Đặc Điểm Cơ Bản Của Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên


hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự phối hợp tất cả cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt CTTN trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của Nhà nước…”. [26]

Theo tác giả Vũ Trọng Kim thì “QLNN về CTTN là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ CTTN của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên”. [23]

Tác giả Vũ Đăng Minh lại cho rằng: “Không thể nói nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước là “quản lý nhà nước về công tác thanh niên” được, vì như vậy, các cơ quan nhà nước quản lý cả các hoạt động của Đảng, Đoàn Thanh niên và Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với thanh niên là không đúng thẩm quyền của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”. Theo đó, khi nói tới QLNN về CTTN là phải nói tới: hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền quản lý thanh niên; thanh niên và các tổ chức của thanh niên (họ là đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước); công cụ QLNN (luật pháp về thanh niên, QLNN về CTTN. Luật pháp bao gồm luật, các Nghị định, Quyết định, các văn bản có tính quy phạm pháp luật); phương pháp QLNN về CTTN có tính đặc thù so với phương pháp QLNN nói chung; có sự phối hợp của các cơ QLNN và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức của thanh niên trong việc quản lý thanh niên. Khái niệm QLNN về thanh niên theo tác giả được hiểu như sau: “Là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của


Đảng và Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên thành chính sách, pháp luật; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật”. [24]

Các ý kiến đa chiều góp phần đưa lại cho chúng ta cách nhìn đa chiều và phong phú về vấn đề này. Tuy nhiên những khái niệm trên đã chỉ ra chức năng và nhiệm vụ của các chủ thể làm QLNN về thanh niên. Dưới góc nhìn của tác giả thì, QLNN về CTTN được xem xét, thống nhất trên một số nội dung sau:

QLNN về CTTN là một khoa học trong khoa học QLNN, đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp các quy luật khách quan của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phù hợp với yêu cầu vận động và phát triển thanh niên.

QLNN về CTTN thực hiện nguyên tắc thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và QLNN về CTTN. Trong đó, Đảng đề ra đường lối, quan điểm, chủ trương đúng đắn; đề ra mục tiêu, giải pháp cho việc thực hiện quá trình phát triển thanh niên, tuyên truyền vận động, giáo dục và phát huy thanh niên tham gia xây dựng đất nước.

Từ các khái niệm và nội dung phân tích trên có thể rút ra khái niệm QLNN về CTTN như sau: “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước đối với một đối tượng đặc trưng là thanh niên; là hoạt động xây dựng các thể chế, tác động thống nhất của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên và thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.


niên nhằm đạt được mục tiêu của Đảng về giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên”.

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Čư M’gar, tỉnh Đắk Lắk - 4

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Từ khái niệm QLNN về CTTN, cho thấy QLNN về CTTN có những đặc điểm sau đây:

Một là, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với CTTN; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành CTTN. Các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp) căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đều tiến hành làm CTTN (thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến luật pháp, chính sách thanh niên hoặc liên quan đến thanh niên).

Hai là, ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, CTTN cũng đồng thời là công tác của Đảng, do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Thực hiện đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, các tổ chức đều có nhiệm vụ tiến hành CTTN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình đó, bằng luật pháp, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy và nguồn lực, nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình, đồng thời điều phối các chủ thể xã hội khác trong tiến hành CTTN. QLNN đối với CTTN thông qua các chủ thể xã hội hay sự tham gia của các chủ thể xã hội, như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể nhân dân là đặc điểm rất đặc thù của QLNN đối với CTTN ở Việt Nam. QLNN đối với CTTN là một loại quản lý tổng hợp, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hoà, thống nhất cao giữa các ngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp), giữa các bộ phận trong cùng một ngành (ví dụ: giữa các Bộ, cơ quan ngang


bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong ngành hành pháp), giữa các cấp (từ trung ương đến địa phương), giữa các chủ thể tiến hành CTTN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ba là, QLNN đối với CTTN không chỉ là quá trình áp dụng các chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chức thanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng thời là quá trình vận động, thuyết phục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục. Nói cách khác, trong QLNN đối với CTTN, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính, phương pháp kinh tế (đôi khi chỉ là thứ yếu), Nhà nước còn sử dụng (có khi là chủ yếu) phương pháp giáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động.

1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Bắt nguồn từ vị trí quan trọng thanh niên, chính vì vậy QLNN về CTTN có những vai trò hết sức quan trọng sau:

Một là: QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN. Vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của hành chính nhà nước. Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân. Cơ quan nhà nước được giao quyền QLNN về CTTN thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và CTTN thành pháp luật chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.

Hai là: QLNN về CTTN đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và CTTN. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành hành chính nhà nước là định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các


quan hệ xã hội; hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách, kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật, nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Thực tế, trong quá trình QLNN về CTTN, với sự trưởng thành và phát triển của thanh niên, sự tác động thường xuyên hay biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và CTTN.

Ba là: QLNN về CTTN duy trì và thúc đẩy thanh niên và CTTN niên phát triển theo định hướng. Để thực hiện tốt hai vai trò duy trì và thúc đẩy thanh niên và CTTN phát triển theo định hướng, cơ quan nhà nước được giao quyền QLNN về CTTN có trách nhiệm duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và CTTN; duy trì và phát triển các nguồn lực, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời khắc phục những hạn chế trong CTTN.

Bốn là: QLNN về CTTN đảm bảo cung cấp dịch vụ công trong phạm vi, lĩnh vực CTTN. Cùng với sự phát triển của xã hội cũng như của thanh niên thì vai trò này càng trở nên quan trọng và mở rộng. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ công trong phạm vi, lĩnh vực CTTN không chỉ do nhà nước đảm nhiệm mà còn có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của thanh niên.

1.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Nguyên tắc cơ bản trong QLNN về CTTN ở nước ta là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có cơ sở khoa học pháp lý đảm bảo hoạt động QLNN diễn ra đúng mục tiêu.

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng


Điều 4 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

[30] Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Đảng lãnh đạo bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của QLNN về CTTN; các nghị quyết của cấp uỷ Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể QLNN có thẩm quyền thể chế hoá các văn bản pháp luật. Chủ thể QLNN căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng để quyết định những vấn đề khác nhau trong quản lý.

Đảng lãnh đạo trong QLNN về CTTN thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình QLNN.

Đảng còn sử dụng hình thức kiểm tra để lãnh đạo trong QLNN, như: Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động QLNN nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra. Thông qua công tác này, giúp tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, đường lối do mình đề ra. Trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn kịp thời làm cho hoạt động quản lý đi theo đúng định hướng.

Sự lãnh đạo của Đảng trong QLNN còn được thực hiện thông qua uy tín, vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các đảng viên. Đảng QLNN nhưng không làm thay nhà nước. Bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của từng đảng viên sự lãnh đạo của Đảng có sức mạnh to lớn trong công tác QLNN.


Qua những biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo, cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực. Khi nhìn vào những thành quả cách mạng và những thành công đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định vai trò rất quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN về CTTN nói riêng.

Thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. [30]

Nguyên tắc tập trung dân chủ là điều kiện then chốt để mọi chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành các cấp đều phải tính đến những nhu cầu hợp pháp và chính đáng của thanh niên. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLNN về CTTN được thể hiện ở những điểm sau: Thanh niên, vừa là chủ thể cũng là đối tượng của hoạt QLNN về thanh niên và CTTN. Để đảm bảo hoạt động QLNN về CTTN các cơ quan QLNN cần tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự báo và xu hướng phát triển của thanh niên, để đề ra các chính sách cho phù hợp với đặc điểm phát triển của thanh niên cũng như phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Thứ ba, nguyên tắc pháp chế

Cơ sở pháp lý của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Điều 8 của Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến


pháp và pháp luật”. [30] Nội dung của nguyên tắc pháp chế được thể hiện ở những điểm sau:

Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật; Hiến pháp và các đạo luật có vị trí tối cao trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.

QLNN về CTTN về cơ bản cũng vẫn phải dựa trên cơ sở pháp luật, chứ không chỉ dựa vào vận động, tuyên truyền, giáo dục, động viên, thuyết phục.

Thứ tư, nguyên tắc kế hoạch hóa

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nội dung của nguyên tắc kế hoạch hóa được hiểu là đưa các hoạt động trong quản lý thành kế hoạch. Chỉ khi các hoạt động quản lý được lập thành kế hoạch thì mới tránh được sự tùy tiện trong quản lý. Trong QLNN về CTTN kế hoạch hóa là nguyên tắc cơ bản và cũng là đặc trưng của QLNN xã hội chủ nghĩa đối với CTTN, điều này thể hiện ở chỗ: Tất cả các cơ quan QLNN đều tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án, đề án; hoạt động của bộ máy QLNN về CTTN ở các cấp nhằm thực hiện kế hoạch hóa việc tác động một cách đồng bộ để giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện chăm lo bảo vệ cho thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 30/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí