Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 5



cụ thể:

1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

Theo điều 10 của Luật Du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có 9 nội dung,


- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và

chính sách phát triển du lịch.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 5

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch và bài học đối với thành phố Đồng Hới

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Nha

Trang

Nha Trang là một thành phố duyên hải Nam Trung Bộ, có thế mạnh

khá đặc biệt về du lịch, nhất là du lịch biển. Vịnh Nha Trang, với diện tích trên 500km2, có 19 hòn đảo lớn, nhỏ, nhiều bãi tắm sạch đẹp; vùng núi có


nhiều thác ghềnh; các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với những truyền thuyết, tạo nên những điều kiện phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… Ngành du lịch Nha Trang phát triển khá sớm. Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh, các chỉ tiêu cơ bản tăng từ 10-15% năm. Hiện nay, Nha Trang là một trong những thành phố dẫn đầu ngành du lịch các địa phương khu vực miền Trung Việt Nam. Đạt được những thành tựu về phát triển đó, bên cạnh những yếu tố, điều kiện về lợi thế tự nhiên và xã hội cho du lịch, thành phố Nha Trang đã có nhiều giải pháp phát huy và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành du lịch.

- Trước hết là thành phố đã nhận thức và xác định đúng mức vai trò, vị trí ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Nha Trang. Từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy mọi nguồn lực để phát triển du lịch.

- Chú trọng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (2001-2020) Xác định rõ định hướng phát triển du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh du lịch (đặc biệt là thế mạnh về du lịch biển).

- Ban hành nhiều chính sách ưu đãi kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để đầu tư và kêu gọi, thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư lớn, đúng hướng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao và hình thành những vùng du lịch tập trung trên cơ sở khai thác lợi thế tự nhiên và lịch sử là một trong những giải pháp mà thành phố Nha Trang đã và đang thực hiện có hiệu quả.

- Coi trọng và tăng cường công tác thông tin quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch. Thông qua các phương tiện, các kênh thông tin để giới thiệu, quảng bá truyền thống lịch sử văn hóa, sản phẩm du lịch, quê hương và con người Nha


Trang đến với du khách trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức của mọi người về tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh trật tự xã hội. Tổ chức thành công các lễ hội, sự kiện du lịch như lễ hội du lịch “Tháng 8 - Nha Trang - điểm hẹn”, … Ở Nha Trang, mọi cấp, mọi ngành đều tham gia công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hội An

Hội An một vùng đất lịch sử lâu đời nằm ở miền Trung Việt Nam. Từ khi Hội An trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 cho đến nay, hoạt động du lịch của thành phố đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Nơi đây đã phát triển mạnh mẽ những hoạt động du lịch, trở thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Với các điểm du lịch hấp dẫn: Khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999), cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km2 gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm, các bãi biển An Bàng, Cửa Đại,… Du lịch của Hội An thực hiện phát triển theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng. Tổng giá trị sản xuất của ngành trong năm 2017 ước đạt hơn 4.425 tỷ đồng, tổng lượng khách đạt hơn 2 triệu lượt, tổng doanh thu toàn ngành Thương mại - Du lịch của Hội An đạt gần 3.000 tỷ đồng,...Hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị của thành phố.

Đạt được những kết quả trên là nhờ Hội An đã biết khai thác, phát huy nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn là nhân tố hết sức quan trọng.

- Thành phố đã sớm xây dựng qui hoạch phát triển du lịch bao gồm qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết du lịch từng khu, điểm du lịch; thực hiện


công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn; phân cấp quản lý chặt chẽ đảm bảo việc đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên du lịch tuân thủ nghiêm túc qui hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch đã và đang phát huy hiệu quả như Phố cổ, Cù Lao Chàm, Cửa Đại,…. Bên cạnh đó từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại một số khu du lịch mới.

- Xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố như: ưu tiên hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của thành phố để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh khách sạn cho cán bộ chủ chốt ở tất cả cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ. Hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong việc xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các loại hình du lịch, khảo sát tour, tuyến mới. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng giải quyết nhanh, đúng qui định các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp.

- Giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản, điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia trong hoạt động du lịch và xây dựng được môi trường du lịch văn minh, lịch sự, thân thiện …

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức như: xuất bản ấn phẩm giới thiệu sản phẩm du lịch Hội An, mở các đại diện du lịch Hội An tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ….

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm


du lịch. Kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.

1.3.3. Bài học rút ra cho thành phố Đồng Hới

Từ kinh nghiệm QLNN về động du lịch ở một thành phố có ngành du lịch phát triển, có thể rút ra một số bài học cho thành phố Đồng Hới như sau:

Một là; Phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm du lịch, khu du lịch và những nơi có tiềm năng về du lịch. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân biết và nắm bắt những thông tin cần thiết để có hướng đầu tư;

Hai là; Xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Xác định các dự án, các hạng mục cần ưu tiên để tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng;

Ba là; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo được liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch;

Bốn là; Quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương ;

Năm là; Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.


Tiểu kết chương 1


Nội dung Chương 1 đã khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch, nguồn nhân lực du lịch, kiểm tra, thanh tra; tổ chức quản lý du lịch. Ngoài ra, trong Chương này cũng trình bày vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự cần thiết phải phải có quản lý nhà nước về du lịch, các nhân tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về du lịch, chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về du lịch. Trong Chương 1, Luận văn cũng đã trình bày kinh nghiệm của một số địa phương, nơi có ngành du lịch phát triển và làm tốt hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Đồng Hới.

Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chương 1 đặt nền tảng khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH


2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới

2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tự nhiên của thành phố Đồng Hới

- Điều kiện tự nhiên: Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Bình. Trên bản đồ địa lý, thành phố Đồng Hới là nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của Việt Nam (khoảng 50km theo đường từ biên giới Lào ra biển Đông). Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 15,7km. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 1.557,1km2, dân số trung bình 115.923 người; gồm 16 xã, phường (trong đó có 10 phường, 06 xã). Đồng Hới cách khu du lịch, di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng 50km, cách khu kinh tế Cảng biển Hòn La 60km, cách Vũng Chùa - Đảo Yến- nơi yên nghỉ của đại tướng Võ Nguyên Giáp 60 km.

Thành phố Đồng Hới nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ngắn với nhiều biến động phức tạp, khắc nghiệt, gây bất lợi lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa đi đôi với thời tiết lạnh và bão lũ thường xuyên. Mùa nắng thường xuất hiện gió Tây Nam khô nóng khoảng 100 ngày/năm, gây hạn hán nghiêm trọng.

- Đặc điểm kinh tế- xã hội: Giai đoạn 2011 - 2017 tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đã có những chuyển biến tích cực và cơ bản đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng Hới hoàn thành mục tiêu nâng cấp thành phố lên đô thị loại II (năm 2014). Dịch vụ thương mại, du lịch xác định là ngành


kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên phát triển. Lượng khách du lịch đến Đồng Hới năm 2017 gần 1 triệu lượt người, tăng bình quân hàng năm là 19,3%; gấp 2 lần so với năm 2010. Xuất khẩu đạt 120 triệu USD, tăng 9% so với năm 2011.

Với dân số trung bình 115.923 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 67.746, chiếm 58,4%, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn là 61.333 người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đạt 70%; tăng 25% so năm 2010, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 56,4%. Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động. Các thiết chế văn hoá, thể thao từ thành phố đến cơ sở được đầu tư hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới y tế được hoàn thiện, củng cố. Thành phố có 100% xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,61% năm 2010 xuống còn 1% năm 2017. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD/năm.

Trong những năm qua, hệ thống giao thông đã được thành phố và thành phố đầu tư nâng cấp. Là nơi hội tụ các trục đường giao thông chính Bắc Nam của đất nước, Đồng Hới có cả đường sắt, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, có cảng biển Nhật Lệ cho phép tàu tải trọng lên tới 300 tấn cập bến và Cảng hàng không Đồng Hới với 02 đường bay Đồng Hới - TP HCM; Đồng Hới - Hà Nội và ngược lại, năng lực đủ khả năng phục vụ máy bay cỡ lớn với công suất thiết kế khoảng 500.000 khách/năm; hệ thống giao thông đã vươn tới 16/16 xã, phường. Các trục giao thông này tạo điểu kiện thông thương giữa đô thị Đồng Hới với các đô thị, các khu kinh tế trong thành phố, trong vùng và cả nước, cũng như với các nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, các nước trong khu vực biển Đông…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2024