Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 6


Đồng Hới hiện là một trong 18 đô thị xuất sắc trong phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp do Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn. Trên địa bàn thành phố có 16 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng bao gồm 9 di tích cấp Quốc gia và 7 di tích cấp thành phố. Đồng Hới có chiều dài bờ biển 15,7km với bãi cát trắng, mịn và phẳng, được Tổ chức lập kỷ lục Việt Nam xác lập là 1 trong 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam.

2.1.2 Tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới

2.1.2.1. Tiềm năng du lịch biển

Được thiên nhiên ưu đãi cho bờ biển dài và đẹp với 15,7km chiều dài, độ nghiêng vừa phải, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng tắp với màu cát trắng tinh khôi kéo dài từ xã Quang Phú đến hết địa phận xã Bảo Ninh, biển Đồng Hới hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh...

Bãi biển Nhật Lệ không gian thoáng đãng, nước trong xanh biếc, cát óng ánh như dát bạc, môi trường du lịch trong lành, đó là cảm giác của du khách đến với bãi biển Nhật Lệ.

Biển Quang Phú kéo dài với những rặng phi lao xanh ngắt, không khí trong lành, yên tĩnh mang vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết. Đến đây du khách được hòa mình vào thiên nhiên khoáng đãng, thả hồn theo âm thanh vi vút của những rặng phi lao và tiếng rì rào của biển cả.

Biển Bảo Ninh với những rặng dừa xanh trĩu quả, lẫn trong lớp nhà cửa san sát. Trên bến nước, thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Giữa vùng biển bao la, bốn bề sông nước mênh mông, dải cát Bảo Ninh nổi lên như một bức tường thành lô nhô, lớp lớp nối nhau, vươn mình thẳng đứng rồi sải cánh theo chiều dài sông Nhật Lệ tô điểm cho cảnh quan Đồng Hới thêm duyên dáng, hữu tình. Biển bảo Ninh vẫn còn hoang sơ, luôn chờ đón du khách đến khám phá. Theo kết quả điều tra của một công ty tư vấn ở Pháp, để tìm bãi biển

Việt Nam tốt nhất cho việc kinh doanh thì bãi biển Nhật Lệ được xếp cao hơn


cả bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) và Cửa Lò (Nghệ An). Trong năm 2015 biển Nhật Lệ đã được công nhận vào top 10 thắng cảnh du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập; các bãi biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình công nhận là điểm du lịch địa phương.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Các di tích lịch sử - văn hóa:

Hiện nay, thành phố có 9 di tích được Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch công nhận và 7 di tích cấp thành phố, điển hình như: Quảng Bình quan, thành Đồng Hới, bến đò và tượng đài mẹ Suốt, khu Giao tế Quảng Bình, Lũy Đào Duy Từ, trận địa pháo dân quân Đức Ninh, nhà lao Đồng Hới, chiến khu Thuận Đức, Lăng Cá Ông - Miếu Âm hồn - Miếu Ông Nghị… có thể nói đây là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.

- Các lễ hội dân gian: Ở vào vị trí trung độ của bán đảo Đông Dương- một vị trí địa lý khá đặc thù nên Đồng Hới đã là nơi gặp gỡ, tiếp nhận và giao hòa nhiều hệ văn hóa khác nhau, là nơi hội tụ dấu tích của các nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh, Đại Việt và Chămpa, Trung Hoa và Ấn Độ, kể cả văn hóa phương Tây… Đồng Hới là khu vực chuyển tiếp giữa nền văn hóa Bắc – Nam, nơi giao hội giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của 2 miền với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được khôi phục và tổ chức hằng năm như: lễ hội bơi trãi, cầu ngư, cướp cù, bài chòi, múa bông chèo cạn, cờ thẻ, cờ người... Bên cạnh các lễ hội dân gian, hiện nay thành phố tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Đồng Hới hằng năm với nhiều hoạt động như: lễ hội ẩm thực, các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí... đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách đến tham quan du lịch tại thành phố Đồng Hới.

- Làng nghề truyền thống: Bên cạnh những di tích, lễ hội; Đồng Hới có


những làng nghề nổi tiếng, hình thành và phát triển gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong lịch sử như các làng nghề chế biến hải sản: Bảo Ninh, Quang Phú; sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phú Hải, làng hoa Đồng Phú… Đối với du lịch, những làng nghề là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị cao, có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch.

- Làng du lịch Bảo Ninh: Với một vị trí có một không hai, phía Đông là biển, phía Tây là sông Nhật Lệ, phía Bắc là cửa biển Nhật Lệ, làng chài Bảo Ninh là địa điểm lý tưởng cho phát triển du lịch. Kể từ khi cầu Nhật Lệ và cầu Nhật Lệ 2 thông xe, khu nghỉ mát sang trọng Sun Spa Resort Mỹ Cảnh 5 sao đi vào hoạt động, làng du lịch Bảo Ninh càng có nhiều thuận lợi phát triển. Hiện nay, có nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí… đang được đầu tư xây dựng, hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Đến với Bảo Ninh du khách còn có thể viếng thăm nhiều di tích lịch sử văn hoá như Luỹ Trường Sa, quê hương Mẹ Suốt anh hùng và lễ hội dân gian truyền thống.

2.1.2.3. Đặc điểm du lịch Đồng Hới

Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa nên du lịch Đồng Hới có những đặc trưng riêng so với các địa phương khác.

Thứ nhất; Đồng Hới có nguồn tài nguyên du lịch: hệ thống các bãi biển đẹp và còn hoang sơ như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh và các Lễ hội truyền thống nên du lịch Đồng Hới chủ yếu phát triển loại hình du lịch biển, nghĩ dưỡng và Lễ hội.

Thứ hai; Các nguồn tài nguyên du lịch và hệ thống các di tích văn hóa lịch sử đó nằm rải rác khắp thành phố, nên đầu tư để phát triển du lịch không chỉ là đầu tư mỗi một điểm mà phải đầu tư cả tuyến thì mới có hiệu quả, trong


khi nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn chế, việc đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên đó để phát triển du lịch còn thiếu chiều sâu, chưa đồng bộ nên chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh về du lịch của thành phố.

Thứ ba; Đồng Hới là một thành phố trẻ, một bộ phận dân cư chưa am hiểu về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, họ cho rằng phát triển du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, lối sống của người dân địa phương. Vì vậy, họ không có sự hợp tác, không hào hứng khi có các dự án đầu tư phát triển du lịch.

Thứ tư; Du lịch là một ngành tương đối khá mới mẻ so với các ngành kinh tế khác ở vì vậy Đồng Hới chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, do đó chất lượng phục vụ ngành du lịch chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp.

Thứ năm; Sự cố môi trường biển năm 2016 tại các tỉnh miền Trung trong đó có thành phố Đồng Hới đến nay vẫn gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch biển - thế mạnh du lịch của Đồng Hới.

Từ các đặc điểm về du lịch thành phố Đồng Hới như đã phân tích ở trên, quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cũng có những đặc điểm riêng biệt, đó là:

Một là; Phải điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về tiềm năng du lịch để có quy hoạch phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch; ưu tiên quy hoạch phát triển các vùng có tài nguyên đặc biệt nổi bật về du lịch trước và có các chính sách phát triển du lịch, phù hợp, sát với tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng điểm du lịch, tuyến du lịch.

Hai là; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là người dân ở các địa phương có các điểm du lịch, tuyến du lịch về vai


trò, vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục du lịch của thành phố.

Ba là; Có chính sách tạo việc làm; khuyến khích nhân dân ở các vùng có điểm du lịch, có nguồn tài nguyên du lịch tham gia mở các hoạt động, dịch vụ du lịch nhằm nâng cao đời sống của nhân dân ở các vùng này.

Bốn là; Cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương, nhất là nâng cao năng lực trong xử lý các sự cố ảnh hưởng đến du lịch.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Thành phố Đồng Hới là một thành phố trẻ, hoạt động du lịch sau nhiều cố gắng, bắt đầu có những dấu ấn đáng ghi nhận thì gặp phải sự cố môi trường biển do Fomosa gây ra năm 2016. Tuy nhiên, bức tranh du lịch ảm đảm năm 2016 đã dần được tô điểm những gam màu sáng với những nỗ lực của toàn thành phố trong năm 2017.

Các điểm du lịch trên địa bàn thành phố được chú trọng nâng cấp và xây mới, như đầu từ xây dựng khu du lịch Khe Chuối - Quang Phú; mở rộng và nâng cấp hạ tầng các bãi tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú. Từng bước hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí trên các trục đường chính và các điểm nhấn ở trung tâm thành phố. Đã đầu tư lắp đặt hệ thống cổng điện led tuyên truyền, trang trí tại các tuyến đường lớn, nhất là các tuyến đường dẫn vào trung tâm thành phố. Hiện nay thành phố đang thực hiện một số nội dung để triển khai thực hiện các dự án: xây dựng hệ thống lan can Công viên Nhật Lệ, cải tạo và nâng cấp công viên Đồng Sơn, cổng chào Thành phố...


Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của quốc gia và thế giới được tổ chức tại địa bàn thành phố là cơ hội để Đồng Hới giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người và tiềm năng du lịch của quê hương, tiêu biểu như Tour I giải Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2017 được tổ chức tại bãi biển Nhật Lệ, phần thi trang phục dân tộc và các hoạt động bên lề của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017, giải đua xe ô tô địa hình RFC Việt Nam….; cùng với việc hãng hàng không Jetstar mở thêm đường bay Hải Phòng- Đồng Hới và Đồng Hới- Chiang Mai (Thái Lan) đã tạo nhiều thuận lợi cho du lịch của thành phố.

Cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cho ngành du lịch ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang và đồng bộ. Đặc biệt hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trung tâm thương mại phát triển mạnh. Hiện nay thành phố có 186 cơ sở lưu trú với 4.027 phòng nghỉ và 7.662 giường. Tăng 15 cơ sở, 479 phòng, 969 giường so với năm 2015. Nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng mới xây dựng có quy mô hiện đại, các dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: Khách sạn Vĩnh Hoàng, Khách sạn Riverside... Nhiều dự án Trung tâm thương mại, vui chơi, giải trí đang dần hoàn thiện để phục vụ du khách như: Dự án Trung tâm thương mại - nhà phố shophouse, Trung tâm thương mại Khu 525...

Các sản phẩm, dịch vụ du lịch để lại nhiều ấn tượng với du khách như Tuần Văn hóa – du lịch với chuỗi các hoạt động: Lễ hội Bài chòi, Liên hoan các CLB, đội, nhóm nhảy, Lễ hội diễu hành đường phố, Đua thuyền, Múa bông chèo cạn, Hội ẩm thực,…; các loại hình thể thao vui chơi, giải trí trên biển, trên sông như: mô tô nước, thuyền buồm; thiên nga đạp nước, dù bay; hệ thống siêu thị, khu vui chơi cho trẻ em được mở rộng: Siêu thị Tuấn Việt, Siêu thị Coopmax… thu hút du khách dừng chân lâu hơn tại thành phố hoa hồng.


Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách tại các điểm du lịch ngày càng được chú trọng. Duy trì, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, khoanh vùng, cắm mốc khu vực tắm biển an toàn và khu vực không an toàn; tuyên truyền hướng dẫn du khách và nhân dân thực hiện nghiêm túc các nội quy tắm biển và tắm tại các khu vực an toàn. Bố trí các lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực thường xuyên trên các bãi tắm biển, tăng cường lực lượng trong mùa du lịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh về đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, văn minh trong kinh doanh...; Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho Ban quản lý các bãi tắm biển, đầu tư các tiện ích công cộng như thùng rác, bãi đỗ xe, ghế đá... tại các khu vực công cộng để phục vụ du khách. Đặc biệt HTX dịch vụ Du lịch và Thương mại Đồng Thành và Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Cát Vàng đã đầu tư và đưa vào khai thác 26 xe điện góp phần làm đa dạng loại hình vận tải phục vụ nhu cầu của du khách tham quan các điểm du lịch trong lòng thành phố. Các dịch vụ Bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính và các dịch vụ tư vấn khác trên địa bàn tiếp tục phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Từ năm 2010-2015, lượng khách tăng bình quân hàng năm 16,7%. Năm 2017, lượng khách du lịch đến Đồng Hới ước đạt gần 1,1 triệu lượt tăng gần 30% so với năm 2016. Doanh thu từ khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch đạt 775 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2016.


Bảng 2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Năm

2010

2014

2015

2016

2017

Lượng khách

(lượt)

499.321

876.498

1.116.800

838.846

1.090.500

Doanh thu

(tỷ đồng)

426

760

890

656

775

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 6

Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin 2010-2017

2.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới

2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật

Trên cơ sở Luật Du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ-CP; Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; các văn bản của UBND tỉnh Quảng Bình: Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 38/2006/QĐ-UBND ngày 1/9/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch phát triển du tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014- 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 3349/KH-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình; Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành các văn bản: Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2011-2015, Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về việc ban hành Đề án tổ chức các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2024