Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước thanh niên Việt Nam luôn là lực lượng xã hội to lớn kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, là nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đảm nhận những công việc đòi hỏi sức khỏe, sự hy sinh, gian khổ, tính sáng tạo, nhiệt huyết. Thanh niên là độ tuổi sung mãn nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, khao khát muốn tự khẳng định bản thân, cống hiến sức trẻ. Nhưng, do đặc thù của lứa tuổi còn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn, quan điểm lập trường chưa thực sự kiên định, vững vàng. Chính vì vậy, thanh niên cần được sự quan tâm giúp đỡ, chăm lo, bồi dưỡng của các thế hệ đi trước và toàn xã hội bằng những chính sách cụ thể.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới, xu thế vận động của nền kinh tế thị trường hiện nay thanh niên có nhiều thuận lợi để phát huy những tiềm năng to lớn, nhưng bên cạnh đó cũng phải đối diện với những nguy cơ, thách thức không hề nhỏ. Chính vì vậy đòi hỏi Đảng và nhà nước phải quan tâm, chú trọng hơn nữa đến thanh niên nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tiềm năng to lớn của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Đối với huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp công tác QLNN về CTTN được đặc biệt quan tâm. QLNN về CTTN đã được triển khai và thực hiện khá đồng bộ; qua triển khai, bước đầu đã có một số kết quả nhất định, thanh niên được tạo điều kiện và có cơ hội phát triển cả về thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, nhận thức của một số bộ phận cán bộ, công chức về vị trí, vai trò của thanh niên còn hạn chế, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể liên quan chưa chặt chẽ và rõ


ràng; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hiện thực hóa Luật Thanh niên còn chậm; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, định hướng cho thanh niên chưa được cụ thể dẫn đến một số bộ phận thanh niên thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng với một số biểu hiện “khô Đoàn, nhạt Đảng” và xa rời truyền thống; công tác đoàn kết tập hợp, thanh niên còn mang nặng tính hình thức và chưa thực sự đi vào chiều sâu.

Từ thực tế trên với tâm huyết, trăn trở của một cán bộ đoàn tại cơ sở, tác giả chọn đề tài Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp của mình, từ đó làm rõ thực trạng, từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Cho đến hiện nay đề tài thanh niên và QLNN về CTTN là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu, viết bài trên phạm vi cả nước. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

“Quản lý nhà nước về công tác thanh niên” Nguyễn Vĩnh Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1995.

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 2

“Lãnh đạo và quản lý về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới”, của tác giả Dương Tự Đam, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2007.

“Quản lý nhà nước về thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,

của tác giả Vũ Đăng Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2016.

Bên cạnh các tài liệu, sách chuyên khảo và bài viết chuyên ngành, ở phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn, vấn đề QLNN về CTTN được tiến hành bởi một số tác giả là Học viên Học viện Hành chính Quốc gia như:


Trần Thiện Lộc (2017), Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia, Tp.HCM.

Võ Văn Dũng (2017), Luận văn thạc sĩ quản lý công“Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Học viện Hành chính Quốc gia.

Đậu Đình Sáng (2020), Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”, Học viện Hành chính Quốc gia, Đắk Lắk.

Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CTTN, phân tích thực trạng QLNN về CTTN tại địa phương mà các tác giả nghiên cứu, trên cơ sở phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, QLNN về CTTN phù hợp với từng địa phương được nghiên cứu. Đến nay, vẫn chưa có đề tài nào lựa chọn nghiên cứu thực tiễn QLNN về

CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn này sẽ nghiên cứu những nội dung lý luận và thực tiễn QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoạn thiện công tác QLNN về CTTN trên địa bàn huyện.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung chính sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về CTTN.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, làm rõ ưu điểm, tồn tại, xác định nguyên nhân.


Thứ ba, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vị không gian: Tại huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thực trạng QLNN về CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Sử dụng nguyên lý, quy luật của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu hệ thống quan điểm của Đảng, văn bản QLNN về CTTN, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài có liên quan đã được công bố, từ đó so sánh, phân tích, đối chiếu phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mà luận văn đặt ra.

Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan thu thập số liệu về thanh niên phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp phân tích: Việc sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá một cách cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, tập trung làm rõ thực trạng QLNN về CTTN của UBND huyện Čư M’gar, xác định rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.


Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khái quát nội dung của vấn đề, đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính tổng quan.

Phương pháp khảo sát - thống kê xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu thực trạng quản lý của nhà nước đối với CTTN trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Đoàn viên, thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn và công chức làm CTTN tại địa huyện Čư M’gar.

Các phương pháp nghiên cứu trên được sử dụng kết hợp với nhau nhằm mục đích đảm bảo cho nội dung nghiên cứu của Luận văn vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm lý luận QLNN về CTTN.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ làm CTTN nói riêng. Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh

niên.

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên

trên địa bàn trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

1.1. Khái niệm thanh niên và công tác thanh niên

1.1.1. Thanh niên

1.1.1.1. Khái niệm thanh niên

Trong sự phát triển của xã hội, thanh niên là đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: Tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, sinh lý học, dân số học. Tuỳ theo cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu hay cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên.

Dưới góc độ sinh học, thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể, ở giai đoạn này sự phát triển về mặt sinh học như: Tầm vóc, hệ cơ quan bên trong và các bộ phận bên ngoài của cơ thể đã dần hoàn thiện về mặt chức năng.

Dưới góc độ pháp lý, độ tuổi thanh niên không giống nhau ở các quốc gia tùy thuộc vào quan điểm và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu phát triển toàn diện thanh niên của từng quốc gia mà quy định độ tuổi thanh niên khác nhau, thường tập trung trong khoảng từ 15 đến 30 tuổi. Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 1, Luật Thanh niên năm 2020 “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. [31] Độ tuổi này phù hợp với giai đoạn phát triển tâm, sinh lý của thanh niên Việt Nam.

Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên là lực lượng lao động xã hội trẻ tuổi, nguồn bổ sung cho lực lượng lao động trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, thanh niên cũng là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng


lao động, sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, ham học hỏi, gắn bó mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Dưới góc độ chính trị, theo sách Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong tình hình mới của tác giả Vũ Trọng Kim thì “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội”. [23] Khái niệm này chỉ ra vai trò của thanh niên đối với xã hội, khẳng định “mặt xã hội” của thanh niên khi có “quan hệ mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội”. Thanh niên được hiểu là lực lượng hậu bị của các đảng phái chính trị. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xem công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đồng thời, xác định việc xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là một trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng, thanh niên “là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”. [29]

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác - Lênin định nghĩa con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người vừa là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người, “là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội”. [4] Theo đó, thanh niên là một giai đoạn phát triển nhất định của cơ thể con người, nó mang những bản chất đặc trưng của con người, đồng thời


là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận người tồn tại ở một độ tuổi nhất định trong một giai đoạn xác định, một không gian nhất định có thể của một dân tộc, một quốc gia hoặc thậm chí là quy mô của cả xã hội loài người, với những đặc điểm sinh học, tâm lý và sự phát triển nhận thức ở một trình độ nhất định. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X đã khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình…”. [3]

Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm này, song dưới góc độ tiếp cận của QLNN về CTTN, khái niệm thanh niên ở đây được hiểu như sau: “Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội. Đồng thời thanh niên vừa là đối tượng được thụ hưởng vừa là chủ thể thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước”.

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy khái niệm thanh niên mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, thanh niên không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc thù; thanh niên có mặt trong tất cả các dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

Thứ hai, thanh niên có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, có tâm tư nguyện vọng; có nhu cầu và hoài bão, khát vọng theo lứa tuổi và giới; thanh niên có độ tuổi nhất định.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2023