Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


đề cơ bản nhất về di sản văn hóa và các định hướng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung.

Sách Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (2010) của tác giả Nguyễn Kim Loan [19], khái quát chung những vấn đề lý luận về di sản văn hóa như khái niệm, đặc trưng, tiêu chí phân loại di sản văn hóa, đồng thời phân tích, đánh giá vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Sách Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (2014) của tác giả Trương Quang Bình [3] đã làm rõ vấn đề về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và đặc biệt đã đề cập đến vai trò quan trọng của sưu tập hiện vật trong quá trình chuẩn bị xây dựng và tổ chức hoạt động của bảo tàng ở Việt Nam.

Sách Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nhà xuất bản Quốc gia (2011) của tác giả Lê Hồng Lý [20], đã xem xét việc quản lý các di sản văn hóa như thế nào để tổ chức và phát huy những giá trị của nó vào việc phát triển du lịch, tạo ra nguồn lực kinh tế cho đất nước, đồng thời qua đó giữ gìn các di sản văn hóa của đất nước.

Nội dung của các cuốn sách trên là bước tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu về di sản văn hóa và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Mặc dù vậy, các tài liệu chỉ dừng lại ở việc định hướng cho bảo tồn di sản văn hóa nói chung mà chưa đề cập đến việc phát huy di sản văn hóa trong xu thế phát triển hiện nay.

Sách Bảo tàng hóa di tích, Nhà xuất bản Xây dựng (2014) của tác giả Nguyễn Thịnh [31] phản ánh những nội dung cơ bản về nghiệp vụ di tích nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của đất nước, trong đó chú trọng việc “bảo tàng hóa” các di tích lịch sử - văn hóa. Tài liệu đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích bằng việc trưng


bày các tư liệu, hiện vật và các câu chuyện gắn liền với di tích, nhằm góp phần định hướng cho công tác nghiệp vụ di tích được nâng cao.

Sách chuyên khảo: Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến ở Việt Nam trong phát triển du lịch, Nhà xuất bản Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2018) do PGS.TS Lâm Nhân chủ biên [22], công trình đề cập, làm rõ cơ sở lý luận về di tích, du lịch và mối quan hệ giữa di sản văn hóa trong đó loại hình di tích lịch sử cách mạng kháng chiến là tài nguyên trong phát triển du lịch. Đồng thời dự báo xu hướng phát triển du lịch trên nguồn tài nguyên di sản này và đưa ra những các nhóm giải pháp khuyến nghị để phát huy tốt trong gắn kết phát triển du lịch. Tuy nhiên, tài liệu chỉ đề cập đến di tích cách mạng kháng chiến nói riêng mà chưa phổ cập đến hệ thống di tích của cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bản thân tác giả tham gia Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu phát triển hệ thống mô hình hóa và quản lý hiện vật, bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do TS. Lê Thị Kim Nga – Trường Đại học Quy Nhơn chủ nhiệm đề tài được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021. Đến nay, đề tài đã được chuyển giao cho Bảo tàng Đắk Lắk tiếp nhận và vận hành tại Bảo tàng Đắk Lắk. Qua quá trình tham gia đề tài khoa học, tác giả nhận thấy vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa được quan tâm chú trọng nhiều, đặc biệt là việc đưa khoa học công nghệ vào lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

Luận văn thạc sĩ quản lý công của Nguyễn Huyền Minh Trang, Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Học viện Hành chính Quốc gia phân viện Tây Nguyên, năm 2017 [34], tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng quản lý hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013 - 2016, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập nhiều đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích của tỉnh, đặc biệt là việc gắn kết các di tích với phát triển du lịch.

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


Bài viết “Bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở Đắk Lắk gắn với phát triển du lịch” của ThS. Đặng Gia Duẩn đăng trên Tạp chí Di sản Văn hóa số 2

(59) năm 2017 [11]; Bài viết “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong thời kỳ hội nhập”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Cục Di sản văn hóa, ngày 06/05/2020 [33]; Bài viết “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn liền với phát triển du lịch ở Việt Nam”, ThS. Cù Thị Nhung - Khoa Kinh tế – QTKD, Trường Đại học Hà Tĩnh tại Tạp chí Thương gia và Thị trường, ngày 22/6/2020 [23]... cùng nhiều tham luận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tại các hội nghị, hội thảo liên quan đến quản lý di sản, di tích..., là những tài liệu đưa ra một số khía cạnh khác nhau trong công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều lý luận cơ bản, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa nói riêng. Các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quý để tác giả luận văn tham khảo và kế thừa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu đi sâu vào công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, tác giả đề cập một cách trực tiếp và đầy đủ về lý luận cũng như thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích tại tỉnh.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về di tích, về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại một số tỉnh để rút ra bài học kinh


nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích, về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

+ Thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kế thừa vốn văn hóa truyền thống cũng như đường lối của Đảng ta trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm luận văn. Phương pháp giúp luận văn luận giải các khái niệm cơ bản, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích, bảo tồn và phát huy di tích; các kinh nghiệm về quản lý nhà nước về di tích, về bảo tồn và phát huy di tích.


+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp giúp nhận định và đánh giá tiềm năng của các di tích nhằm đưa ra các phương hướng trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di tích trong xu thế hiện nay.

+ Phương pháp khảo sát, thống kê: Thu thập số liệu và tài liệu nghiên cứu nhằm xác định giá trị của các di tích trên địa bàn tỉnh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Đề tài góp phần tổng kết những lý thuyết, quan điểm về di tích; vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Đắk Lắk như: Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH; BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Văn hóa và di sản văn hóa

1.1.1.1. Văn hóa

Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa theo những lát cắt cũng như phạm vi rộng hẹp khác nhau, nhưng tựu chung lại đều thừa nhận văn hóa là những giá trị to lớn do con người sáng tạo ra. Năm 1982, Tổ chức UNESCO đã thống kê (chưa đầy đủ) có khoảng 200 định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong vài thập kỷ gần đây, con số này chắc chắn nhiều hơn thế.

Sinh thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu sâu sắc về văn hóa và khẳng định rằng: “văn hóa là tổng thể toàn bộ ý thức xã hội của con người gắn với đặc điểm quốc gia dân tộc”. Văn hóa là các lực lượng bản chất của con người tham gia vào cải biến tự nhiên nhằm mục đích sinh sống và tồn tại, phát triển. Văn hóa là sự sáng tạo, đồng thời là sự biểu hiện của các lực lượng bản chất người: Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xem xét được trình độ văn hóa của con người.

Theo Edward B. Tylor, Văn hóa là: “Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thẩy những năng lực khác và những tập quán khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội”. Có thể coi đây là định nghĩa khoa học đầu tiên về văn hóa, cũng từ đây, văn hóa trở thành đối tượng mới mẻ và riêng biệt của nhiều khoa học xã hội và nhân văn.

Năm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm văn hóa vừa cụ thể lại vừa khái quát: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài


người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh và sáng tạo đó là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”.

Năm 1982, trong Tuyên bố về Những chính sách văn hóa, Tổ chức UNESCO đã thống nhất định nghĩa “văn hóa” như sau:

Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hóa có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật hay văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục, những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi sự lựa chọn. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân [38].

Như vậy, văn hóa là cái được tích luỹ, lựa chọn của con người bằng một quá trình nhận thức, lựa chọn phương thức thích ứng với hoàn cảnh, sáng tạo để lao động sản xuất, cải thiện hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, khẳng định sức mạnh của con người đối với thế giới bên ngoài. Đồng thời, con người tự hoàn thiện, làm mới hoạt động của mình, đem lại hiệu quả nhiều hơn, chất lượng hơn cả về vật chất và tinh thần.


1.1.1.2. Di sản văn hóa

Di sản văn hóa, có thể hiểu một cách khái quát, là các công trình và tập quán mà một xã hội được kế thừa từ quá khứ, muốn bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Có thể coi một đối tượng là di sản khi hội đủ ba tiêu chí, cũng là ba giá trị cơ bản: Tính truyền thông, tính khoa học, tính kinh tế. Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người nhằm vươn tới đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ, là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa và tương tác giữa môi trường - con người - văn hóa, là sự vươn lên những thách thức khốc liệt bằng sự kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại, là tấm lòng bao dung, sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình với sự thích ứng, tiếp thu những giá trị của các văn hóa khác.

Có thể khẳng định: Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa là cái đặc trưng khiến quốc gia, dân tộc này khác biệt với quốc gia, dân tộc kia, là cái trường tồn cùng với thời gian và được xã hội thừa nhận, tôn vinh.

Ngày 29/6/2001, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật di sản văn hóa (Luật số 28/2001/QH10) và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Quốc hội Khóa XII (Luật số 32/2009/QH12). Di sản văn hóa quy định tại Luật Di sản văn hóa: “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

1.1.2. Di tích và bảo tồn, phát huy giá trị di tích

1.1.2.1. Di tích

Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là “dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [25, tr.414]. Theo đó, di tích là các di sản văn hóa vật thể được tạo tác bởi

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí