Doanh Thu Ngành Du Lịch Luang Pra Bang Thời Kỳ 2011 - 2018

trả cao như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ... có 10 thị trường chiếm 81,7-96,1% tổng số khách vào Luang Pra Bang. 10 thị trường khách du lịch quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Luang Pra Bang năm 2018 có 14,01% là quốc tịch Trung Quốc, 13,61% từ Thái Lan, 7,31% từ Pháp, 6,65% từ Hàn Quốc, 6,50% từ Mỹ, 6,31% từ Anh, 6,20% từ Đức, 6,13% từ Nhật Bản... Khách quốc tế đến Luang Pra Bang bằng nhiều con đường khác nhau như qua cửa khẩu quốc tế Luang Pra Bang, thành phố Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc, Sa Văn Na Khêt, theo đường bộ và đường thủy từ Bo Kẹo và một phần theo đường bộ từ cửa khẩu Bo Tên…

Về mục đích du lịch của khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, sinh thái... Khách du lịch đến Luang Pra Bang theo mục đích trên chiếm 81,7%. Khách du lịch theo mục đích thương mại chiếm 4% tổng số khách và khách đến với mục đích khác chiếm 14,4%.

Khách du lịch nội địa đến Luang Pra Bang chủ yếu du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… Khách du lịch nội địa 56,5% đến từ thành phố Viêng Chăn, 8,3% đến từ các tỉnh Bắc Bộ, 9,2% đến từ các tỉnh Nam Trung Bộ, 13,5% đến từ các tỉnh miền Trung, 11,4% đến từ các tỉnh miền Nam…

Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu của quy hoạch, thực tế thực hiện đạt ở mức thấp. Khách đến Luang Pra Bang chủ yếu là khách du lịch đi tham quan văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và nghỉ dưỡng, tỷ lệ khách lưu trú hoặc lưu trú ngắn ngày (ngày lưu trú trung bình 3,5-4,5 ngày) kéo theo hoạt động du lịch còn đơn điệu và chi tiêu của khách du lịch vì vậy thấp, nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.

- Doanh thu du lịch:

Cùng với sự chuyển biến lớn về lượng khách, thu nhập từ du lịch của Luang Pra Bang cũng không ngừng tăng lên. Từ con số nhỏ bé 75,9 triệu đô la năm 2012, với sự đầu tư của Nhà nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng

bá du lịch, tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn… du lịch Luang Pra Bang đã có sự tăng trưởng rõ rệt.

Bảng 3.4. Doanh thu ngành du lịch Luang Pra Bang thời kỳ 2011 - 2018

Đơn vị tính: triệu USD


Doanh thu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Doanh thu du lịch

75,9

96,0

110,3

128,4

142,1

148,3

176

200

Tăng trưởng doanh thu du lịch so với năm trước

(%)


15,3


12,4


14,8


16,4


10,6


10,4


18,6


13,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 13

Nguồn: Sở Thông tin-Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang Doanh thu du lịch tăng đều qua các năm, mức tăng trung bình đạt 17,1% /năm. Theo số liệu điều tra năm 2018 cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế 43-49% chi lưu trú, 49-57% chi ăn uống và mua sắm hàng hóa (cụ thể là tổng chi 75 đô la/ngày trong đó 34 đô la cho lưu trú, 41 đô la cho ăn uống, mua sắm). Khách du lịch nội địa chi 40 đô la /ngày, trong đó 15 đô la cho lưu trú, 25 đô la cho ăn uống, mua sắm...; như vậy chi lưu trú chiếm 40,6%, chi

ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí là 59,4%.

Bảng 3.5. So sánh doanh thu thực tế phát triển với dự báo quy hoạch

Đơn vị tính: triệu đô la (giá so sánh 2008:1 đô la = 80.000 kip Lào)


Doanh thu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Doanh thu theo dự báo

175

217

265

304

357

399

449

515

Doanh thu thực tế

75,9

96

110,3

128,4

142,1

148,3

176

200

Chênh lệch so với dự báo

-99,1

-129

-154,7

-175,6

-214,9

-250,7

-273

-308

% chênh lệch so với dự báo

-56,6

-55,7

-58,3

-57,7

-60,1

-62,8

-60,8

-61,1

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Luang Pra Bang, Sở

Thông tin, Văn hóa và Du lịch

Tuy nhiên, so sánh doanh thu dự báo trong quy hoạch với thực tế (bảng

3.5) thì doanh thu du lịch chưa tương xứng là bởi phần lớn là khách đi tham quan, nghỉ dưỡng hoặc lưu lại ngắn ngày (ngày lưu trú trung bình từ 3,5-4,5) và chi tiêu ít. Dự báo khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang năm 2019 sẽ chi 100 đô la /người/ngày (thực tế chi chỉ có 75 đô la) và khách nội địa sẽ chi 70 đô la /người/ngày (thực tế chi chỉ có 40 đô la). Mặc dù vậy, sự tăng trưởng về thu nhập du lịch trong những năm gần đây (2017, 2018) cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của du lịch địa phương. So với các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc, tổng thu từ du lịch của Luang Pra Bang đứng đầu khu vực.

- Về kinh doanh du lịch:

Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ngày càng được phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 430 cơ sở lưu trú du lịch với 76 khách sạn- khu nghỉ dưỡng, 325 nhà nghỉ với tổng số 5,033 phòng, 8,683 giường, trong đó có 2 khách sạn đạt tiểu chuẩn 4 sao, 7 khách sạn và nhà nghỉ đạt tiểu chuẩn 3 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn khách sạn xanh của Asean (Asean Green Hotell Standards) giải khách sạn có chất lượng và dịch vụ đạt tiêu chuẩn của Asean; 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 5 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 1 sao, 1.488 phòng trọ và căn phòng chưa xếp hạng. Cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở thành phố Luang Pra Bang (343 cơ sở), huyện Mương Ngoi (32 cơ sở)… những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát triển. Bên cạnh đó, kinh doanh lữ hành, các hoạt động vui chơi giải trí và dịch vụ khách được hình thành và mở rộng nhưng chưa thực sự phát triển mạnh. Tuy nhiên nhìn chung cơ sở lưu trú trên địa bàn dịch vụ và chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế chưa đồng bộ và đa dạng, đa số các cơ sở lưu trú chỉ có phòng nghỉ, không tổ chức các hoạt động giải trí; số cơ sở được thẩm định xếp hạng mới chỉ chiếm 5,3% [82].

- Về các sản phẩm du lịch:

Các loại hình du lịch đều được triển khai, nhưng sản phẩm du lịch mới

còn chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong du khách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang chưa có khu, điểm du lịch nào thu hút khách tham quan, vui chơi giải trí đến 3-4 giờ đồng hồ và kéo dài thời gian lưu trú đến 5 ngày. Luang Pra Bang là thành phố du lịch lâu đời, có thương hiệu mà chưa có khu vui chơi giải trí nào đáng kể, trung tâm thương mại mua sắm nào là lớn. Luang Pra Bang đã tổ chức được một số lễ hội lớn như: đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX, Lễ hội Bun Pi May Lào, Lễ hội thi Nàng Xăng Khan - rước Nàng Xăng Khan; Lễ hội Ho Khâu pa đặp đin (đua thuyền sông Nặm Khan), Hội chợ Luang Pra Bang; Lễ hội Bun Oc Vắt Xả (thắp nến), Lảy Hưa Phay; Kỷ niệm 20 năm ngày huyện Mương Luang Pra Bang được UNESCO công nhận là Huyện di sản thế giới (long trọng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giải trí hấp dẫn dành cho người dân và du khách)... Lễ hội thu hút được một số khách quốc tế và trong nước. Tuy nhiên các sản phẩm du lịch chưa quan tâm khái thác được đúng mức, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chủ yếu là du lịch tham quan và nghỉ dưỡng.

- Về tổ chức không gian du lịch:

Quy hoạch dự định tổ chức 4 khu du lịch: (Luang Pra Bang, Ngoi, Pác U, Chom Phêt). Các khu, điểm du lịch đều đã được quy hoạch đưa vào khai thác và triển khai đầu tư xây dựng. Nhưng nhìn chung tiến độ khai thác, triển khai đầu tư còn chậm, không đưa các cơ sở vào hoạt động được đồng bộ, dẫn tới sự nghèo nàn và chất lượng sản phẩm du lịch cũng không cao.

- Về đầu tư phát triển du lịch:

+ Đã rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: Trong thời kỳ 2012- 2018 đã có 8 dự án đường giao thông hoàn thành đưa vào sử dụng như: cải tạo nâng cấp sân bay Luang Pra Bang trở thành sân bay quốc tế với vốn đầu tư 70 triệu đô la, đường 2504 từ Pác Xương (thành phố Luang Pra Bang), Phôn Xay với vốn đầu tư 25 triệu đô la, đường 2505 từ Pác Xương, Pác Xeng với vốn đầu tư 29,1 triệu đô la, đường từ Bản U (Luang Pra Bang), Bản Si

Bun Hương (Nan) với vốn đầu tư 42,9 triệu đô la, đường từ Bản Cưu Chia, Bản Mương Hup với vốn đầu tư 10 triệu đô la, đường 13 Bắc với vốn đầu tư 3,23 triệu đô la, đường Kay Son Phôm Vi Han (Phu Vao) thành phố Luang Pra Bang với vốn đâu tư 3 triệu đô la, đường từ thành phố Luang Pra Bang vào Khu du lịch thác Tạt Kuang Si vốn đầu tư 3,3 triệu đô la... Chỉnh trang thành phố cũng đang được tiến hành...

+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, sân gôn (golf) - resort, các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khách sạn lớn chất lượng cao đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, công viên hoàn thành đưa vào sử dụng và đang được triển khai:

Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Sân golf - resort toàn diện Huôi Phai có diện tích quy hoạch 1,123 ha, với vốn đầu tư 100 triệu đô la. Khu kinh tế đặc biệt Luang Pra Bang kết hợp du lịch có diện tích quy hoạch khoảng 4,850 ha, hiện Công ty TNHH Phu Si Group đăng ký đầu tư với tổng vốn khoảng 1,2 tỷ đô la. Khu công viên Lan Xang gắn kết với không gian văn hóa và thương mại thành phố Luang Pra Bang có diện tích hơn 6 ha, hiện công ty TNHH Xây dựng và Cầu đường Hung Vi Lay đăng ký đầu tư với tổng vốn 6 triệu USD. Khu công viên Đờn Thạt Luang gắn kết với văn hóa và thương mại trung tâm thành phố Luang Pra Bang có diện tích hơn 4 ha, hiện công ty TNHH Xây dựng và Cầu đường Bun Thiêng Đuang Pa Sơt đăng ký đầu tư với tổng vốn 3 triệu đô la. Khu du lịch sông Nặm Pa (Bản Cok Van) có diện tích quy hoạch 8 ha, hiện công ty cổ phần nước ngoài đăng ký đầu tư với tổng vốn 1,5 triệu đô la; khu du lịch Bản Tha Pen, Pác U, Pác Xi (Kayaking) có diện tích quy hoạch 6 ha, hiện công ty Du lịch Lào quốc tế đăng ký đầu tư với tổng vốn 1 triệu đô la... được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt để các nhà đầu tư hoàn thành nhanh các thủ tục để triển khai đầu tư và sớm đưa dự án vào khai thác.

Các khu biệt thự liên hoàn hoàn thành đưa vào sử dụng như khách sạn Công nghiệp Đồng đỏ Yun Nan - Luang Pra Bang với vốn đầu tư 48,582 triệu

đô la, khách sạn Amantaka với vốn đầu tư 18 triệu đô la, khách sạn Xiêng Kẹo với vốn đầu tư 14,050 triệu đô la, khách sạn Síp Xong Phăn Na với vốn đầu tư 10 triệu đô la, khách sạn Sofitel Luang Pra Bang với vốn đầu tư 8,500 triệu đô la, khách sạn A Va Ni vốn đầu tư 13 đô la …

+ Về bưu chính viễn thông: Đã có 4 mạng điện thoại di động như ETL, MPhone, Unitel, Beline và cố định, đã mở rộng vùng phủ sóng đến các xã vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung các dự án đầu tư đều đã triển khai, có nhiều kết quả tốt, so với những năm trước thì bộ mặt cơ sở vật chất du lịch đã có nhiều biến đổi lớn góp phần phục vụ khách du lịch và bước đầu làm thay đổi diện mạo du lịch Luang Pra Bang. Tuy nhiên, so với tiềm năng, yêu cầu thì tiến độ triển khai chậm (các khu, điểm du lịch đã triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng và bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng tiến độ còn chậm).

Trải qua hơn 7 năm thực hiện quy hoạch, có thể đánh giá tổng quát sau: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang thời kỳ

2010-2020 và định hướng đến năm 2030. Đây là một văn bản có tính chất tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn đề cập đến: quan điểm, nhiệm vụ, mục tiêu, các hướng phát triển khu, điểm du lịch theo lãnh thổ; loại hình sản phẩm du lịch; loại hình kinh doanh du lịch; xác định hướng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, quy hoạch được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch khá phong phú của tỉnh, nhưng thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường, cạnh tranh trong ngành du lịch với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm du lịch, các lợi thế và lựa chọn chiến lược quy hoạch phát triển thích hợp, thể hiện sau:

+ Quy hoạch xác định hướng sản phẩm mới nhưng du lịch Luang Pra Bang về cơ bản vẫn là du lịch tham quan văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và nghỉ dưỡng; một ngày du khách có thể tham quan cả chục điểm du lịch, mỗi điểm vài chục phút là hết. Chưa được quan tâm đúng mức, nên sản

phẩm du lịch nhàm chán, thiếu nét độc đáo khác biệt và tạo sự thu hút khách du lịch.

+ Tổng lượng khách du lịch tăng đều qua các năm nhưng thời gian lưu trú trung bình 3,5-4,5 ngày và chi tiêu bình quân đạt ở mức thấp; Thu từ các dịch vụ quan trọng như lưu trú, chi tiêu của khách du lịch tuy có tăng nhưng còn thấp.

+ Dự án các khu, điểm du lịch được triển khai đầu tư nhưng các chủ đầu tư chỉ đầu tư cầm chừng và tiến độ chậm; Tốc độ xây dựng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án cụ thể chậm và khâu tổ chức thực hiện sau quy hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện các quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch chưa tốt.

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch

3.2.2.1. Về chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư

Về chính sách ưu đãi đầu tư, ngày 10/11/2012, tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành các văn bản về thu hút đầu tư như Quyết định số 76/2012/QĐ-TLPB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang theo Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và Quyết định số 77/2012/QĐ-TLPB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, cụ thể là:

- Ưu đãi về thuế đối với người đầu tư nước ngoài và nước ngoài tham gia:

+ Miễn thuế lãi suất trong thời gian 10-15 năm đối với ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục 1, danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh và được áp dụng thuế lãi suất là 10% trong suốt thời hạn thực hiện dự án.

+ Miễn thuế lãi xuất trong thời gian 4-7 năm đối với ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục 2, danh mục dự án đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều

kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và được áp dụng thuế lãi suất là 10% trong thời gian 3 năm và sau đó sau đó được áp dụng thuế lãi suất là 20% trong suốt thời hạn thực hiện dự án.

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định và nguyên liệu sản xuất.

- Ưu đãi về đất đai đối với người đầu tư trong nước:

Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi của tỉnh về chính sách đất đai:

+ Miễn tiền thuê đất trong thời gian 10-15 năm đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề ưu đãi có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên thuộc danh mục 1, danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh.

+ Miễn tiền thuê đất trong thời gian 4-7 năm đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề ưu đãi có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên thuộc danh mục 2, danh mục dự án đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi.

UBND tỉnh Luang Pra Bang ban hành các quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhìn chung là phù hợp với xu thế phát triển, tình hình thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư lúc bấy giờ. Tuy nhiên, các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư đã nêu trên cũng chỉ áp dụng theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22/10/2004 và Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài 22/10/2004, Nghị định số 300/2005/NĐ-CP, ngày 12/10/ 2005 và Nghị định số 301/2005/NĐ-CP ngày 12/10 /2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước chứ không đưa ra ưu đãi nào thêm ngoài quy định.

Tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành một số cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023