Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


HỒ THỊ KIM NHỊ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


ĐẮK LẮK – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


HỒ THỊ KIM NHỊ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ MAI ANH


ĐẮK LẮK – NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn của cá nhân tại Học viện Hành chính Quốc gia, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy chương trình cao học Quản lý công, lớp HC24.TN3, cũng như sự động viên khích lệ của quý thầy, cô giáo thuộc Phân viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Mai Anh, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk, Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.

Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức, song vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu. Do vậy, Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy, cô, các học viên cùng độc giả nhằm giúp Luận văn hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ


Hồ Thị Kim Nhị


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và nội dung trong Luận văn là trung thực, khách quan, khoa học, dựa trên cơ sở số liệu từ cơ quan chuyên ngành, khảo sát thực tế và tài liệu tham khảo đã được công bố.


Đắk Lắk, ngày tháng 02 năm 2022

Tác giả


Hồ Thị Kim Nhị


MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT


HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH; BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH 8

1.1. Một số khái niệm 8

1.2. Phân loại di tích 15

1.3. Ý nghĩa và vai trò của các di tích 17

1.4. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích 18

1.5 Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích 19

1.6. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích 23

1.7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 23

1.8. Tổ chức bộ máy về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 23

1.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 25

1.10. Kinh nghiệm ở một số địa phương về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 30

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 39

2.1. Tổng quan về hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 39

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 45

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 57

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 63

3.1. Phương hướng, mục tiêu của quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 63

3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích 71

3.3. Một số kiến nghị 91

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 104

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Di sản văn hóa là một nguồn lực trực tiếp tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; là một nguồn tài sản khổng lồ xét cả về mặt kinh tế và mặt tinh thần. Là một bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa, mỗi di tích hàm chứa giá trị văn hóa - lịch sử - khoa học nhất định, phản ánh một chặng đường lịch sử của cộng đồng dân cư, quá trình hình thành và phát triển xã hội qua mỗi thời đại. Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa, đồng thời là một bộ phận đặc biệt trong tài nguyên du lịch.

Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quá trình này đã tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Sự biến đổi mạnh mẽ về văn hóa, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ của việc mai một và biến mất. Điều này đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý trong lĩnh vực này, trong đó có di sản văn hóa.

Là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk có nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng với nền văn hóa lâu đời và đặc sắc, có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng tại Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác bảo tồn di tích còn gặp nhiều khó khăn, phải thường xuyên đối mặt với sự xuống cấp của di tích; Cách thức tiến hành công tác bảo tồn và phát huy di tích chưa khoa học và hiệu quả; Công tác trùng tu và bảo vệ các di tích bị hạn chế bởi kinh phí cũng như vướng các thủ tục hành chính dẫn đến sự xuống cấp của các di tích;


Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa còn mỏng, năng lực quản lý và chuyên môn còn nhiều hạn chế; Công tác kiểm kê di tích, quy hoạch khảo cổ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích ở nhiều địa phương còn thiếu đồng bộ và chưa được quản lý chặt chẽ... Để phát huy mạnh mẽ tiềm năng sẵn có, các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Với các lý do trên, đề tài “Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một đề tài có tính cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn, hướng tới việc tìm ra nguyên nhân thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phương. Đồng thời gắn kết và phát huy vai trò của di tích trong quá trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích được rất nhiều các nhà nghiên cứu thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau tiếp cận và đưa ra nhiều phương hướng, giải pháp khác nhau nhằm định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, giá trị di tích nói riêng. Tác giả luận văn đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan và đã nghiên cứu sâu những cuốn sách, công trình nghiên cứu, tham luận và các bài viết liên quan trực tiếp đến chủ đề luận văn, tiêu biểu như:

Sách Di sản Văn hóa Việt Nam - Bản sắc và vấn đề bảo tồn, Nhà xuất bản Xây dựng (2012) của tác giả Nguyễn Thịnh [32] phản ánh những nội dung cơ bản về: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Chức năng di sản văn hóa; Phân loại di sản văn hóa; Quản lý di sản văn hóa; Tư liệu hóa di sản văn hóa... Tài liệu cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý những vấn

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí