ổn định cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan QLNN về du lịch. Đồng thời giúp cho việc khai thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả. Hơn nữa, phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.
- Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nó liên quan dến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau do vậy cần có sự quản lý của nhà nước để điều hoà mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực liên quan.
Tóm lại, nền kinh tế của đất nước cần đến sự quản lý của nhà nước thì công tác QLNN đối với một ngành trong nền kinh tế là tất yếu khách quan, trong đó có du lịch.
2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch
Nhà nước được coi là chủ thể quản lý tất cả các hoạt động diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia; bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự quản lý, điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra trước đó và du lịch cũng không phải là ngoài lệ. Vai trò QLNN về du lịch được thể hiện rõ nét qua các mặt sau:
Một là, nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường và đặc điểm cụ thể của hoạt động du lịch và ngành du lịch. Cụ thể là nhà nước không buông lỏng hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch, nhưng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh về du lịch và các hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương. Thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành du lịch, nhà nước sẽ
định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử. Đồng thời sẽ hạn chế được những mặt tiêu cực cũng như các tác động xấu đến môi trường, văn hóa của các hoạt động du lịch.
Hai là, nhà nước tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỷ cương. Đồng thời nhà nước là người sẽ tham gia phân phối việc sử dụng tài nguyên du lịch cho hợp lý, đưa ra các quy định về duy trì và bảo tồn các di sản văn hóa và tài nguyên du lịch.
Ba là, nhà nước hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (điện, đường, bưu chính viễn thông…) phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, du lịch cũng được hưởng lợi từ hệ thống giao thông, viễn thông, điện, an sinh xã hội, hệ thống cơ sở lưu trú, quảng bá… Về mặt này chắc chắn sẽ không có tổ chức hay các nhân nào ngoài nhà nước có thể đảm nhiệm được toàn bộ, đặc biệt là những hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Vai Trò Của Du Lịch Về Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Tổ Chức Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Bài Học Rút Ra Cho Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Bốn là, nhà nước điều hòa mối quan hệ giữa lợi ích các bên và các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Trong hoạt động du lịch và rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội khác của đất nước có thể cùng sử dụng các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hoặc tài nguyên. Nếu không có sự quản lý của nhà nước thì các ngành kinh tế này sẽ tranh giành lợi ích của nhau và trong quá trình quản lý thì sẽ gây chồng chéo vì ngành nào cũng muốn dành cho mình những lợi ích thiết thực nhất mà không quan tâm tới lợi ích chung.
Với việc thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình, nhà nước sẽ phát huy mạnh mẽ được vai trò quản lý trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng để phát triển theo hướng bền vững.
2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Theo điều 92 của Luật Du Lào năm 2013 (sửa đổi) thì QLNN về du lịch có những nội dung chính, cụ thể đó là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức, kỹ thuật trong hoạt động du lịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; Tổ chức khuyến khích, quản lý hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch; Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch; Tổ chức thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về du lịch; Hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài theo quy định pháp luật; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch [72].
Theo điều 96 của Luật Du lịch nước CHDCND Lào thì trách nhiệm QLNN về du lịch thì: Chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [72].
Trên cơ sở quy định của Luật du lịch, các quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tiễn trong quản lý nhà nước về du lịch của cấp tỉnh, tác giả sắp xếp và tập trung phân tích QLNN về du lịch ở một địa phương cấp tỉnh với các nội dung chủ yếu sau:
2.2.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung QLNN có tính hoạch định đối với sự phát triển du lịch. Do vậy, định hướng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo các quan điểm chủ đạo sau:
- Quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này đòi hỏi các chủ thể kinh tế được tự do trong lựa chọn và ra các quyết định kinh tế có lợi cho mình, nhưng không trái với quy định của pháp luật; quan hệ thị trường quyết định sự phân bổ các nguồn lực thông qua giá cả; cạnh tranh là nguyên tắc nền tảng.
- Quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Quan điểm này đòi hỏi về mặt sở hữu và thành phần kinh tế phải đa dạng (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
- Quan điểm đẩy mạnh CNH - HĐH trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trong từng ngành, trong đó có du lịch. Quan điểm này đòi hỏi phải đẩy mạnh cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, tự động hoá, sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại khác; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất đặc trưng của từng ngành, vùng) hiện đại bảo đảm phục vụ và tạo điều kiện cho phát triển; chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề, cơ cấu công nghệ, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả cao...
- Chiến lược phát triển du lịch ở một địa phương phải gắn với chiến lược phát triển chung của ngành du lịch xuyên suốt cả nước, trước hết là quan điểm phát triển ngành. Mục tiêu phát triển của ngành du lịch là: phát triển nhanh và bền vững để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhưng muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải biết tranh thủ mọi
nguồn lực trong nước, ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển cả du lịch quốc tế và trong nước, bảo đảm hiệu quả cao trên các mặt kinh tế - xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược. Phát triển nhanh nhưng phải vững chắc, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các bên trong hưởng thụ sự phát triển du lịch.
Quá trình xây dựng chiến lược gồm các bước: phân tích bối cảnh, môi trường phát triển (xác định các cơ hội và thách thức); xác định mục tiêu chiến lược; quan điểm phát triển, xây dựng chiến lược phát triển của một lĩnh vực chủ yếu, và vùng điểm du lịch, các chính sách, biện pháp chủ yếu để thực thi chiến lược.
Cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển cũng là một nội dung rất quan trọng. Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược phát triển, nhưng quan trọng là luận chứng cả về mặt tổ chức không gian lãnh thổ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là loại hình quy hoạch tổng thể phát triển ngành. Nó được thực hiện ở cấp cả nước và từng vùng lãnh thổ (theo tỉnh, vùng lớn) gồm: quy hoạch các yếu tố tổ chức; quy hoạch cơ cấu; các tiện nghi tiêu chuẩn... các bước tiến hành quy hoạch là:
- Kiểm kê, điều tra, bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện, bối cảnh của phát triển, đánh giá các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển, điểm xuất phát, những vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết;
- Dự báo thị trường và phân tích yêu cầu cạnh tranh đối với những sản phẩm chính; đánh giá, dự báo khả năng thu hút vốn và công nghệ từ nước ngoài, từ các địa phương khác, từ các nguồn nội sinh;
- Dự báo định hướng phát triển; luận chứng mục tiêu, phương hướng phát triển, hướng sản phẩm chủ lực, cơ cấu sản phẩm;
- Hướng mở rộng thị trường; hướng chiến lược, hướng chủ yếu, hướng kết hợp... hướng phát triển cung du lịch, hướng đầu tư, hướng thu hút lao động và đào tạo;
- Hướng khai thác tài nguyên du lịch, phát triển loại hình du lịch... lựa chọn phương án phân bổ, tổ chức, ngành theo không gian lãnh thổ;
- Xác định các chính sách, giải pháp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án được ưu tiên, nhu cầu và biện pháp bảo đảm các nguồn lực, các biện pháp tổ chức quản lý.
2.2.4.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch
Để QLNN nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, nhà nước cần có hệ thống văn bản pháp luật để làm cơ sở pháp lý và công cụ quản lý. Mục đích là thiết lập môi trường luật pháp đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Sở hữu và lợi ích là các mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Pháp luật thể hiện thái độ của nhà nước đối với các vấn đề đó. Cho nên môi trường pháp lý ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của các chủ thể tham gia thị trường du lịch. Luật pháp tác động đến các chủ thể thông qua các vấn đề sau: pháp luật xác định vị trí pháp lý của các chủ thể kinh tế trong ngành (tổ chức hoặc cá nhân). Thí dụ đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, điều đó được thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách đã được thể chế hoá. Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã... đều thừa nhận sự phát triển lâu dài, sự bình đẳng và lợi ích của các thành phần trên trước pháp luật. Luật pháp tạo ra luật chơi bình đẳng cho các chủ thể kinh tế trên thị trường du lịch. Thông qua các chính sách đã luật hoá, nhà nước khuyến khích các chủ thể kinh tế trong ngành phát triển kinh doanh theo đúng hướng chiến lược, quy hoạch đã xác định; hạn chế các mặt tiêu cực có hại cho sự phát triển (các hiện tượng xâm hại đến tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái, các tệ nạn xã hội...). Luật pháp là công cụ quyền
lực, có tính cưỡng chế rất sắc bén, có hiệu quả trong quản lý.
Việc tổ chức nghiên cứu ban hành các văn bản luật hoá các chính sách, chủ trương là một khoa học, cần được thực hiện theo các quy trình khoa học, nghiêm túc, với những phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp. Trong quy trình ban hành các văn bản chính sách có một số khâu cần có sự chú ý đặc biệt:
- Trước hết, là việc đánh giá chính sách hiện hành, đánh giá tình hình và phát hiện vấn đề cần bổ sung hoàn thiện hay đổi mới. Để phân tích và phát hiện vấn đề chuẩn xác cần có những cuộc điều tra, khảo sát với các mẫu, số lượng mẫu và các hướng tiếp cận nghiên cứu đúng. Sử dụng tổng hợp các phương pháp, đặc biệt phương pháp so sánh để phát hiện các khoảng chênh, các lỗ hổng của tình hình so với yêu cầu.
- Việc xây dựng chính sách cần có nhiều phương án, việc lựa chọn phương án tối ưu phải dựa trên các tiêu thức: có tạo ra được động lực cho sự phát triển không? có thúc đẩy sự hình thành thị trường du lịch không? có phù hợp với mục tiêu phát triển của tổng thể kinh tế địa phương không? có khả thi không? có được xã hội chấp nhận không? tài liệu các rủi ro sẽ xảy ra và hướng khắc phục nếu nó xảy ra...
- Chính sách cần được các bên có liên quan và các nhóm dân cư không có cùng lợi ích thảo luận, xin ý kiến để xem xét hoàn thiện.
- Cần có kế hoạch tổ chức thực thi chính sách chi tiết cụ thể trên lượng các phản ứng và phương án xử lý.
- Trong quá trình thực thi chính sách cần có các cuộc đánh giá nghiêm túc, khoa học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách. Đối với sự phát triển du lịch ở một địa phương các văn bản và chính sách sau đây có tác động trực tiếp: Luật Du lịch, Luật Khuyến đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch...
2.2.4.3. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch
Nhà nước quản lý các hoạt động du lịch bằng pháp luật. Giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động dư lịch nhằm đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ pháp luật. Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải xin phép cơ quan quản lý. Giấy phép hoạt động du lịch là chứng nhận sự đồng ý của cơ quan nhà nước về hoạt động du lịch. Trường hợp cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch vi phạm quy định thì sẽ bị cơ quan QLNN xem xét thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận.
Việc cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch được quy định cụ thể về trình thự, thủ tục và thời gian.
2.2.4.4. Xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Xúc tiến du lịch là quan trọng và cần thiết vì:
- Tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Các hoạt động xúc tiến về một sản phần du lịch do nhiều doanh nghiệp khác nhau cung ứng giúp người tiêu dùng có nhiều thông tin hơn về một loại sản phẩm du lịch từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tự do lựa chọn nhà cung ứng san phẩm. Từ đó, hoạt động xúc tiến đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tạo điều kiện để sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành được tiêu thụ nhiều lần. Trong kinh tế thị trường, quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp không thế chi bán sản phẩm một lần cho một người, cho nên cần phải hoạt động xúc tiến.
- Góp phần cải tiến các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp. Thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp sẽ tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng, nhờ vậy góp phần phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch của doanh