Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Tích


thiên nhiên hoặc từ bàn tay con người, có giá trị về văn hóa, lịch sử, có ảnh hưởng nhất định đến nền văn hóa của bất kể một quốc gia, dân tộc nào.

1.1.2.2. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích

- Khái niệm bảo tồn

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [25, tr.179].

Bảo tồn di sản văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hiểu theo cách chung nhất, bảo tồn di sản văn hóa tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các giá trị di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể), gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bảo tồn di tích là lưu giữ, bảo vệ không làm cho các di tích bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.

- Khái niệm phát huy

Phát huy hiểu theo nghĩa chung nhất là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội.

Phát huy di tích làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong di tích lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực. Phát huy các giá trị di tích phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế hệ trước để lại, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội, biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị. Phát huy văn hóa truyền thống ẩn chứa trong di tích nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững, phục vụ tích cực cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa.

1.1.3. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1.1.3.1. Quản lý nhà nước


Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 3

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Hiện nay khái niệm quản lý nhà nước vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể nhận thấy: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp Nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước” [16, tr.157].

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước được hiểu là “sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước hay quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện các chức năng trên” [16, tr.109].

Theo nghĩa hẹp, “Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước (hoặc các tổ chức xã hội nếu được nhà nước ủy quyền) được tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của nhà nước trên mọi lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội” [16, tr.136].

Trong đó chủ thể cơ quan nhà nước ở đây, trước hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Với nghĩa này, quản lý nhà nước đồng nhất với quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, khái niệm quản lý nhà nước phải được tiếp cận theo quan điểm là sự tương tác giữa chủ thể quản lý nhà nước và các đối tượng quản lý với vai trò định hướng, tạo điều kiện hỗ trợ và giám sát của nhà nước nhằm tạo ra sự phát triển của ngành, lĩnh vực. Quản lý nhà nước không phải là sự tác động một chiều mà là sự tác động qua lại hai chiều.


1.1.3.2. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Di tích thuộc di sản văn hóa vật thể, do vậy, theo cách tiếp cận quản lý nhà nước về di sản văn hóa thì quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải dựa trên nền tảng cơ bản của quản lý nhà nước về di sản văn hóa nhưng với cơ chế, chính sách đặc biệt để quản lý. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích cũng chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo tồn, giữ gìn và bảo vệ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Việc quản lý di tích được thực hiện bởi các chủ thể quản lý tác động bằng nhiều cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý nhằm bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.

Do đó, theo cách tiếp cận quản lý nhà nước về di sản văn hóa thì quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải dựa trên nền tảng cơ bản của quản lý nhà nước về di sản văn hóa như đã nêu trên nhưng với yêu cầu bộ máy quản lý phải đủ năng lực, thẩm quyền kèm theo các cơ chế, chính sách đặc biệt để quản lý. Từ sự phân tích các khái niệm nêu trên, có thể rút ra khái niệm quản lý nhà nước về di tích; Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích như sau:

Quản lý nhà nước về di tích là hoạt động chấp hành, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và thi hành pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trong việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Chủ thể quản lý nhà nước về di tích là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý di tích.

Đối tượng quản lý nhà nước về di tích là các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến lĩnh vực di tích.


Khách thể quản lý nhà nước về di tích là trật tự quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý di tích cũng như các hành vi của các cá nhân, tổ chức trong quá trình quản lý di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.

Như vậy, Quản lý nhà nước về di tích chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Trong đó tập trung các nội dung về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, được hiểu là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của nhà nước bằng nhiều cách thức, công cụ quản lý khác nhau đến đối tượng quản lý nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị của di tích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của cộng đồng.

Từ khái niệm về quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên có thể rút ra một số đặc điểm quản lý nhà nước về về bảo tồn và phát huy giá trị di tích như sau:

Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, theo thẩm quyền quản lý được phân cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện, phường thuộc quận).

Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến di tích như: khai thác, sử dụng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn, bảo tàng.

Thứ ba, mục đích quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu


tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở đó, bảo tồn, bảo tàng và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể của di tích. Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm góp phần xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững; phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa. Quản lý các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích phải căn bản dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, di tích nói riêng.

Thứ tư, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước là Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ năm, cách thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích chứ không phải là việc làm có tính thời vụ, cũng không phải là sự thụ động của nhà quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý. Người làm công tác quản lý nhà nước phải luôn tự đặt và trả lời câu hỏi: ai là người quản lý, quản lý ai và quản lý cái gì, tại sao phải quản lý và quản lý vì cái gì, cách thức, công cụ nào để quản lý? Ngoài những câu hỏi cơ bản như trên, người quản lý có kinh nghiệm còn biết tự đặt ra và trả lời một số câu hỏi có tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao mới có thể thực thi nhiệm vụ quản lý nha nước có hiệu lực, hiệu quả.

1.2. Phân loại di tích

Di tích được tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau. Tại Điều 29, Luật di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), di tích bao gồm:

- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa


cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của địa phương, được xếp hạng theo quy định của pháp luật.

- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của quốc gia, được xếp hạng theo quy định của pháp luật.

- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của quốc gia

Ở một phương diện khác, di tích còn được phân định thành các loại di tích cụ thể hơn, như:

- Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: (1) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; (2) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;

(3) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.


- Di tích khảo cổ: là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ.

- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh): là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất.

- Di tích lịch sử cách mạng – kháng chiến: là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.

1.3. Ý nghĩa và vai trò của các di tích

Di tích là một bộ phận quan trọng cấu thành nên di sản văn hóa vật thể. Di tích tạo nên nét đặc trưng, và có thể là duy nhất cho quốc gia, dân tộc chiếm lĩnh nó. Do vậy, di tích có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của bất kỳ một nền văn hóa, một quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi, di tích chứa đựng trong nó cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

Hầu hết, di tích thường có đặc điểm là dấu ấn cội nguồn, dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước, dấu ấn lối sống và dấu ấn gắn với tôn giáo, tín ngưỡng.


Mỗi một di tích ẩn chứa rất nhiều giá trị: Giá trị tự nhiên, không gian, cảnh quan, môi trường; Giá trị lịch sử, huyền thoại; Giá trị tâm linh, tinh thần; Giá trị nghệ thuật, văn hóa, xã hội; Giá trị kinh tế...

Ở một khía cạnh khác, di tích là bằng chứng xác thực và cụ thể về đặc điểm văn hóa của mỗi đất nước, là bằng chứng quá khứ của mỗi dân tộc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, tài năng, trí tuệ, giá trị văn hóa, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Mặt khác, di tích còn có khả năng góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người.

Điều đặc biệt hơn hết, trong những năm gần đây, di tích trở thành một bộ phận quan trọng trong nguồn tài nguyên du lịch. Chính việc sở hữu đặc tính độc đáo, hấp dẫn và có khi là duy nhất của di tích đã thôi thúc con người tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng ngoạn các di tích ở khắp nơi trên thế giới. Thông qua di tích và những câu chuyện ẩn chứa trong di tích giúp công chúng phần nào hiểu được sự phát triển của lịch sử và văn hóa của bất kể quốc gia, dân tộc nào.

Việc đánh giá vai trò, ý nghĩa của di tích là vấn đề cần thiết và quan trọng. Qua việc đánh giá đúng ý nghĩa của di tích, các nhà quản lý hoạch định được các chính sách quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đó như thế nào, từ đó một lần nữa thôi thúc di tích “sống lại” như trạng thái ban đầu. Thông qua việc “làm sống lại” di tích sẽ góp phần thúc đẩy bản sắc văn hóa thăng hoa, phát triển, góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi đất nước.

1.4. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Có thể nhận thấy, bảo tồn di tích được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại của di tích theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy có nghĩa là những hành động nhằm đưa các giá trị văn hóa của di tích vào trong thực tiễn, tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội, coi đó là nguồn nội lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí