Phương Pháp Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên


Tính kế hoạch phải được tuân thủ từ trung ương đến địa phương, ở mọi ngành, mọi cấp và mọi chủ thể xã hội, tránh làm việc thiếu chương trình, kế hoạch, tránh sa vào quan liêu, hình thức.

Thứ năm, nguyên tắc quản lý theo chức năng và theo địa phương

Quản lý theo chức năng là quản lý theo lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Theo quy định của pháp luật, hệ thống ngành dọc có các Bộ, Sở, Phòng, Ban chuyên môn quản lý theo chức năng. Cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân định rõ thẩm quyền mỗi cơ quan, mỗi cán bộ và quan hệ qua lại giữa các chủ thể đó với nhau. Đi đôi với vấn đề này phải lựa chọn và bố trí cán bộ đủ khả năng thực hiện chức năng và quyền hạn của cơ quan đó. Liên quan với nguyên tắc trên là nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền. Nguyên tắc này đòi hỏi khi thông qua quyết định quản lý phải xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nó.

1.2.5. Phương pháp quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Phương pháp quản lý là biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý; vì vậy trong việc sử dụng các phương pháp quản lý cần nắm rõ đối tượng và những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, phù hợp với đối tượng đó, ngoài ra cũng phải lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng của tổ chức để đạt mục tiêu quản lý đề ra.


Phương pháp QLNN về CTTN là cách thức tác động, biện pháp của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền về CTTN sử dụng để thực hiện CTTN, nhằm đạt được mục tiêu đề ra, có rất nhiều phương pháp quản lý cụ thể như:

Phương pháp giáo dục, thuyết phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bản chất của phương pháp giáo dục, thuyết phục là việc đưa ra các lập luận, chứng cứ, giải thích, chứng minh làm cho đối tượng hiểu, tin và tự giác thực hiện theo mong muốn của chủ thể quản lý.

Trong CTTN lợi ích giữa các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là không mâu thuẫn, không đối lập mà thống nhất với nhau. Mọi hoạt động của các cơ quan tổ chức nhà nước đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, bảo đảm sự phát triển về mọi mặt của thanh niên. Vì vậy, phương pháp giáo dục, thuyết phục vẫn là phương pháp chủ yếu trong các phương thức QLNN về CTTN.

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 5

Phương pháp tổ chức

Đây là cách thức tác động lên thanh niên thông qua mối quan hệ với tổ chức do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập các tổ chức và kiểm soát hoạt động của tổ chức này, nhằm đưa thanh niên vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương.

Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế. Phương pháp này khác với phương pháp hành chính ở chỗ: Nếu phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, thì với phương pháp kinh tế tác động một cách gián tiếp thông qua các đòn bẩy lợi ích kinh tế. Các đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, giá cả, thuế, chính sách tiền tệ.

Phương pháp hành chính


Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng việc ra các mệnh lệnh rõ ràng, dứt khoát, bắt buộc đối tượng quản lý phải làm hoặc không được làm những công việc nhất định vì ý chí và mục tiêu của chủ thể quản lý.

Phương pháp hành chính là phương pháp đặc thù của quản lý nhà nước, gắn liền với quyền lực và sức mạnh của nhà nước.

Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý. Các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định.

Phương pháp vận động chính sách

Vận động chính sách CTTN là cách thức tuyên truyền, thuyết phục, tranh thủ sự tham gia của xã hội, hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện chương trình phát triển thanh niên. Vận động chính sách tập trung vào thông tin tuyên truyền từ cán bộ lãnh đạo, các ngành, các cấp cho đến quần chúng nhân dân; giúp cho các cấp, các ngành, các thành phần xã hội, dân tộc có nhận thức, đồng tình ủng hộ, cam kết cùng tham gia, phối hợp thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch thanh niên. Một số hình thức vận động cơ bản sau:

Vận động các ngành, gia đình, trường học và cộng đồng tham gia, đóng góp ý kiến, biên tập thiết kế, xây dựng ý tưởng, nội dung, chương trình phát triển thanh niên, QLNN về CTTN, xã hội hóa CTTN.

Vận động cộng đồng xã hội, các thành phần kinh tế, các ngành, đoàn thể xây dựng chương trình CTTN, phân công trách nhiệm quản lý, sự đóng góp tài chính của các nguồn lực xã hội, cử cán bộ tham gia tổ chức, thực hiện tạo ra “thế trận lòng dân” trong vận động chính sách nhằm phát huy, bồi dưỡng thế hệ trẻ một cách bền vững.


Các phương pháp trên đều rất quan trọng, tuy nhiên phương pháp giáo dục hiện nay luôn được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục; phương pháp tổ chức mang tính khuôn khổ; phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, động lực thúc đẩy hoạt động QLNN về CTTN; phương pháp hành chính là cần thiết nhưng cần phải sử dụng một cách đúng đắn.

1.2.6. Nội dung và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh

niên


Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Điều 36, Luật Thanh niên năm 2020, quy định quản lý nhà nước về công

tác thanh niên bao gồm 8 nội dung:

Một là, Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên; quy định các biện pháp để thực hiện chính sách đối với thanh niên.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Hiện nay, hệ thống văn bản QLNN về CTTN ngày càng được hoàn thiện, tạo sự đồng bộ thống nhất, làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý đặc biệt kể đến là Luật Thanh niên năm 2020 thay thế Luật Thanh niên năm 2005 đã khắc phục những hạn chế, bất cập của luật cũ đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Hai là, Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên.


Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên một trong những nội dung quan trọng của công tác QLNN về CTTN, trong đó vừa cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về CTTN vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong tình hình mới.

Ba là, Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình thanh niên và việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Để QLNN về CTTN thực sự hiệu lực, hiệu quả, nhà nước định kỳ tiến hành các nghiên cứu cơ bản và dự báo tình hình thanh niên, trên cơ sở đó đưa ra các dự báo, hoạch định các chính sách, luật pháp phù hợp liên quan đến thanh niên và CTTN. Để công tác này được chính xác cần thiết lập một chế độ báo cáo, thống kê về tình hình triển khai, kết quả thực hiện CTTN một cách chính xác. Đây là một trong các tiền đề quan trọng và cần thiết trong QLNN về CTTN.

Bốn là, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ là một trong những khâu đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự phát triển của mỗi tổ chức, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm CTTN là nội dung rất cần thiết và quan trọng. Để có những chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với từng đối tượng thanh niên đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức làm CTTN niên phải thật sự hiểu biết cặn kẽ các vấn đề của thanh niên. Để làm được điều đó thì đội ngũ cán bộ công chức làm CTTN phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách chuyên sâu, kỹ lưỡng về CTTN, phải thường xuyên nắm bắt những vấn đề thay đổi của thanh niên. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm CTTN niên là việc làm thường xuyên và mang tính lâu dài.



niên.

Năm là, Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về thanh


Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai

trò quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay đặc biệt là đối với CTTN, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.

Sáu là, Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa”. [16] Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng đối với CTTN. Phải thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, tức là kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm còn giám sát là phải mở rộng. Thông qua kiểm tra, giám sát sẽ tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để đôn đốc, chỉ đạo, phê bình những nơi triển khai yếu, kết quả thấp và biểu dương, nhân rộng những nơi thực hiện đạt hiệu quả cao.

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực hiện các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể hoá về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong


việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và CTTN không chỉ ở một cấp và một cơ quan cụ thể mà được thực hiện ở tất cả các cơ quan nhà nước có thực hiện các nội dung liên quan đến công tác QLNN về thanh niên và theo hệ thống từ trung ương đến địa phương và phải thực hiện thường xuyên của các cơ quan chức năng. Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chính sách pháp luật về CTTN tập trung vào các vấn đề sau:

Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phương hướng giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành đối với thanh niên và CTTN.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và CTTN.

Sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng khen thưởng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên nhằm đánh giá những mặt đã làm được để phát huy đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại để đề ra phương hướng khắc phục. Cùng với sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên tác động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, sức sáng tạo của tập thể, cá nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Bảy là, Hợp tác quốc tế về thanh niên.

Nhà nước tạo cơ chế cho thanh niên được tham gia vào các hoạt động quốc tế thông qua các cơ quan QLNN có thẩm quyền và tổ chức thanh niên, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, thực hiện nhiều hoạt động quốc tế về thanh niên. Nội dung QLNN trong hợp tác quốc tế về CTTN gồm những nội dung sau:


Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của thanh niên về công tác đối ngoại của Đảng, nhà nước theo tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác, phát triển, đa phương hóa, góp phần bảo vệ hòa bình, tiến bộ xã hội.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước đối với CTTN, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chính sách đối với thanh niên. Tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế cho phát triển thanh niên và CTTN.

Tạo điều kiện để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên do Đoàn thanh niên làm nòng cốt mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước.

Tám là, Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên.

Để công tác QLNN về CTTN thực sự hiệu quả và đi vào chiều sâu thì ngoài sự quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và bản thân mỗi cán bộ, công chức làm công tác QNNN về CTTN thì cần phải tạo ta sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía xã hội, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên và nhất là đoàn viên, thanh niên nhằm huy động mọi nguồn lực sẵn có tham gia thực hiện chính sách đối với thanh niên.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Luật Thanh niên năm 2020 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2023