Lợi Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Của Cần Thơ


sinh đạt 92% (tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch chỉ là 58%), trong đó, khu vực nông thôn đạt 83%.

Thành phố sử dụng chung mạng thoát nước hỗn hợp nước mưa và nước thải và đổ xả trực tiếp ra sông, rạch. Dự án thoát nước và xử lý nước thải do KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức) tài trợ được triển khai, đầu tư xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải tại khu vực quận Ninh Kiều, các trạm bơm và Nhà máy xử lý nước thải công suất 30.000 m3/ngày đêm.

Thu gom và xử lý rác thải, trên địa bàn thành phố chưa có bãi rác hợp vệ sinh. Hình thức thu gom, phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai. Đến nay, tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom là 80%.

Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã phủ kín toàn thành phố. Số đại lý dịch vụ viễn thông khoảng trên 2.000 điểm và gần 200 điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn thành phố. Bán kính phục vụ bưu chính là 1,7km/điểm phục vụ, với số dân phục vụ bình quân là 7.729 người/điểm, 85/85 phường xã thị trấn có báo đến trong ngày.

Mạng lưới viễn thông được hiện đại hóa nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển KT-XH. Phần lớn các xã đã có điểm truy nhập Internet công cộng. Bảo đảm 100% người sử dụng được truy nhập miễn phí đến các dịch vụ bắt buộc: thông tin cứu hỏa; cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp về an ninh, trật tự xã hội. Chính quyền thành phố và quận, huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.

3.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của Cần Thơ

3.1.2.1. Lợi thế cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ

Cần Thơ có vị trí đô thị trung tâm vùng, với vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc


giao thương giữa các tỉnh, thành trong khu vực. Với lợi thế này có thể phát triển Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

Hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường thủy và hàng không, kết nối Cần Thơ với tất cả các địa phương khác trong vùng. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - Cửa ngõ hàng không của cả vùng, cùng với hệ thống cảng biển là một trong những lợi thế để phát triển giao thương với các tỉnh trong khu vực, với các vùng, miền và cả nước, đồng thời cũng là lợi thế phát triển HĐDL Cần Thơ. Bên cạnh đó, Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, đã và đang từng bước khẳng định vai trò đầu mối về giao thương, kinh doanh, mua bán, phân phối hàng hóa giữa vùng với các vùng, miền khác trong cả nước và quốc tế. Với lợi thế này có thể phát triển du lịch gắn với đầu tư, kinh doanh.

Hệ thống mạng lưới học viện, các trường đại học, cao đẳng phát triển, có vai trò là trung tâm nghiên cứu, giáo dục và đào tạo của vùng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm: 06 trường đại học và phân hiệu đại học; 07 trường cao đẳng và phân hiệu trường cao đẳng; 15 trường trung cấp chuyên nghiệp; 73 cơ sở dạy nghề và Học viện Chính trị Khu vực IV. Lợi thế này giúp phát triển du lịch gắn với giáo dục, đào tạo, hội nghị, hội thảo [63].

Mạng lưới y tế phát triển, hiện có 134 cơ sở y tế, trong đó có thể kể đến các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ do Bộ Y tế quản lý, Bệnh viện 121 do Quân khu 9 quản lý, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Công an và 3 bệnh viện ngoài công lập, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực ĐBSCL. Với lợi thế này có thể phát triển du lịch gắn với chăm sóc sức khoẻ [10].

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển với phần lớn các khách sạn từ 1 đến 5 sao đang ngày càng phát triển, cùng với một số du thuyền có phòng ngủ, các cơ sở homestay, các điểm vườn lưu trú và nhiều loại hình khác ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng đã thu hút được nhiều hãng lữ hành quốc tế về lập chi nhánh. Đây cũng là lợi thế để phát triển Cần Thơ thành trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.


Bảng 3.1: Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017


Năm

Nội dung

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Số cơ sở lưu trú

174

177

190

197

204

226

245

270

Số buồng

4.086

4.173

4.749

4.980

4.764

6.286

6.681

6.931

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 11

Nguồn: [56]

Bộ máy QLNN về du lịch Cần Thơ có đủ năng lực trình độ để thực hiện công tác quản lý và tham mưu cho UBND thành phố thực hiện tốt công tác QLNN về du lịch trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch. Đây là lợi thế thúc đẩy sự phát triển HĐDL của Cần Thơ mạnh hơn so với các tỉnh khác trong vùng.

Các cơ sở vui chơi, giải trí - thể thao, dịch vụ phục vụ du khách ở Cần Thơ được chú trọng đầu tư. Thành phố đã tiến hành quy hoạch nhiều khu vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ du lịch với các dự án tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Cần Thơ và ở một số vùng phụ cận. Đây là lợi thế để phát triển, đa dạng và kết hợp các loại hình du lịch (du lịch vui chơi giải trí, DLST, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đô thị sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề) nhằm tăng sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, lợi thế này cũng góp phần thúc đẩy Cần Thơ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và điều phối khách cho toàn vùng.

Nguồn nhân lực ngày càng phát triển với lực lượng lao động du lịch tăng đều qua các năm và hơn hẳn so với một số địa phương khác trong vùng. Lợi thế này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nhanh và mạnh hơn (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị tính: người


Nguồn nhân lực

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đại học và trên đại học

350

371

400

410

425

435

Trung cấp và Cao đẳng

735

825

900

925

955

985

Trình độ đào tạo khác

750

975

1.100

1.169

1.251

1.364

Chưa qua đào tạo

690

824

840

849

852

858

Tổng số

2.795

2.995

3.240

3.353

3.485

3.642

Nguồn: [56]


3.1.2.2. Tiềm năng cơ bản phát triển hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ Tài nguyên du lịch gắn với điều kiện tự nhiên

Cần Thơ có các tài nguyên du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, mang đặc trưng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh, hình thành nên các cồn, cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái sum suê, có thể kể đến: Vườn du lịch Mỹ Khánh, Ba Cống, Vàm Xáng, Vườn cò Bằng Lăng, Điểm vườn Sơn Ca, Cao cao Mười Cương, Du lịch Ông Đề, đặc biệt Cần Thơ có các cù lao và các cồn lớn trên sông Hậu gồm cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc đang khai thác DLST, hấp dẫn du khách và mang những đặc trưng miệt vườn, sông nước mà các nơi khác không có được (Xem Phụ lục 5.1).

Tài nguyên du lịch gắn với điều kiện kinh tế - xã hội

Cần Thơ với vai trò đô thị trung tâm vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố và cả vùng. Và từ lâu đời Cần Thơ đã có khá nhiều làng nghề nổi tiếng được hình thành và duy trì đến ngày nay. Tài nguyên du lịch này cụ thể như sau:

Tài nguyên du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm vùng: Hệ thống các tài nguyên du lịch gắn với vai trò đô thị trung tâm vùng, bao gồm: hệ thống các bảo tàng gồm Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 và Thư viện Cần Thơ; các nhà hát, rạp chiếu phim và công trình văn hóa phục vụ du khách; các điểm nhấn đô thị như Cầu đi bộ, Cầu Cần Thơ; các công viên, khu vui chơi giải trí; Biển Cần Thơ (bãi biển nhân tạo); Trung tâm hội chợ, triển lãm Cần Thơ; Viện lúa ĐBSCL tại Cần Thơ; các nông trường; hệ thống các trường đại học và cao đẳng; nhiều trung tâm thương mại lớn; hệ thống các cơ sở thể dục thể thao có khả năng phục vụ cho cả vùng; hệ thống các cơ sở chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe có năng lực phục vụ vùng; các khu công nghiệp tập trung được quy hoạch xây dựng ở các vị trí thuận tiện về giao thông đường thủy, đường bộ, lại nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu nông - thủy - hải sản.


Hiện nay, Cần Thơ được Ngân hàng Thế giới (WB) và HABITAT (Chương trình Nhân cư Liên hợp quốc) hỗ trợ nâng cấp đô thị, tạo diện mạo đô thị loại I, đô thị trung tâm vùng.

Các làng nghề truyền thống ở Cần Thơ đa dạng, phong phú và được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện có hơn 10 làng nghề truyền thống với ngành nghề đa dạng, trong đó có 4 làng nghề lâu đời nhất và vẫn duy trì hoạt động, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, đó là: làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lọp Thới Long, làng hoa Bà Bộ (Xem Phụ lục 5.2).

Tài nguyên du lịch nhân văn

Cần Thơ có các tài nguyên du lịch gắn với văn hóa, lịch sử hấp dẫn đối với du khách quốc tế, bao gồm các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản văn hóa vật thể, bao gồm: Di sản gắn với lịch sử phát triển Cần Thơ - Tây Đô và Di sản gắn với lịch sử - cách mạng.

Di sản gắn với lịch sử phát triển Cần Thơ - Tây Đô: Gồm các công trình được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phố. Đây là các di tích đã gắn bó với địa danh Cần Thơ - Tây Đô suốt chiều dài lịch sử: Bến Ninh Kiều, đình Bình Thủy, chùa Nam Nhã, Long Quang cổ tự, chùa Munir Ansây, chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán), nhà cổ Bình Thủy, di tích khảo cổ văn hóa Óc Eo, Thiền viện Trúc lâm Phương Nam (Xem Phụ lục 5.3).

Bên cạnh các di sản được công nhận trên, Cần Thơ còn nhiều di sản mang nét văn hóa của các dân tộc và địa phương để phát triển du lịch văn hóa.

Di sản gắn với lịch sử - cách mạng, gồm các di tích, địa danh gắn với lịch sử - cách mạng rất phong phú có ý nghĩa giáo dục truyền thông yêu nước cách mạng: Khu di tích Di tích lịch sử địa điểm trạm quân y tiền phương và nơi cất giấu vũ khí trong kháng chiến chống Mỹ trên tuyến Lộ Vòng Cung (gọi tắt là Di tích Lộ Vòng Cung); địa điểm thành lập Chi bộ An Hòa tại đền thờ Hải Thượng Lãn Ông; chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ; đền thờ Châu Văn


Liêm; chùa Nam Nhã, nơi hoạt động của các sĩ phu yêu nước Việt Nam Quang Phục hội; Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang; mộ nhà thơ Phan Văn Trị; khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa; khám lớn Cần Thơ; chiến thắng ông Hào; căn cứ Ban Chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân; địa điểm chiến thắng đội cảm tử - quốc gia tự vệ Cần Thơ, còn gọi là trận Lê Bình; địa điểm chiến thắng Ông Đưa; Lộ vòng cung.

Di sản văn hóa phi vật thể, gồm các di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế, gồm: Chợ nổi Cái Răng; đờn ca tài tử; lễ hội, văn hóa - lịch sử theo phong tục truyền thống của các dân tộc (như Hoa, Khmer); Hệ thống ẩm thực đa dạng phong phú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm với các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng mang tính truyền thống của khu vực ĐBSCL (Xem Phụ lục 5.4).

3.1.3. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

Giai đoạn 2006 - 2017, hệ thống cơ sở lưu trú ở Cần Thơ phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, toàn thành phố chỉ có 115 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 2.892 phòng, thì đến năm 2016 số cơ sở lưu trú toàn thành phố đã tăng lên 245 cơ sở lưu trú với tổng số 6.681 phòng và 17 điểm vườn du lịch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của mọi đối tượng khách đến Cần Thơ, kể cả trong những dịp lễ hội, sự kiện lớn của thành phố. Tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2006 - 2017 về cơ sở lưu trú du lịch là 8%/năm. Đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú của Cần Thơ đã và đang phát triển nhanh chóng. Năm 2017, Cần Thơ có 270 cơ sở lưu trú, 6.931 phòng và 26 điểm vườn du lịch. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lưu trú du lịch tại Cần Thơ đang diễn ra khá thuận lợi (Bảng 3.3).

Năm 2006, toàn thành phố chỉ có 14 doanh nghiệp lữ hành thì đến năm 2017, có 54 doanh nghiệp lữ hành hoạt động trên địa bàn, tăng 32,5% so với năm 2016, tăng 3,8 lần so với năm 2006 (Bảng 3.3).


Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Cần Thơ 2006 - 2017



Năm

Cơ sở lưu trú

Cơ sở kinh doanh du lịch


Số lượng


Số phòng

Điểm, vườn Du lịch


Homestay

Chi nhánh, Văn phòng, Cty lữ hành

2006

115

2.892

14

-

14

2007

135

3.269

21

-

17

2008

154

3.737

21

-

18

2009

165

3.950

17

-

19

2010

174

4.086

17

-

17

2011

177

4.173

12

-

28

2012

190

4.749

11

-

28

2013

189

4.980

13

4

30

2014

187

4.764

17

7

36

2015

226

6.218

17

11

40

2016

244

6.517

17

10

40

2017

270

6.931

26

10

54

Nguồn: [56]

Từ số liệu Bảng 3.3 có thể biểu diễn tăng trưởng cơ sở lưu trú Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 bằng biểu đồ như Hình 3.4:

300


200

17,39 14,07

20,86

100

7,1

5,4

7,3

0

1,72

190

-0, -1,

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

25

20

15

0,210

5

0

-5

2017

Cơ sở lưu trú

% tăng so với năm trước

1

1

270


244


226

06


8,4

4

189


187

53


165

4

174

5

177


154


135

115

Hình 3.4: Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017

Năm 2017, Cần Thơ có 133 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao, gồm: 2 khách sạn chuẩn 5 sao, 14 khách sạn đạt chuẩn 3 - 4 sao, 32 khách sạn chuẩn 2 sao với 4.100 phòng (chiếm 50% số cơ sở lưu trú, 59% số phòng). Ngoài ra, Cần Thơ có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch [55].


Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có loại hình du thuyền có phòng ngủ như Bassac, Mekong Eye đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của thành phố. Nhiều hãng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh như Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle.

Các sản phẩm du lịch trên địa bàn

Những năm gần đây, Cần Thơ tích cực đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn đối với du khách, phục vụ thị trường quốc tế và nội địa. Hiện nay, trên địa bàn Cần Thơ có các loại hình sản phẩm du lịch như sau:

Một là, DLST gắn với các những khu DLST, điểm vườn cây trái như: vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn Ba Cống, Vàm Xáng, vườn lan Bình Thủy, trên các tuyến sông Phong Điền và nhiều vườn du lịch gia đình khác ở Ô Môn, Thốt Nốt. Bên cạnh đó Cần Thơ còn có các cồn, cù lao và sông Hậu, sông Cần Thơ để phục vụ DLST như DLST đường sông.

Hai là, du lịch đô thị là loại hình du lịch phù hợp nhất với điều kiện và vai trò của thành phố Cần Thơ trong tổng thể du lịch vùng ĐBSCL, đang có nhu cầu rất cao đối với thị trường du lịch vùng.

Ba là, du lịch thương mại, công vụ phục vụ cho du lịch MICE (tour du lịch hội nghị, hội họp - khuyến thưởng và hội chợ), du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt, đáp ứng nhu cầu cho khách quốc tế và nội địa nhờ lợi thế về vị trí, vai trò của đô thị trung tâm vùng cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất của Cần Thơ.

Bốn là, du lịch nghỉ dưỡng giữ vai trò quan trọng phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách.

Năm là, du lịch tham quan nghiên cứu khá đa dạng trên cơ sở khai thác, phát triển các sản phẩm phục vụ cho du lịch văn hóa - lịch sử, tham quan sông nước, miệt vườn, các làng nghề truyền thống, làng cổ phục vụ mọi đối tượng khách trong và ngoài nước.

Sáu là, du lịch thể thao, vui chơi giải trí được nghiên cứu phát triển đáp ứng các đối tượng khách khác nhau, ví dụ vui chơi giải trí sông nước, vui chơi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023