Chính Sách Quản Lý Và Phát Triển Tài Nguyên Du Lịch

xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương coi công tác thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình để xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện, do đó đã thu hút được khá nhiều người đầu tư tham gia vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thời kỳ 2012-2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.171 tỷ kíp, bằng 97%, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2011; trong đó vốn ngân sách nhà nước khoảng 27,9%, vốn của doanh nghiệp và doanh dân khoảng 41,4%, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30,7%.

Thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng có xu hướng ngày càng tăng mạnh, chất lượng đầu tư ngày càng được nâng lên; những năm trước đây đầu tư theo diện rộng thì trong thời gian gần đây quan tâm đến đầu tư chiều sâu. Trong 2 năm (2017-2018), tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 8.405 tỷ kíp, bằng 91% so với cả giai đoạn 2012-2016. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch đáng kể ngày càng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; đã tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ để phát triển du lịch.

Bảng 3.6. Cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế


Chỉ tiêu

ĐVT

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng vốn đầu tư

toàn xã hội

Tỷ kíp

1.169

1.257

1.435

2.184

3.126

3.652

4.753

Tỉ lệ so với GDP

(Giá hàng hoá)

%

31,6

34,7

35,1

39,4

43,2

40,5

42,3

Cơ cấu đầu tư

%

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

- Nông lâm

%

41

39

36,7

37

35

37,4

37,7

- Công nghiệp

%

20

21

21,5

22,3

23

23,7

24,2

- Dịch vụ

%

39

40

41,8

42,7

43,6

45

46,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 14

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Luang Pra Bang

Trong thời gian 5 năm (2014-2018), tỉnh đã thu hút được 363 dự án đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có 126 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, điều này chứng tỏ các cơ chế chính sách của tỉnh Luang Pra Bang được ban hành trong thời gian qua đã thực sự thu hút và được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Các dự án đầu tư đã góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng của tỉnh; phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều dự án đã được triển khai và đi vào hoạt động, tạo điều kiện tốt cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho một bộ phận dân cư, tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tuy nhiên, đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách thu hút đầu tư nhưng trong thực tế môi trường đầu tư ở Luang Pra Bang chưa phải là thông thoáng, thuận lợi; thời gian để hoàn chỉnh các thủ tục của một dự án đầu tư phải mất quá nhiều thời gian; đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh không triển khai đúng tiến độ. Nhà đầu tư phải gặp những khó khăn từ khi xin chủ trương đầu tư đến kiểm kê tài nguyên, thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, đánh giá tác động tài nguyên môi trường cảnh quan… trong quá trình triển khai đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể nói môi trường đầu tư chưa được cải thiện mạnh, chưa thực hiện tốt công tác đầu tư; cấp sở, ngành, địa phương có những quy định không nhất quán, thiếu tính phối hợp đang làm khó khăn cho các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp kinh doanh triển khai dự án đầu tư tại Luang Pra Bang nói chung và các dự án đầu tư du lịch nói riêng.

3.2.2.2. Chính sách đất đai

Luật Đất đai số 04/QH, ngày 21/10/2003, tại các điều 17, 34 Luật Đất đai năm 2003 cho phép các tổ chức, cá nhân thuê đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất di tích văn hóa, lịch sử thuộc khu vực được kết hợp với đầu tư kinh

doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng, văn hóa lịch sử… Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 tỉnh Luang Pra Bang đã quy định cụ thể việc sử dụng đất cho đầu tư kinh doanh du lịch: Các trường hợp được giao đất, cho thuê đất để đầu tư dự án du lịch, dịch vụ dưới tán rừng, đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng: cho thuê đất, cho thuê rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ cảnh quan môi trường Luang Pra Bang, vùng đệm của vườn quốc gia và rừng sản xuất có thời hạn; giao đất, giao rừng sản xuất thu tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng; cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với đất có di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được chính quyền tỉnh quyết định bảo vệ nghiêm ngặt. Hạn mức thuê đất, giao đất áp dụng đối với các dự án đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ trên diện tích đất lâm nghiệp được xem xét cụ thể là 1,500 đô la/1ha/1năm.

Việc bồi thường, giải tỏa để thực hiện các dự án đầu tư hiện nay chưa có nhưng quy định về thu hồi đất để áp dụng cho từng dự án về du lịch riêng lẻ; nên các dự án đầu tư phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đầu tư; đây là vấn đề đúng đắn để đảm bảo các quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể các biện pháp can thiệp của nhà nước khi nhà đầu tư không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận được một phần, những khó khăn đó là: giá thoả thuận của người dân đưa lên rất cao, nhà đầu tư không đủ khả năng nhận chuyển nhượng; thời gian thoả thuận kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư; trong khi đó việc triển khai dự án đầu tư có quy định thời hạn; có một số dự án đầu tư đã thoả thuận được phần lớn diện tích đất nhưng không triển khai được do vướng một số diện tích đất chưa thoả thuận được ở giữa khu đất.

3.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng và giá cả

Nhà đầu tư được Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

Về chính sách thuế, quản lý thu thuế đối với du lịch tỉnh Luang Pra Bang đã tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quyết định số 44/2006/QĐ-TLPB, về quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh (sửa đổi bổ sung 2013); một số nội dung chủ yếu là: quản lý các cấp, các ngành; mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền… Nhìn chung việc tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương đã góp phần cho du lịch của tỉnh không ngừng phát triển, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu từ du lịch chưa tương xứng với một ngành kinh tế quan trọng và tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thu thuế từ dịch vụ du lịch chỉ thống kê thu các dịch vụ ăn uống, tham quan, ảnh màu, massage tại các khách sạn, resort; các dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ ngân hàng... lại tính cho các ngành khác.

Để quản lý giá cả các dịch vụ du lịch trong những mùa cao điểm du lịch, tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch, ngành thuế, ngành giao thông vận tải, quản lý thị trường và thành phố, huyện nơi địa bàn có nhiều khách du lịch tăng cường công tác kiểm tra, thiết lập đường dây nóng (đặc biệt là thành phố Luang Pra Bang), yêu cầu các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch phải niêm yết giá công khai. Do đó đã khắc phục được cơ bản so với những năm trước về tình trạng nâng giá, ép giá của một số cơ sở kinh doanh du lịch.

Việc thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực như khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống còn thất thoát nhiều, tuy đã có nhiều giải pháp quản lý thu thuế nhưng vẫn chưa khắc phục được việc các doanh nghiệp kinh doanh trốn thuế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, resort, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vận tải tự động nâng giá trong các dịp lễ hội, mùa trọng điểm du lịch như tết Bun Pi May Lào, lễ hội Ho Khâu pa đặp đin... trong

nhiều năm qua tuy đã hạn chế rất nhiều nhưng đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần có giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn nhằm làm lành mạnh môi trường du lịch Luang Pra Bang.

3.2.2.4. Chính sách quản lý và phát triển tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang được đánh giá là khá phong phú, đa dạng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo thành hấp dẫn du lịch. Hiện nay, các khu, điểm du lịch hiện đã được nâng cấp, cải tạo nên đã có chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 228 khu, điểm danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử, hang thác có tiềm năng du lịch để đưa vào đầu tư khai thác. Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư và đưa vào khai thác kinh doanh 111 khu, điểm du lịch; trong đó riêng địa bàn thành phố Luang Pra Bang đã đầu tư và đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch 45 khu, điểm du lịch. Chất lượng môi trường tại các khu điểm du lịch ngày nay đã được cải thiện hơn, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chất lượng các dịch vụ phục vụ khách được nâng cao hơn so với các năm trước, trong đó các yếu tố văn hoá đã được chú trọng hơn trong cơ cấu các sản phẩm du lịch.

Hiện tại tỉnh Luang Pra Bang có di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch xếp hạng, gồm: 86 di tích văn hóa, 34 di tích lịch sử, 108 danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số điểm du lịch được xác định có tiềm năng lớn và đã được tiến hành lập quy hoạch nhưng đầu tư đưa vào khai thác quá ít.

Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, các danh lam thắng cảnh ở Luang Pra Bang đã có sự thống nhất và phối hợp giữa các ngành, các chủ thể quản lý. Mặc dù vậy, trong hầu hết các điểm du lịch hiện nay ở Luang Pra Bang vẫn chưa có một quy chế quản lý thống nhất dưới sự chỉ đạo và giám sát của tỉnh. Việc khai thác các tài nguyên du lịch một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định hướng phát triển lâu dài, nên chưa thực sự phát huy

được chức năng của từng khu, điểm du lịch. Ngoài ra, tình trạng khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua đang ở tình trạng mất cân đối. Tại hầu hết các điểm du lịch, tình trạng đầu tư khai thác thiếu khoa học và quy hoạch đã làm giảm đi vẻ đẹp thanh lịch của Luang Pra Bang, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Trong khi một số điểm du lịch bị khai thác quá tải thì tại nhiều nơi, tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác hoặc khai thác với quy mô nhỏ, điều này vừa ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên và môi trường bị xâm hại.

Các tài nguyên nhân văn ở Luang Pra Bang hiện cũng đang ở tình trạng khai thác thiếu cân đối. Một số hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của các dân tộc bị mai một dần do sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá hiện đại, do không được biện pháp giữ gìn, phát triển kịp thời và đúng mức. Mặc dù trong quy hoạch đã có những định hướng phát triển du lịch văn hoá, lịch sử trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên vốn có; tuy nhiên giống như tình trạng chung của cả nước. Luang Pra Bang có khu, điểm di tích văn hóa, lịch sử và hệ thống tòa nhà với kiến trúc cũ của Lào và theo kiểu Pháp xen lẫn độc đáo... cần phải bảo tồn các di tích, kiến trúc nhưng một số khu, điểm di tích văn hóa, lịch sử và công trình kiến trúc của Luang Pra Bang đang bị xuống cấp do quản lý, do thiếu vốn đầu tư tôn tạo, bảo dưỡng...

Đồng thời, với những nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, những sản phẩm tinh xảo mang đặc trưng riêng từng có tiếng trên thị trường như: tranh thêu tay, dệt may, các loại gốm... Mỗi khi du khách đến Huyện di sản thế giới, Luang Pra Bang, có thể đến tham quan một số làng nghề và mua sản phẩm; đặc biệt có một số điểm đã thu hút khách rất lớn như làng nghề thủ công dệt may Bản Pha Nôm, Bản Xang Khong, Bản Nong Xai, Bản Xang Hay, Bản Chàn... duy trì và phát triển được nghề truyền thống, thu hút được du khách... Tuy nhiên, du lịch làng nghề của Luang Pra Bang chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát triển phù hợp với tiềm năng vốn có.

3.2.3. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch

Đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang có 6,447 doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực (6,167 doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, 19 doanh nghiệp nhà nước, 261 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó có 1324 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch. Đóng góp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh là phần thu quan trọng của ngân sách tỉnh, năm 2017 thu thuế của hệ thống doanh nghiệp này được 288 tỷ kíp tăng 12,0% so với năm 2016 và chiếm tỉ lệ 80,5% (tỉ lệ này của năm 2016 là 69,4%) thuế thu được của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, đồng thời có xu thế ngay càng tăng mạnh. Những vấn đề mà tỉnh quan tâm quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đó là đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng cao theo nhu cầu của du khách; đảm bảo ổn định giá cả trong mùa cao điểm của du lịch hàng năm như các dịp lễ hội, tết... bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo môi trường trong khai thác du lịch; đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong quản lý hệ thống doanh nghiệp thường gặp những khó khăn đó là: hệ thống doanh nghiệp du lịch và dịch vụ du lịch trong thực tế chưa thống kê được chính xác đóng góp cho ngân sách hàng năm là bao nhiêu, bởi hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề và loại hình hoạt động nào chủ yếu thì tính doanh thu và thuế chung cho lĩnh vực ngành nghề đó, chưa có thể tách riêng chính xác phần thuế cho từng ngành nghề trong cùng một doanh nghiệp, vì vậy chưa đánh giá được chính xác mức đóng góp của hệ thống doanh nghiệp này. Theo kết quả suy rộng điều tra cá thể năm 2016 của Cục Thống kê thì trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang hiện có 3,984 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trong đó có 185 doanh nghiệp và trong đó có 2,446 cơ sở có đăng ký kinh doanh chiếm tỷ lệ 61,39%, có 2,620 cơ sở có nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm tỷ lệ

65,76% so với tổng số cơ sở. Số cơ sở chưa đăng ký kinh doanh và chưa nộp thuế giá trị gia tăng chiếm tỉ lệ 38,60% và 34,23% như vậy thực tế số cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống không chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn nhiều.

3.2.4. Xúc tiến du lịch

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành tăng cường công tác quảng bá, nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng thương hiệu hình ảnh sản phẩm về du lịch. Bên cạnh việc phê duyệt chương trình, lộ trình hoạt động xúc tiến du lịch từng năm và từng giai đoạn thì tỉnh cũng ban hành các quy định, chính sách về thu hút du khách, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh con người, địa danh Luang Pra Bang bằng nhiều hình thức:

Từ năm 2012 đến nay, năm nào tỉnh Luang Pra Bang, thành phố Luang Pra Bang cũng tổ chức lễ hội, như: Lễ hôi thực - trái cây (tháng 5/2010); Lễ hội Bun Pi May Lào, Lễ hội thi Nàng Xăng Khan - rước Nàng Xăng Khan (tháng 4 âm lịch); Lễ hội Ho Khâu pa đặp đin (đua thuyền sông Nặm Khan), Hội chợ Luang Pra Bang (tháng 8 dương lịch); Lễ hội Tôm Mương Ngoi (tháng 8-9); Lễ hội Cam Nặm Bạc (tháng 10); Lễ hội Bun Oc Vắt Xả (thắp nến), Lảy Hưa Phay (tháng 10 âm lịch); Kỷ niệm 20 năm ngày huyện Mương Luang Pra Bang được UNESCO công nhận là Huyện di sản thế giới (tháng 12/2015)... Thông qua các lễ hội, Luang Pra Bang đã thực hiện được bước tiến dài trong công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư kể cả trong nước và thế giới; các chương trình này đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu du lịch Luang Pra Bang với bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển du lịch.

- Đã mở Chi nhánh xúc tiến tại thành phố Viêng Chăn (2013) và tỉnh cũng dự kiến sẽ thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023