Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 12

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở hệ thống lý luận của QLNN về báo chí ở Chương 1 và những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân được rút ra từ việc đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai tại Chương 2, tác giả đã đưa ra những định hướng chung của cấp ủy và chính quyền tỉnh Gia Lai tại Chương 3 trong việc nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất 10 giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện QLNN về báo chí. Tác giả xem đây là những giải pháp cụ thể trên cơ sở tổng hợp, phân tích thực tiễn trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả của việc QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Để các giải pháp này nhanh chóng được cụ thể hóa nhằm hoàn thiện công tác QLNN về báo chí ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung, các bộ, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiến hành đồng bộ, thống nhất xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện công tác QLNN về báo chí trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thế giới hội nhập toàn diện và sâu sắc hiện nay. Trong thời gian qua, công tác QLNN đối với báo chí đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển sự nghiệp báo chí; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; tổ chức thực hiện nghiêm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí.

Trong những năm vừa qua, hoạt động báo chí cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ trên nhiều mặt, cả về số lượng và chất lượng. Báo chí đã góp phần quan trọng tuyên truyền chính trị , định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Góp phần to lớn cho sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Trên thực tế, công tác QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra góp phần nâng cao hiệu quả QLNN ở địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

QLNN đối với báo chí nói chung và hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh Gia Lai cần xây dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối với việc phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó cần thể hiện rõ

quan điểm, mục tiêu, định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Qua 3 Chương của luận văn, trên cơ sở lý luận QLNN về báo chí cùng với phân tích thực trạng hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, luận văn đã chỉ những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động báo chí và QLNN về báo chí trên địa bàn. Trong luận văn, tác giả cũng đã phân tích thực trạng, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trên cơ sở đó, luận văn cũng đã đưa ra những định hướng quan điểm cho hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn trong thời gian tiếp theo. Mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hơn nữa hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn, tăng cường sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, các cơ quan chủ quản; hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai; tăng cường vai trò quản lý và sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; tăng cường các nguồn lực tài chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra trong QLNN về báo chí.

Mặc dù đã cố gắng cao nhất trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý luận, khảo sát thực tiễn, nhưng do khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn có những hạn chế nên Luận văn mới chỉ nghiên cứu bước đầu về hoạt động QLNN về báo chí tại tỉnh Gia Lai hiện nay. Luận văn vẫn còn có những thiếu sót cần được tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh, góp phần đưa ra những giải pháp hiệu quả, khả thi trong hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2010), Quy định số 338-QĐ/TƯ ngày 26/11/2010 , Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (20013), Chỉ thị số 30-CT/TƯ, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí và công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), Báo cáo những nội dung cơ bản về Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

5. Chính phủ (2017), Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

6. Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Báo cáo hoạt động năm 2019 và kế hoạch năm 2020.

7. Công văn số 990-CV/BTGTW, ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, định hướng quản lý thông tin trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet.

8. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hóa, Thông tin, Hà Nội

9. Đỗ Thị Thu Hằng (2020), Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 - Từ góc nhìn xã hội thông tin, Tạp chí Thông tin và Truyền thông , số 1, tháng 4/2020

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Tập II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

11. Đinh Văn Mậu, Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2010), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Học viện Hành chính Quốc gia (2012), Tài liệu chuyển đổi cao học, chuyên ngành Hành chính công, Hà Nội.

13. Học viện Hành chính Quốc gia (1999), Quản lý hành chính nhà nước tập 2, Lưu hành nội bộ.

14. Học viện Hành chính Quốc gia (1999), Quản lý hành chính nhà nước tập 3, Lưu hành nội bộ.

15. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia.

16. Hà Đăng (2002), Năng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

17. Hoàng Quốc Bảo (2010), Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

18. Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm (2009), QLNN và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí - truyền thông), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

19. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2009), QLNN về thông tin và truyền thống (sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên) – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

21. Nguyễn Thị Mai Anh (2016), QLNN về báo chí ở Việt Nam hiện nay,

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

22. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Dững (2018), Cơ sở lý luận báo chí, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Vinh (2020), Vai trò của báo in trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Công an nhân dân, H.2020.

25. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

26. Nguyễn Tiến Vụ (2017), Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

27. Nguyễn Minh Thắng (2019), QLNN về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Học viện Khoa học Xã hội

28. Nguyễn Quang Hòa (2016), Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí thực tiễn và xu hướng phát triển.

29. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử, những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2014),

Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

32. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Quản lý học đại cương, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

33. Nguyễn Hồng Vinh, Nguyễn thế Kỷ (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

34. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Báo chí năm 2006, Hà Nội.

35. Luật Báo chí năm 2016.

36. Quyết định số 874/QĐ-BTTTT, ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

37. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.

38. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai ( 2020), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.

39. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai ( 2021), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai.

40. Trần Minh Khiêm (2020), QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công , Học viện Hành chính Quốc gia.

41. Trần Thị Thùy (2017), QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

42. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 337/2006/CT-TTg, ngày 29/11/2006 về việc thực hiện kết luận của Bộ chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, Hà Nội.

43. Thủ tướng Chỉnh phủ (2010), Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg, ngày 30/11/2010 ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chỉnh phủ (2019), Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 03/4/2019 phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

45. UBND tỉnh Gia Lai (2019), Đề án Thực hiện Quyết định số số 362/QĐ- TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ“ Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025“ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí