Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 25

TCT làm giảm hiệu quả của nhiều công ty riêng lẻ do làm giảm khả năng linh hoạt và tính tự chủ của họ.... Rõ ràng, lợi ích của các TCT ở các ngành kinh tế khác nhau là rất khác nhau và ý kiến về việc lập ra các TCT nhà nước trong một số lĩnh vực hoạt động công ích có thể là việc làm thích hợp. Nhưng nhìn chung, có lẽ dường như là có quá nhiều TCT được thành lập mà lại thiếu năng lực cần thiết thực hiện vai trò chủ sở hữu một cách có hiệu quả và đảm bảo hiệu năng chỉ đạo công ty”.

Ngoài những điểm nêu trên, nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh trong nước cũng như quốc tế còn lưu ý 3 vấn đề lớn gắn với việc hình thành và phát triển các TCT là:

Một là, việc hình thành các TCT lớn dễ dẫn tới khả năng tạo ra sự độc quyền trong kinh doanh (mà trong điều kiện ở Việt Nam, nó dễ được củng cố qua hệ thống quyền lực hành chính).

Hai là, sự duy trì tình trạng bù lỗ trong nội bộ TCT cho các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Ba là, tạo khả năng liên kết những lực lượng không tán thành (thậm chí chống đối) tiếp tục cải cách. Trên thực tế, những biểu hiện khác nhau của tình trạng trên đã xuất hiện trong nền kinh tế nước ta. Chẳng hạn, trong nhiều năm liền, sự độc quyền của một số TCT (Điện, Xi măng, ...) là một hiện thực đã được đề cập khá nhiều.

Vả lại, trên thực tế, dù có quy mô lớn như Quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu (và thực sự là những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam), thì các TCT của Việt Nam vẫn chỉ là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với nhiều tập đoàn/ công ty đa quốc gia trên thế giới. Nhận thức rõ được thực tế này sẽ giúp việc tìm ra những giải pháp thích hợp để cải tiến và hoàn thiện các TCT 90-91 ở nước ta trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế không bị ràng buộc và ám ảnh bởi quy mô của TCT.

Các cơ sở pháp lý


Cơ sở pháp lý chung của các TCT là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, do chúng đều là những DNNN nên cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc điều chỉnh, tổ chức và thực hiện các hoạt động của chúng là Luật DNNN. Bên cạnh đó, những văn bản có giá trị pháp lý khác trực tiếp quy định hoạt động và tổ chức các TCT này là Quyết định 90 và 91/ TTg, Điều lệ mẫu của các TCT (ban hành theo Nghị định 39/CP của Chính phủ) và hàng loạt các Chỉ thị, Thông tư, Nghị định khác về các vấn đề có liên quan tới cơ chế hoạt động cũng như giải quyết những vấn đề cụ thể trong tổ chức và hoạt động của chúng. Bên cạnh những văn bản pháp lý chung này, còn có các văn bản được áp dụng cho từng TCT cụ thể. Đó là những quyết định về việc tổ chức và cơ chế hoạt động của từng TCT cụ thể cũng như những quy định về quản lý ngành đối với những ngành có tổ chức các TCT.

Qua đánh giá tình hình hoạt động thực tế của 250 TCT, liên hiệp xí nghiệp được thành lập từ năm 1991, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì mô hình liên hiệp xí nghiệp, TCT hồi đó đã bộc lộ rõ còn nhiều bất cập, không thích ứng với yêu cầu của cơ chế kinh tế mới, còn nhiều khiếm khuyết do đó việc tìm ra mô hình tổ chức mới là cần thiết. Các Quyết định 90-91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm thành lập thí điểm các TCT nhà nước. Đó là các DNNN có quy mô lớn, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhằm thúc đẩy tích tụ và tập trung, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời tiến dần xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và làm nòng cốt thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

1. Luật DNNN được ban hành tháng 4 năm 1995, quy định những quan hệ cơ bản liên quan tới việc tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh của các công ty nhà nước mà các văn bản pháp quy có liên quan tới TCT phải

tuân theo5. Hàng loạt các quy định dưới luật đã được ban hành nhằm cụ thể hoá nhiều quy định của luật, tạo thành một hệ thống các quy định có tính pháp quy về các mặt:

Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 25

Xác định vị trí của DNNN trong nền kinh tế quốc dân và trong xã hội nói chung: khẳng định vị trí bình đẳng, tính độc lập, tự chủ của DNNN trong hoạt động SX-KD; quy định về quyền hạn, trách nhiệm của DNNN; cụ thể hoá quyền tự chủ của các doanh nghiệp. Những quy định này một phần có liên quan trực tiếp tới vị trí của các TCT, nhưng trước hết và ở một quy mô lớn hơn, ảnh hưởng tới vị trí của các doanh nghiệp/ công ty thành viên trong TCT.

Xác lập quy trình, thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới việc thành lập các DNNN mới. Những quy định này có liên quan tới các thủ tục thành lập các TCT sau này và thẩm quyền của các TCT trong việc thành lập các doanh nghiệp trực thuộc. Những quy định này còn liên quan tới việc xác định và thực hiện nội dung cụ thể của quyền sở hữu nhà nước đối với DNNN.

Xác định vai trò của HDQT trong một số doanh nghiệp và xác lập về cơ bản cơ chế phân chia quyền lực trong các DNNN một cơ sở trực tiếp để xây dựng cơ chế phân chia quyền lực và tổ chức bộ máy quản lý - điều hành trong các TCT.

Xác lập cơ chế phân chia lợi nhuận và thiết lập các quỹ trong các DNNN, đồng thời thiết lập cơ chế quản lý tài chính trong các doanh nghiệp này. Việc điều tiết các nguồn vốn cũng như các nguồn lực khác như trong cơ chế của TCT chưa được đề cập cụ thể ở đây.

Thiết lập hệ thống giám sát các DNNN. Những quy định về vấn đề này khẳng định rõ việc giao hẳn nhiệm vụ điều hành SX-KD cho các doanh nghiệp, xoá bỏ sự can thiệp có tính hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


5 Cho tới nay, việc thành lập và tổ chức hoạt động của các Tổng Công ty Nhà nước là vấn đề thuộc chức năng điều hành, do đó thuộc quyền quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Luật DNNN đã được sửa đổi và bổ sung và được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XI ngày 26-11-2003. Trong đó, TCT nhà nước đã được đề cập tới một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất (kể từ trước tới nay) trong một chương riêng. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục cải cách, đổi mới và phát triển DNNN cũng như tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý các TCT 90 - 91.

2. Quyết định 90/TTg và 91/ TTg:


Quyết định 91/TTg quy định các TCT 91 phải có ít nhất là 7 đơn vị thành viên, có tổng số vốn ít nhất là 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Những TCT được thử nghiệm để xây dựng thành các tập đoàn kinh tế mạnh sau này được biết dưới tên gọi là các TCT được thành lập theo Quyết định 91 hay TCT được tổ chức theo mô hình 91 hoặc TCT được tổ chức theo mô hình tập đoàn. Các TCT được thành lập theo Quyết định 90/TTg được gọi là các TCT 90. TCT 90 có ít nhất 5 đơn vị thành viên và có tổng vốn pháp định trên 500 tỷ đồng (một số TCT đặc thù, vốn pháp định không được ít hơn 100 tỷ đồng). Như vậy, TCT là một loại hình DNNN có quy mô lớn, có khả năng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, SX-KD trong những ngành có ý nghĩa then chốt trong nền kinh tế quốc dân cũng như trên thị trường thế giới. TCT do Nhà nước làm chủ sở hữu. (Mức vốn đối với các TCT nhà nước đã được điều chỉnh quy định lại theo trong văn bản mới của Chính phủ, sẽ nêu dưới đây).

3. Nghị định số 39/CP ban hành Điều lệ mẫu của các TCT (tháng 6 năm 1995). Nghị định cụ thể hoá cơ chế hoạt động của các TCT và việc tổ chức chúng, đặc biệt là sự phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa 2 thiết chế quản lý chủ chốt của TCT là HDQT và TGD. Nghị định này là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các TCT xác lập các quan hệ nội bộ của chúng, được dùng (với một số điểm cụ thể hoá) làm điều lệ của các TCT. Tuy nhiên, nhiều mặt hoạt động cũng như những điều kiện và phương thức tổ chức các hoạt động đó lại không được quy định rõ - kể cả cho tới hiện nay.

4. Mỗi TCT dự thảo điều lệ hoạt động của TCT mình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Đánh giá một cách khái quát về môi trường pháp lý ở Việt Nam, T. Apoteker (Đại học Tietgen) nhận xét rằng: “Quá trình sửa đổi và ban hành văn bản pháp luật này rất điển hình cho cách làm của Việt Nam: luật mới ra đời đã thay thế và điều chỉnh rất nhiều văn bản dưới luật được các cơ quan quản lý cấp thấp hơn ban hành vào những năm trước, nhưng vẫn còn nhiều điều mập mờ đòi hỏi phải có những văn bản hướng dẫn kèm theo, do các cấp khác nhau ban hành”. Sự mô tả này cũng đúng với việc đề xuất và triển khai các quy định cụ thể cấu thành cơ sở pháp lý cho các TCT.

5. Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại sắp xếp DNNN và TCT nhà nước. Theo đó TCT nhà nước phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, mức vốn nhà nước, mức thu nộp ngân sách và trình độ công nghệ. Quy định về mức vốn của TCT nhà nước phải đảm bảo từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với những ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn nhà nước có thể thấp hơn nhưng không dưới 100 tỷ đồng. Theo các tiêu chí này các TCT và các bộ đã có những phương án sắp xếp lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phương án sắp xếp lại các DNNN độc lập và các TCT thuộc BCN đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28-01-2003. Theo phướng án này số các TCT 90-91 ngành công nghiệp đã có thay đổi.

Phụ lục 4:


MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ TCT NHÀ NƯỚC


- Đến năm 2000 có 17 TCT 91; 77 TCT 90. Các TCT có: 1.400 doanh nghiệp thành viên độc lập (chiếm 26,5% tổng số DNNN. Riêng TCT 91 có 532). Chiếm 61% lao động của DNNN (TCT 91 =35% LĐ)

- Đến quý III/ 2003 có 18 TCT 91; 79 TCT 90. Đề án sắp xếp lại trình duyệt đến cuối năm 2005 sẽ duy trì 18 TCT 91; sắp xếp lại thành 74 TCT 90. Tổng số 1.476 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập sẽ còn 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (37,5%); trong đó, CPH 713 doanh nghiệp (38,3%), bao gồm 516 DNNN giữ cổ phần chi phối và 197 DNNN không giữ cổ phần chi phối; các hình thức sắp xếp khác (sáp nhập, hợp nhất, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, thực hiện thủ tục phá sản) là 209 doanh nghiệp (14,2%).

- 1999: các TCT cung cấp cho nền kinh tế:


94% sản lượng điện 97% sản lượng than 59% sản lượng xi măng 64% sản lượng thép

50% sản lượng giấy

63% sản lượng thuốc lá điếu 70% thị phần vốn vay của các ngân hàng thương mại

- Năm 2003: các TCT cung cấp cho kinh tế quốc dân


100% sản lượng khai thác dầu khí 98% sản lượng khai thác than 92% sản lượng điện

90% sản lượng phân bón hoá học 99% sản lượng hoá chất cơ bản 70% sản lượng giấy

69% sản lượng cao su 55% sản lượng xi măng 52% sản lượng thép 50% buôn bán xăng dầu 100% vận tải đường sắt 90% vận tải hàng không

- Xuất khẩu 2003: chiếm 25,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Phụ lục 5:


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĐKT


Có rất nhiều tài liệu, bài viết của các nhà nghiên cứu, học giả các nước giới thiệu về tập đoàn kinh tế, về mô hình tập đoàn nổi tiếng thế giới, về những hình thức theo kiểu tập đoàn kinh điển…Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh tế trong tất cả các tài liệu giáo khoa truyền thống.

Qua tài liệu của nhiều nước thấy rằng, mỗi nước có một định nghĩa khác nhau, không những tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế mà còn tuỳ vào tình hình chính trị và điều kiện pháp lý của mỗi nước. Vì vậy mỗi nước có những tên gọi khác nhau (như ở Mỹ Latinh gọi tập đoàn là Grupos, ở Ấn Độ là business houses, ở Hàn Quốc có Chaebols, ở Nhật có Keiretsu, ở phương Tây có Conglomerate…

Có thể, giới thiệu một số định nghĩa sau đây


Chaebol: là tên gọi bằng tiếng Hàn Quốc để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ. Các công ty thường có cổ phiếu tại mỗi công ty khác và thường do một gia đình điều hành

Keiretsu là từ tiếng Nhật để mô tả một tổ hợp liên kết không chặt chẽ gồm các công ty được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích các bên. Đôi khi không phải lúc nào cũng có công ty sở hữu vốn trong từng công ty khác.

Conglomerate, thường được sử dụng tại phương Tây, là một nghiệp đoàn bao gồm nhiều doanh nghiệp về bề ngoài không liên quan với nhau. Cơ cấu này giúp đa dạng hoá rủi ro kinh doanh song sự thiếu tập trung có thể gây khó khăn hơn trong việc quản lý các công việc kinh doanh khác nhau.

Enterprise group, ở Trung Quốc từ này được định nghĩa cụ thể trong quy

định của Chính phủ là một tập hợp các doanh nghiệp tồn tại độc lập một cách

hợp pháp hình thành một công ty mẹ, các công ty con trong đó công ty mẹ chiếm cổ phần đa số và các doanh nghiệp hoặc tổ chức thành viên.

Business group là một tập hợp các công ty liên kết với nhau dưới một số hình thức chính quy và/hoặc không chính quy, có đặc điểm là mức độ ràng buộc trung gian, cụ thể là không phải đơn thuần bị ràng buộc bởi các liên minh mang tính chiến lược ngắn hạn và cũng không phải hợp nhất thành một thực thể duy nhất. Các nhóm doanh nghiệp có 2 đặc điểm chính, mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty trong tập đoàn (không cần phải hợp pháp) và những hoạt động phối hợp do những mối liên kết đó tạo thành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022