Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Sở Thông Tin - Văn Hóa Và Du Lịch Tỉnh Luang Pra Bang

- Đã cập nhật thông tin, bài, ảnh trên các báo địa phương và các báo lớn trong nước thông qua các chuyên mục, chuyên đề về du lịch. Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương để xây dựng những tư liệu quảng bá cho du lịch Luang Pra Bang như: Đài truyền hình Quốc gia Lào. Thông tin giới thiệu, quảng bá và cập nhật thông tin về các hoạt động du lịch của tỉnh Luang Pra Bang được đăng tải thường xuyên trên website do ngành Du lịch tỉnh Luang Pra Bang quản lý: www.tourismluangprabang.org.

- Đã xuất bản các tờ rơi về các tour, tuyến du lịch và các sự kiện du lịch lớn trong tỉnh, tờ rơi bằng tiếng Anh và tiếng Lào khuyến cáo du khách, hành vi ứng xử khi đến tham quan tại các điểm du lịch, đưa tới tận tay khách du lịch qua các trung tâm thông tin du lịch đặt tại thành phố Luang Pra Bang; Các chương trình quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình tỉnh và trung ương; các báo, lịch, tạp chí; sản xuất và phát hành các băng đĩa, sách ảnh giới thiệu, quảng bá du lịch Luang Pra Bang.

- Các ấn phẩm du lịch của tỉnh như sách ảnh “Hướng dẫn Du lịch Luang Pra Bang”; bản đồ du lịch Luang Pra Bang, tờ rơi giới thiệu về du lịch Luang Pra Bang cũng đã được quảng bá tại các hội chợ trong nước và ngoài nước bao gồm 50 lần: Hội chợ du lịch quốc tế tại Đức; Hội chợ EXPO tại Trung Quốc; Hội chợ du lịch quốc tế tại Điện Biên (Việt Nam)…

- Đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo: Mô hình tổ chức du lịch sự kiện, đặc biệt là hội nghị - hội thảo tại địa phương bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho loại hình du lịch này còn thiếu; nhưng từ năm 2015 đến nay, các cơ quan trung ương, các tổng công ty đã tổ chức tại Luang Pra Bang được nhiều tour du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội nghị khách hàng mang tính quốc gia, quốc tế. Trong năm 2015, tỉnh Luang Pra Bang đã cùng với Tổng cục Du lịch tổ chức thành công 1 hội thảo lớn, đó là: Hội thảo cấp cao ASEAN về quảng bá và xúc tiến

du lịch. Phối hợp với Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch thành phố Viêng Chăn tổ chức hội thảo xây dựng thương hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh từng bước tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng, quảng bá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường du lịch. Luang Pra Bang đã cùng với 8 tỉnh trong khu vực phía Bắc tổ chức hội nghị hợp tác du lịch các tỉnh miền Bắc và đã ký kết hợp tác liên kết du lịch trên con đường di sản tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly đây là 4 địa phương có những thế mạnh riêng; ký kết hợp tác liên kết phát triển du lịch vùng Bắc bộ giữa tỉnh Luang Pra Bang - tỉnh U Đôm Xay - Phông Sa Ly - Luang Nặm Tha và Bo Kẹo…

- Đã tổ chức hội chợ, sự kiện: Trong khuôn khổ các lễ hội, hàng năm đều bố trí chương trình Hội chợ triển lãm Du lịch thu hút nhiều các doanh nghiệp trong cả nước tham gia các gian hàng nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường du lịch.

- Đã tổ chức hợp tác, liên kết phát triển du lịch: Luang Pra Bang đã tiến hành các chương trình liên kết du lịch với các tỉnh, thành tại các nước láng giềng như: tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thừa Thiên Huế, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An (Việt Nam); tỉnh Nan, Chiang Mai, Chiang Rai, U Đon Tha Ni (Thái Lan); tỉnh Chiang Hung, Sip Song Pan Na (Tây Song Bản Nạp), thành phố Kun Ming… (Trung Quốc) và Myanma; liên kết 3 nước 6 bên phát triển du lịch Luang Pra Bang - Bo Kẹo (Lào) - tỉnh Nan - Chiang Mai - Chiang Rai (Thái Lan) - Chiang Hung (Trung Quốc). Chương trình liên kết phát triển du lịch được tập trung vào nội dung chính: Liên kết trong lĩnh vực hoạt động du lịch, khuyến khích công dân hai nước và nước thứ ba đi lại du lịch thuận tiện; Trao đổi chuyên gia, kinh nghiệm, thông tin quản lý du lịch; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Thúc đẩy hợp tác thu hút vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác khách du lịch; Tạo những kinh nghiệm và điều kiện cho hợp tác đa phương.

- Tổ chức chương trình quảng bá trên đài tiếng nói và đài truyền hình gắn với lễ hội quan trọng để thu hút đầu tư. Phối hợp với các tổ chức, mời các thông tin đại chúng, tạp chí du lịch nổi tiếng trong khu vực và quốc tế, các vị khách nổi tiếng và các tổ chức du lịch quốc tế, Tour-Operators sang tham quan tại các điểm, khu du lịch nhằm quảng bá du lịch của tỉnh. Mặt khác, nghiên cứu một số mô hình thực tế tại các nước để phát triển hàng lưu niệm tại các địa phương phục vụ khách du lịch; đón đoàn các tỉnh thành, nhất là các tỉnh miền Bắc đến khảo sát du lịch [85].

Về kinh phí cho hoạt động xúc tiến, trong 5 năm (2014-2018), ngân sách tỉnh đã cấp kinh phí cho công tác xúc tiến 2,3 tỷ kíp (không kể các nguồn khác ngoài ngân sách và kinh phí các dự án). Phần kinh phí này được chia cho hoạt động xúc tiến bao gồm: xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư, xúc tiến hoạt động thông tin tuyên truyền.

Tuy nhiên, đã có nhiều nỗ lực, làm được nhiều việc trong công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch Luang Pra Bang trong thời gian qua. Nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, kết quả đem lại chưa nhiều, chưa có nhiều hình thức quảng bá để khách hiểu biết, có ấn tượng với Luang Pra Bang. Những hạn chế trong công tác xúc tiến du lịch thể hiện sau:

+ Ngân sách của tỉnh không đủ khả năng thực hiện các chương trình xúc tiến tại nước ngoài như tham gia hội chợ, sự kiện và thuê kênh truyền hình vì kinh phí rất lớn. Việc mở văn phòng đại diện tại các nước tuy được xác định là việc làm cần thiết và hiệu quả xong do kinh phí cao nên đến nay vẫn chưa triển khai được.

+ Nhận thức, quan điểm về công tác quảng bá và xúc tiến của lãnh đạo các cấp, các ngành còn có những vấn đề chưa phù hợp với xu thế phát triển mới; chưa chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu của địa phương mình bằng nhiều hình thức khác ít tốn kinh phí nhưng hiệu quả hơn.

+ Nguồn thu ngân sách không đủ chi, không có kinh phí dành cho các

chương trình quảng bá và xúc tiến khác. Các doanh nghiệp chưa coi trọng thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch cùng với các cơ quan qQLNN, do đó, chưa đầu tư đúng mức cho công tác tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm và việc đầu tư xây dựng sản phẩm mới. Khả năng của bộ máy làm công tác xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có kế hoạch xúc tiến bài bản kể cả về thị trường, sản phẩm và đối tượng.

3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang từ năm 1999 - 2005 do sở Công thương và Du lịch đảm nhiệm. Phòng Du lịch được thành lập theo Quyết định số 49/2006/QĐ-TLPB ngày 30/02/2006 của tỉnh Luang Pra Bang và theo đó, Phòng Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, làm chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch trong vi phạm quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Phòng Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Luang Pra Bang, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào.

Ngày 08/06/2007, Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào ban hành Quyết định số 170/2007/QĐ-TCDL về việc thành lập Sở Du lịch tỉnh Luang Pra Bang. Đến năm 2012 Sở Du lịch đã thuộc về Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Luang Pra Bang. Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về thông tin, văn hóa và du lịch; quang cáo; gia đình… Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch.

Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy sau:

+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, dự án về phát triển du lịch cho cấp trên phê diệt.

+ Thực hiện kế hoạch, quy chế pháp luật và chỉ thị về du lịch.

+ Tích cực làm chủ phối hợp với các cơ quan khác có liên quan, điều tra, thu thập thông tin và đồng thời, quy định kế hoạch giữ gìn, bảo tồn và phát triển du lịch tự nhiên, văn hóa và lịch sử.

+ Nghiên cứu phê diệt, chấm dứt hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định của luật du lịch.

+ Phối hợp các cơ quan có liên quan, phê duyệt cấp phép, khen thưởng, cản cáo, phạt, tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nguồn nhân lực ngành du lịch.

+ Quản lý và sử dụng quỹ phát triển du lịch một cách hiệu quả, phù hợp với đối tượng và mục đích của Quỹ theo nguyên tắc và quy chế của Bộ Tài chính.

+ Quan hệ quốc tế về công tác du lịch theo sự phân công của cấp trên.

+ Tổng kết, báo cáo Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch, UBND tỉnh Luang Pra Bang thường xuyên liên tục đối với tổ chức thực hiện nhiện vụ về công tác du lịch.

+ Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp trên…

- Bộ máy tổ chức của Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch gồm có: Phòng hành chính; Phòng tổ chức; Phòng kiểm tra; Phòng kế hoạch - hợp tác; Phòng thông tin; Ban thông tin - báo chí; Đài tiếng nói; Đài truyền hình; Phòng nghiệp vụ văn hóa; Bảo tàng; Công tác nghệ thuật; Trường nghệ thuật; Phòng quảng bá du lịch; Phòng quản lý du lịch; Phòng phát triển du lịch; Trung tâm huấn luyện du lịch.

Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch có Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch về ngành thông tin, văn hóa và du lịch theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phòng quảng bá du lịch; Phòng quản lý du lịch; Phòng phát triển du lịch và Trung tâm huấn luyện du lịch là các đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh [53].

Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang

Trên cơ sở đó đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo yêu cầu 1

Trên cơ sở đó đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo yêu cầu nhiệm vụ. Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội khách sạn và Chi hội vận chuyển đã làm cầu nối giữa các cơ quan QLNN và doanh nghiệp, đồng thời giúp cho công tác QLNN về du lịch chấn chỉnh các hoạt động về du lịch như: tình trạng tranh giành khách, cạnh tranh về giá, trốn khách, lậu thuế của các cơ sở lưu trú... Ban chỉ đạo Phát triển du lịch do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban với thành viên là giám đốc các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh đã phát huy vai trò trong việc quản lý phát triển du lịch tỉnh đúng hướng và cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

3.2.6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang đã có các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch như Đại học Su Pha Nu Vông có Khoa du lịch đào tạo ngành kinh tế du lịch bậc đại học, Trường trung học Kỹ thuật - Nghề Luang Pra Bang có khoa trung cấp du lịch, Trường Kỹ thuật - nghề Luang Pra Bang (nay là Trường Cao đẳng Kỹ thuật - nghề Luang Pra Bang) có khoa đào tạo nghề du lịch... Với hệ thống cơ sở đào tạo hiện có, nếu tổ chức quản lý phù hợp sẽ đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch không những của tỉnh Luang Pra Bang mà cho cả các tỉnh trong khu vực miền Bắc.

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, tỉnh Luang Pra Bang đã ban hành các quyết định về chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, công chức, công nhân viên trong tỉnh như: Quyết định số 159/2008/QĐ-TLPB ngày 29/12/2008 quy định về trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức đi học trong và nước ngoài (sửa đổi bổ sung 2012); Quyết định số 55/2011/QĐ-TLPB ngày 20/01/2011 về việc hỗ trợ đào tạo nghề do các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Luang Pra Bang.

Bảng 3.7. Nguồn lao động du lịch tỉnh Luang Pra Bang

Đơn vị tính: Người


Lao động

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số (1)

6.099

6.884

8.156

9.238

10.255

11.437

Lao động Khách sạn-Nhà

nghỉ - Nhà hàng (1)

2.343

2.855

3.454

4.051

4.426

4.640

% lao động KS-NH-NH

qua đào tạo (2)

15,4

18,5

21,7

24,3

28,6

35,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nguồn: (1) Niên giám Thống kê Luang Pra Bang năm 2018

(2) Sở Thông tin-Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Pra Bang

- Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, kể từ năm 2014 đến nay, ngành du lịch Luang Pra Bang đã liên kết với Tổng cục Du lịch Quốc gia Lào và các cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Luang Pra Bang tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, cấp bản, nghiệp vụ quản lý và phục vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hướng dẫn du lịch… Cụ thể là: mở 7 lớp nghiệp vụ phục vụ khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng với số lượng học viên tham gia 448 người, nữ 359 người; 5 lớp nghiệp vụ hướng dẫn viên cho 445 người, nữ 138 người; lớp nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn với 280 người tham gia, nữ 160 người; lớp nghiệp vụ phục vụ khách và hướng dẫn du lịch cho các thôn bản, các gia đình người dân tộc thiểu số theo loại hình homestay với 120 người tham gia; lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý du lịch cho 68 cán bộ, công chức làm việc trong ngành du lịch của tỉnh… [85].

- Ngành du lịch đã chuẩn bị tương đối chu đáo về kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn; chương trình, nội dung và thời gian tổ chức các lớp học phù hợp với từng loại đối tượng do đó chất lượng các lớp học đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, trang bị cho học viên nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ, thông qua đó giúp học viên từng bước nâng cao chất lượng

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí