Thực Trạng Qlnn Về Đa Dạng Hoá Hđtd Của Các Nhtmcp Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2006-2012


Tỷ lệ: 17%, đảm bảo an toàn theo quy định tại Việt Nam là 30% (Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009)

Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng

cho vay trung dài hạn.

Nguồn: NHNN, báo cáo tài chính các NHTMCP 2012 và tính toán của tác giả.

Như vậy, các NHTMCP trên địa bàn tập trung vào cho vay là chủ yếu, thực hiện được đa dạng hóa các loại cho vay, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế đối với phân loại theo kỳ hạn cho vay. Việc phát triển các hình thức cấp tín dụng khác chưa đầy đủ trong tất cả các NHTMCP, chưa thực sự đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, cũng như chưa đa dạng hóa đầy đủ các loại và phương cấp tín dụng trong giai đoạn 2006-2012. Nguyên do, cho vay là hoạt động truyền thống của các NHTMCP và quy định pháp luật mới cho phép phát triển thêm các hình thức cấp tín dụng khác trong những năm gần đây theo như phân tích cụ thể qua thực trạng QLNN về đa dạng hoá HĐTD. Qua đánh giá theo tiêu chí an toàn, các NHTMCP đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn và có hiệu quả trong quá trình đa dạng hóa HĐTD. Tuy nhiên, mức độ an toàn chưa thực sự đảm bảo, nợ xấu cao so với ngưỡng cảnh báo của NHNN, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động cao. Đặc biệt, tỷ lệ thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập HĐTD khá cao, càng cho thấy các NHTMCP chưa thực sự đa dạng hóa HĐTD.

2.3 Thực trạng QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2012

2.3.1 Các cơ quan QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP

Theo sơ đồ QLNN về đa dạng hoá HĐTD thể hiên nội dung QLNN về đa dạng hoá HĐTD theo từng cấp như sau:

.


(1)


Quốc hội

(2)

(7)

(9)

Hình 2.1. Sơ đồQLNN vềđa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP



Chính phủ

(6)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 21


(11)

(13)

(14)

NHNN-Chi nhánh tỉnh, thành phố

Các NHTMCP

(4)

NHNN

(10)

UBND Tỉnh, Thành phố

(8)

Các Bộngành trung ương

(3)

(5)

(12)

Các Sở ngành địa phương

UBND

quận huyện

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua nghiên cứu

i) Quốc hội ban hành Luật NHNN, Luật các TCTD và các luật có liên quan, quy định các hình thức cấp tín dụng mà các NHTMCP được phép mở rộng.

ii) Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định hướng dẫn thi hành Luật; phê duyệt các đề án trong ngành ngân hàng, nhằm định hướng hoạt động ngân hàng, bao gồm định hướng phát triển HĐTD đa dạng. Đồng thời, Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo NHNN triển khai HĐTD đa dạng, chỉ đạo các bộ ngành,

UBND tỉnh, thành phố phối hợp cùng NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp

nhằm tạo thuận lợi cho HĐTD tăng trưởng với cơ cấu phù hợp.

iii) Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN (Luật NHNN năm 2010), NHNN ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn, ban hành quy định đối với từng hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. NHNN điều tiết, chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa HĐTD, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi

phạm pháp luật đối với NHTMCP. Bên cạnh, tạo điều kiện, hỗ

trợ

cung cấp

thông tin tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa HĐTD.


iv) NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của NHNN theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/02/2009 của NHNN). Theo đó, NHNN chỉ đạo, điều hành NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung QNNN về đa dạng hóa HĐTD trên địa bàn.

v) NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai chỉ đạo việc thực hiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa HĐTD. Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế có liên quan đến đa dạng hóa HĐTD để làm tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Đề xuất NHNN trong việc cấp, thu hồi giấy phép các hình thức cấp tín dụng. Thực hiện thanh tra, giám sát, xử lý các NHTMCP vi phạm trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

vi), vii) Chỉ đạo của Chính phủ đối với các bộ ngành trung ương và UBND tỉnh, thành phố về triển khai quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế, tạo nhu cầu cho phát triển HĐTD đa dạng. Triển khai các chính sách tín dụng, đáp ứng cho yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn. Chỉ đạo các bộ ngành trung ương, UBND tỉnh, thành phố phối hợp cùng

NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho HĐTD tăng

trưởng theo định hướng với cơ cấu phù hợp.

viii), ix) Các bộ ngành trung ương và UBND tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với NHNN triển khai chi tiết các quy định của Chính phủ. Triển khai việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế theo ngành, lĩnh vực và trên các địa bàn tỉnh, thành phố có liên quan đến đa dạng hóa HĐTD để làm tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội.


x) UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ngành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng để án phát triển các ngành, bao gồm phát triển hoạt động ngân hàng, nhằm định hướng phát triển và tao nhu cầu cho đa dạng hóa HĐTD. Chỉ đạo các sở ngành phối hợp cùng NHNN, các NHTMCP triển khai thực hiện các chính sách tín dụng, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, bao gồm việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đa dạng cho các hoạt động kinh tế-xã hội theo nội dung chương trình đã đề ra.

xi) Các sở ngành địa phương phối hợp cùng NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai các chính sách tín dụng, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, phối hợp xây dựng đề án về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đề án liên quan đến đa dạng hóa HĐTD.

xii) Các sở ngành triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn các quân huyện, bao gồm bao gồm việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đa dạng cho các hoạt động kinh tế-xã hội theo nội dung chương trình đã đề ra.

xiii), xiv) NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp cùng các sở ngành địa phương, UBND quận huyện và các NHTMCP triển khai các chính sách tín dụng đến các doanh nghiệp. Trao đổi thông tin về chính sách tín dụng và các chương trình phát triển kinh tế và hướng dẫn triển khai đa dạng hóa HĐTD.

Qua sơ đồ trên, có thể rút ra các khía cạnh liên quan đến QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP như sau:

Đối tượng QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP: Các NHTMCP và KH liên quan đến quá trình đa dạng hóa HĐTD.

Các phương pháp QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP: Phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN.


Công cụ của QLNN đối với đa dạng hóa HĐTD: Công cụ pháp luật, bao gồm Luật NHNN, Luật các TCTD, các quy định của Nhà nước về các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Công cụ kế hoạch gồm: Đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển ngành ngân hàng, kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm và những định hướng đa dạng hóa HĐTD. Chính sách được thực hiện bao gồm: Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách đa dạng hóa HĐTD… Công cụ tài sản quốc gia gồm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vốn, tài sản của Nhà nước,…được sử dụng trong công tác QLNN về đa dạng hoá HĐTD.

2.3.2 Định hướng chiến lược phát triển của Nhà nước về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP

Các định hướng chiến lược phát triển của Nhà nước về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2006-2012 thể hiện qua:

Thứ nhất, đề án phát triển ngành ngân hàng: Trên cơ sở Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Chính phủ), với chỉ tiêu về tăng trưởng bình quân tín dụng 18 %/năm-20 %/năm, định hướng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tại TP.HCM UBND thành phố đã tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện đề án: “Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn TP HCM”. Với mục tiêu định hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đi đôi với phát triển ngân hàng hiện đại, đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả. UBND TP. HCM tạo điều kiện hỗ trợ và chỉ đạo các sở ban, ngành phối hợp, tạo thuận lợi cho ngành ngân hàng thành phố phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ ngân hàng [70, tr.1- 2].

Thứ hai, định hướng của NHNN hàng năm: Định hướng đa dạng hóa HĐTD qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hướng HĐTD đa dạng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (xem Bảng 2.19)


Bảng 2.19. Định hướng đa dạng hóa HĐTD của NHNN giai đoạn 2006-2012


Chỉ tiêu tăng

trưởng tín dụng

Định hướng HĐTD

Năm 2006: 18%-

20%

Chấn chỉnh cho vay đầu tư bất động sản, cho vay doanh nghiệp

Nhà nước [74, tr.67-69].

Năm 2007: 17%-

21%

“Khống chế tỷ trọng cho vay trung hạn, dài hạn ở mức phù hợp khả năng huy động nguồn vốn dài hạn, tránh rủi ro về kỳ hạn,

đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng”[75, tr.69-72].

Năm 2008: 30%

Tập trung cho vay các dự án trọng điểm, sản xuất hàng xuất

khẩu, hàng hóa thiết yếu [76, tr.55]

Năm 2009: 21% -

23% ( 25% - 27%

trong 6 tháng cuối năm)

Mở rộng tín dụng có hiệu quả, triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV [77, tr.56], tập trung vốn cho sản xuất- kinh doanh, cho DNNVV, khu vực nông thôn và các dự án lớn,

trọng điểm (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 22/05/2009).

Năm 2010: 25%

Tập trung cho vay nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu,

DNNVV; cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/04/2010).

Năm 2011: Dưới

20%

Tập trung ưu tiên cho sản xuất-kinh doanh, khu vực nông

nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của NHNN).

Năm 2012: 15%-

17%

Tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,

sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, các dự án có hiệu quả (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2012)


Năm 2013: 12%

Ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, các

dự án có hiệu quả (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2011)

Ngày đăng: 08/12/2022