Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Đắk Nông


- Định hướng thị trường khách du lịch

Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Phát triển thị trường du lịch nội vùng (các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên) và các vùng lân cận ( Khu vực Tây Nguyên kết nối với vùng Duyên hải miền Trung, Khu vực miền Bắc, Đông Nam Bộ và miền Tây), phân khúc khách hàng theo chuỗi sản phẩm du lịch hướng đến các thành phố và các trung tâm du lịch lớn; chú trọng khách du lịch với mục đích nghiên cứu văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái nghĩ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần và du lịch gia đình. Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi chinh phục đỉnh cao, …)

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Thu hút khách từ thị trường Trung Quốc, ASEAN; từng bước mở rộng đến thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, …), thị trường Châu Âu, Châu Mỹ.

- Định hướng đầu tư

Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, hệ thống điện đến các khu, điểm du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông; giữ gìn và bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường; xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù mang tính cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu cho du lịch Đắk Nông.

Khu vực ưu tiên đầu tư là các Trung tâm du lịch dịch vụ, các khu, điểm du lịch trọng điểm để tạo động lực phát triển theo tổ chức không gian du lịch gồm: Thị xã Gia Nghĩa (Điểm du lịch sinh thái thác Liêng Nung), Thị Trấn EaT'Linh (điểm du lịch sinh thái thác Trinh nữ), huyện KrôngNô (Khu du lịch sinh thái cụm thác Đray Sáp - Gia Long, hệ thống hang động núi lửa), huyện Đắk Song (Điểm du lịch sinh thái Thác Lưu Ly và Thiền viện trúc lâm Đạo Nguyên thuộc Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung), huyện Đắk


G'Long (Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng), huyện Tuy Đức (Điểm du lịch sinh thái số 1 thác Đắk G'Lun).

- Định hướng về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Tổng cục Du lịch, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và các ngành có liên quan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo các hướng dẫn cụ thể về thể lệ, tiêu chuẩn... đối với từng đối tượng quản lý, đối với từng loại hình hoạt động. Các văn bản soạn thảo sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được phổ biến rộng rãi tới các ban, ngành và các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiến hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành trên cơ sở các văn bản cụ thể đó.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 13

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Đắk Nông

Thứ nhất, hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch gắn với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển KT-XH của tỉnh. Xác định du lịch là mủi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Việc đổi mới trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng của ngành du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành "công nghiệp


không khói", nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

Thứ hai, hoàn thiện QLNN đối với HĐDL phải đặt trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, X, XI đã đề ra.

Thứ ba, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN về du lịch của tỉnh Đắk Nông cần hướng vào việc hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt là những quy định của các tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đắk Nông cần vận dụng tốt cơ chế, chính sách của Trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với HĐDL, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong QLNN đối với HĐDL phù hợp với tình hình hiện nay.

Thứ tư, cần đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch của tỉnh. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện QLNN về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy QLNN về du lịch ở Đắk Nông cần được tổ chức, sắp xếp hợp lý trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích, quy chế, quy định phối hợp thực hiện.

3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới, cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch


Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, nhất là những nơi có tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục phát trên các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, huyện, thị xã; đăng tải nội dung trên báo Trung ương, báo Đắk Nông, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử các huyện, thị xã …; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề về du lịch. Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và súc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho khách du lịch tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.

Cần tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tư phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp, hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch, tỉnh cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực để hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ như đồng bào M'Nông có


nghề dệt thổ cẩm, tại các bon làng của đồng bào M’nông, nhiều phụ nữ có tay nghề dệt thổ cẩm lâu năm đã ý thức được sự cần thiết phải bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, nên đứng ra phối hợp với chi hội phụ nữ tổ chức các lớp truyền nghề dệt thổ cẩm cho các chị em trong bon, nhằm bảo tồn ngành nghề truyền thống của ông cha để lại. Cần gắn lợi ích từ phát triển du lịch mang lại cho người dân địa phương về giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và cộng đồng dân cư nơi có dự án du lịch để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch phát triển du lịch

Quy hoạch là một trong những công cụ quản lý quan trọng, giúp các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển du lịch trong giai đoạn quy hoạch, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Việc thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cần phải được xây dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách, quy định của Nhà nước và tình hình cụ thể của tỉnh nhằm hướng tới việc huy động các nguồn lực, không phân biệt thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; đảm bảo sự phối hợp, thống nhất, có hiệu quả trong việc quản lý, điều hành đối với các hoạt động du lịch.

Việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch cụ thể chi tiết các khu, điểm du lịch của tỉnh đã được xây dựng và sau khi được phê duyệt cần phải nhanh chóng công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh cần dài hơi hơn, tầm nhìn xa hơn.

Hiện nay, cần tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch


của tỉnh trên cơ sở phù hợp, đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên. Các quy hoạch chuyên ngành trong tỉnh có liên quan như giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, phát triển rừng, phát triển thủy điện, xoá đói giảm nghèo phải gắn với quy hoạch phát triển du lịch trong một thể thống nhất để đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững, không phá vỡ quy hoạch du lịch.

Triển khai công tác quy hoạch phát triển du lịch ở các huyện, thị trong tỉnh. Ưu tiên tập trung quy hoạch các trung tâm du lịch, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm, có tiềm năng nổi bật về du lịch thiên nhiên và nhân văn để thu hút đầu tư du lịch và đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch đã được phê duyệt. Quản lý và thực hiện có hiệu quả việc đầu tư theo quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch tập trung vào hai nội dung là quy hoạch về không gian du lịch và định hướng sản phẩm du lịch.

Quy hoạch về không gian du lịch: Không gian du lịch của tỉnh lấy đô thị Gia Nghĩa làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là Trung tâm du lịch chính, là động lực đầu tàu phát triển du lịch của cả tỉnh. Trung tâm du lịch Gia Nghĩa là điểm dừng quan trọng trên hành lang du lịch Tây Nguyên và là điểm đầu mối của các hoạt động du lịch nội tỉnh, là nơi điều hành mọi hoạt động du lịch của toàn tỉnh.

Các cụm không gian du lịch trọng điểm của tỉnh bao gồm Đô thị Gia Nghĩa và phụ cận, thị trấn Đăk Mil và phụ cận, thị trấn Ea T'Ling và phụ cận, cụm du lịch sinh thái Nâm Nung, Cụm du lịch Tuy Đức và vùng phụ cận, cụm du lịch Tà Đùng.


Các khu, điểm du lịch đột phá chính là khu du lịch sinh thái văn hoá cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ (thành khu du lịch quốc gia), Khu du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử Nâm Nung, Công viên vui chơi giải trí văn hóa Liêng Nung; Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, Khu du lịch sinh thái Đắk G’Lun, di tích lịch sử N’Trang Lơng kết hợp với du lịch cửa khẩu quốc tế Bu Prâng. Trong đó sản phẩm du lịch chính: Hội nghị, hội thảo, tham quan nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và tìm hiểu bản sắc văn hoá, lịch sử địa phương.

Các trục không gian thuận lợi phát triển du lịch là hành lang nối các trọng tâm du lịch, dựa theo các trục đường quốc lộ: 14; 14C và 28 trong đó trục không gian từ Buôn Ma Thuột qua Đăk Mil, Gia Nghĩa và xuống Bình Phước là trục không gian phát triển chủ đạo. Trục không gian du lịch từ đô thị Gia Nghĩa theo Quốc lộ 28 tới Di Linh, Lâm Đồng và trục không gian du lịch theo quốc lộ 14C qua cửa khẩu Bu Prâng nối Vương quốc Cam Bu Chia cũng có vị trí rất quan trọng.

Quy hoạch tạo lập sự liên kết bền vững về không gian: Đắk Nông – Đà Lạt - Ninh Thuận, Đắk Nông – Đắk Lắk – Nha Trang, Đắk Nông – Đắk Lắk – Gia Lai – Kon Tum, Đắk Nông – Thành Phố Hồ Chí Minh – Bình Thuận, Đắk Nông – Bình Phước – Mộc Bài – Campuchia; Đắk Nông – Mondulkiri – Siem Reap, … Hình thành các tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và trở về chiến trường xưa” gắn du lịch Đắk Nông với du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ và khu vực duyên hải Miền Trung.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch: Từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong rừng tự nhiên, các thác nước, ven hồ, trên đảo (Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung, Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, khu du lịch sinh


thái cụm thác Đray Sáp – Gia Long); Du lịch văn hóa, nghiên cứu khoa học, địa chất - thủy văn, khám phá, mạo hiểm, tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch tín ngưỡng, lễ hội (Di sản văn hóa công chiêng Tây nguyên, Lễ hội, làng nghề đồng bào dân tộc thiểu số, hệ thống hang động núi lửa KRông Nô, di tích Ngục Đắk Min, ...); Du lịch MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm); Du lịch kết hợp thương mại Khu kinh tế cửa khẩu, tham quan các công trình kinh tế (Khai thác bô xít – Nhân cơ).

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình và bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Khuyến khích khai thác loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát huy bản sắc dân tộc bản địa. Quy hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu, định hướng hệ thống bán hàng lưu niệm theo các tour du lịch.

3.2.3. Thu hút đầu tư phát triển du lịch

Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá đầu tư du lịch. Phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh.

Mở rộng đầu tư theo hướng xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, góp vốn, tài sản, đất đai, tham gia các hoạt động kinh doanh phát triển du lịch,…Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức như: BT, BOT, BTO,…

Phối hợp các nguồn vốn khác, đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh và khu vực, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư và thu hút khách du lịch. Tích cực khai thác hệ thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023