại địa phương. Trước mắt ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực tại các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, trong đó chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp về kỹ năng giao tiếp, ứng xử phục vụ du khách.
3.2.6. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến về du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch của tỉnh
Triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá, các kênh quảng bá đến các thị trường du lịch trong và ngoài nước, trước mắt là các thị trường du lịch trọng điểm của tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, duyên hải Miền Trung, các tỉnh Nam Bộ bằng các hình thức: Internet, panô áp phích, xuất bản ấn phẩm, báo chí, phát thanh truyền hình, đĩa DVD, các hội nghị chuyên đề du lịch để kêu gọi, thu hút đầu tư, tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông. Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch với các sự kiện kinh tế, chính trị lớn của tỉnh. Từng bước xây dựng hệ thống các trung tâm, văn phòng đại diện hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch tỉnh ở những đầu mối giao thông quan trọng ở các trọng điểm du lịch.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch, xây dựng phong cách ứng xử văn hoá, văn minh, lịch sự,
thân thiện với du khách.
Triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác phát triển du lịch với địa phương và tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, kinh tế quảng bá tiềm năng, thế mạnh văn hóa du lịch, kinh tế địa phương. Tích cực tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch tại địa phương và các tỉnh trong khu vực, trong đó ưu tiên tham gia các sự kiện du lịch tại các tỉnh đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch.
Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch. Hoàn thiện bộ hồ sơ thông tin một số dự án du lịch trọng điểm để kêu gọi đầu tư.
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng. Vì vậy, phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Đắk Nông nói riêng. Đắk Nông cần tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, hợp tác phát triển với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung; Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Thúc đẩy hợp tác với các trung tâm du lịch của vùng, nước bạn Campuchia để thu hút khách quốc tế, liên kết xây dựng tour và sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Khảo sát, xây dựng các tuyến du lịch như: “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch Đắk Nông với du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực duyên hải Miền Trung.
Thực hiện chương trình liên kết phát triển khu vực với các tỉnh Tây Nguyên - Miền Trung; liên kết với các địa phương lân cận để hình thành tour du lịch thuộc khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; Chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận. Liên kết trao đổi kinh nghiệm, công nghệ quản lý hoạt động du lịch nâng cao tính cạnh tranh.
Tăng cường chủ động hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là các nước trong khu vực AFTA nhằm tranh thủ các nguồn lực tài chính, nguồn khách, kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch.
3.2.7. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Cần tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch như di tích lịch sử, tài nguyên rừng, danh lam thắng cảnh,... đặc biệt tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong công tác bảo vệ môi trường chung của tỉnh với môi trường du lịch. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, chấp hành Luật Du lịch, Luật bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư và du khách. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao ứng dụng công nghệ để bảo vệ môi trường xung quanh cũng như môi trường du lịch. Đảm bảo tính cân đối giữa phát triển kinh tế du lịch, các ngành kinh tế khác với bảo vệ môi trường. Chú ý đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình kinh tế và CSVC-KT hài hoà với cảnh quan, môi trường du lịch và bản sắc văn hoá để nâng cao giá trị của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch cũng như nét đặc trưng về kiến trúc, văn hoá truyền thống của địa phương và tài nguyên du lịch.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm, hủy hoại nguồn tài nguyên tự nhiên và các hành vi xâm hại môi trường khác. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý và phối kết hợp giữa các cấp ngành.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương
Đề nghị Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ đặc thù, ưu đãi hơn cho tỉnh Đắk Nông – một tỉnh nghèo, mới thành lập nhằm thúc đẩy kinh tế – xã hội nói chung và ngành du lịch của tỉnh nói riêng.
Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho tỉnh về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh và các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các công trình trọng điểm đã được phê duyệt nhưng thiếu vốn triển khai. Chính phủ xem xét tăng vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương và ưu đãi đặc thù đối với vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thu hút đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như đường giao thông, hệ thống điện ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.
Luật Du lịch (2005), sau hơn 10 năm thực hiện bên cạnh những kết quả đạt được đã bộc lộ một số bất cập như nhiều quy định liên quan đến chính sách về ưu đãi, đầu tư, điều kiện kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, quyền và nghĩa vụ của khách du lịch,... không còn phù hợp với thực tiễn, cần phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, thời gian tới đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua Luật du lịch sửa đổi.
3.3.2. Đối với địa phương
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020); Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 20/10/2006 của Tỉnh uỷ (khoá IX) về phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010