Đối Với Chế Độ Thuế Khoá Với Các Giao Dịch Về Vàng

vàng trong lịch sử, và hiện tại vàng là tài sản có, tài sản dự trữ quốc gia và nó không là tài sản nợ của bất cứ quốc gia nào. [12]

Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hoạt động với vai trò cung cấp và giám sát hoạt động của Trung tâm giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE) – sàn giao dịch buôn bán Vàng, Bạch kim và Bạc. Ngoài ra, Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) cũng là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp vàng tại đất nước này. CGA hoạt động chủ yếu với vai trò làm cầu nối giữa chính phủ Trung Quốc và các nhà sản xuất vàng trong việc bảo vệ quyền lợi kinh doanh của họ và cung cấp thông tin, các dịch vụ tư vấn, trung gian hoà giải...

Ngân hàng Thương mại Và Công nghiệp Trung Hoa (ICBC) và những NHTM khác đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho công cuộc thiết lập một thị trường vàng với đầy đủ chức năng. Theo Trung tâm thông tin mạng Trung Hoa (www.china.org.cn), ICBC đã đóng góp rất nhiều vào việc thành lập Trung tâm giao dịch Vàng Thượng Hải đồng thời cung cấp một số dịch vụ bao gồm thanh toán, cất trữ, thương mại, cho thuê vàng, kiểm định dự án vàng, thực hiện các dự án mua vàng, đầu tư vàng, xuất nhập khẩu vàng và giao dịch mua bán vàng cá nhân. [17]

2.3 Hệ thống pháp lý và chính sách quản lý

Thị trường vàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế xã hội. Đối với những nước đang phát triển, các phương tiện thanh toán, đầu tư còn nghèo nàn, giá trị đồng bản tệ kém ổn định, tầng lớp nông dân thu nhập thấp chiếm tỷ lệ lớn thì việc dùng vàng làm phương tiện cất giữ giá trị, tự bảo hiểm chống lạm phát còn rất phổ biến. Khi đó vàng phát huy vai trò là công cụ phục vụ chính sách ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ. Ngược lại khi nền kinh tế đã từng bước ổn định, lạm phát được kiềm chế thì vai trò hàng hoá được nâng cao. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia xuất phát từ thực tế tình hình phát triển của nền kinh tế, mức độ hoàn thiện của hệ thống tài chính ngân hàng, sự ổn định của đồng nội tệ và thói quen ưa chuộng vàng mà đề ra chính sách quản lý vàng phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Thông thường, Nhà nước quản lý vàng thông qua chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu… Nhìn chung cơ sở để phân tích và đưa ra các chính sách quản lý vàng đều dựa vào mức độ ảnh hưởng của vàng đến:

Sự ổn định của giá trị đồng bản tệ và tỉ giá hối đoái của đồng bản tệ so với các loại ngoại tệ mạnh khác. Nếu nước nào có một nền tài chính ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, sự biến động của giá vàng sẽ không ảnh hưởng đến giá trị đồng bản tệ thì chính sách quản lý vàng sẽ được tự do hoá, không có cản trở trong các giao dịch vàng.

Mức độ phát triển của ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu ngành sản xuất vàng trang sức phát triển, doanh thu xuất khẩu lớn (như Thái Lan chính sách quản lý), vàng sẽ tạo điều kiện để ngành này phát triển thuận lợi.

Sự ổn định kinh tế xã hội. Nếu chế độ chính trị không ổn định, nền kinh tế không được kiểm soát chặt chẽ, đồng nội tệ mất giá thì vai trò của vàng sẽ tăng và chi phối mạnh đến việc ổn định nền kinh tế, ổn định tiền tệ và như vậy, chính sách quản lý vàng sẽ phải quy định chặt chẽ hơn nhằm hỗ trợ chính sách tiền tệ.

Như vậy, chính sách quản lý vàng của các nước rất khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ mở cửa, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính và còn phụ thuộc nhiều vào thói quen tập quán tiêu dùng truyền thống của người dân với vàng. [12]

2.3.1 Đối với hoạt động cất trữ và kinh doanh vàng

Lịch sử cho thấy ở đa số các nước, Nhà nước luôn tìm cách ngăn chặn người dân mua bán và cất trữ vàng vì các lý do kinh tế, chính trị, đạo đức và tôn giáo, nhằm chuyển vàng vào công quỹ. Cho tới nay, mọi biện pháp thả lỏng hay thắt chặt với vàng đều đã được các nước áp dụng, từ những quy định tương đối thoáng, chỉ ở mức độ kiểm soát việc kinh doanh vàng khi xuất - nhập vào lãnh thổ cho đến biện pháp gắt gao như cấm tư nhân cất trữ vàng dưới bất kì dạng nào khác ngoài nữ trang, đồ mỹ nghệ và Nhà nước nắm giữ độc quyền ngoại thương về vàng.

Hậu quả của chính sách kiềm toả đều giống nhau ở khắp mọi nơi: mức cung không đủ cho mức cầu về vàng của tư nhân, mức chênh lệch giữa giá vàng nội địa và

giá vàng thế giới đủ sức hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu phát triển. Vì thế, hiện nay các nước dù không còn sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng cũng đều đặt vàng trong tầm kiểm soát của Nhà nước với những mức độ quản lý khác nhay phù hợp với điều kiện kinh tế và quan điểm của chính quyền sở tại. Nhìn chung, đa số các nước đều chọn giải pháp cho tư nhân tự do cất trữ và kinh doanh vàng, nhưng không được xuất - nhập khẩu vàng, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát hối đoái. [9]

Bảng 1.1: Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng


Các nước

Cất giữ

Kinh doanh

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tây Đức

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Úc

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Áo

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Bỉ

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Luxembourg

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Canada

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Đan Mạch

Tự do

Tự do

Tiền đồng

Cấm

Tây Ban Nha

Tự do

Tự do

Hạn mức

Tự do

Mỹ

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Phần Lan

Tự do

Tự do

Chỉ nữ trang

Cấm

Pháp

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Anh

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Hy Lạp

Vàng nén và vài loại tiền

Tự do

Tự do

Cấm

Hồng Kông

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Ấn Độ

Cấm nếu

không khai báo

Tự do

Cấm

Cấm

Ý

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Hà Lan

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Singapore

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Thuỵ Điển

Tự do

Tự do

Cấm

Cấm

Thuỵ Sĩ

Tự do

Tự do

Tự do

Tự do

Nam Phi

Tiền

Nữ trang

Theo giấy phép của NH

Nhật Bản


Nguồn: Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur


2.3.2 Đối với chế độ thuế khoá với các giao dịch về vàng

Một khi vàng đã trở về vị trí là một loại hàng hoá, việc kinh doanh vàng đều phải chịu thuế như kinh doanh những hàng hoá khác.

Chính sách thuế ở một số nước cho thấy mức thuế suất trên các giao dịch về vàng cũng khác biệt nhau. Có những nước không dành cho kinh doanh vàng một sự ưu đãi về thuế như ở Ý: 35%, Tây Ban Nha: 30%. Trái lại, Luxembourg không đánh thuế trên các giao dịch về vàng và nhờ đó họ đã được khoản lãi đáng kể trong kinh doanh vàng. [9]

Bảng 1.2: So sánh các mức thuế về giao dịch vàng


Nước

Mức thuế (%)

Nước

Mức thuế (%)

Tây Đức

13

Hy Lạp

0

Bỉ

17

Hồng Kông

0

Canada

0

Ý

35

Đan Mạch

22

Luxembourg

0

Mỹ

0

Na Uy

20

Tây Ban Nha

30

Hà Lan

4

Phần Lan

14

Singapore

0

7

Thuỵ Sĩ

0

Anh

15

Việt Nam

0,5

Pháp


Nguồn: Kinh doanh vàng: Chính sách và giải pháp


2.3.3 Đối với hoạt động dự trữ vàng và doanh số bán ra của các NHTW

Vàng là một trong những tài sản thuộc danh mục dữ trữ ngoại hối của các quốc gia. Thông thường, các nước thường dự trữ bằng đồng USD, tuy nhiên trong trường hợp USD có xu hướng mất giá, thì các NHTW sẽ có động thái xem xét khả năng nâng dự trữ vàng bằng cách bán USD để chuyển sang vàng.

Theo tính toán của các chuyên gia, trong quỹ dự trữ ngoại hối của NHTW các nước công nghiệp phát triển hiện có khoảng 30.000 tấn vàng đang lưu hành. Chỉ riêng 3.443 tấn vàng dự trữ của Đức cũng đã lớn hơn sản lượng vàng hàng năm của toàn thế giới. [17]

Biểu đồ 1.9: Cơ cấu dự trữ ngoại hối của một số quốc gia đứng đầu về lượng vàng dự trữ


Nguồn Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích China Gold Report – Gold in the year of 1


Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report – Gold in the

year of Tiger”

Việc dự trữ vàng của các NHTW trên thế giới hiện nay vẫn có sự phân chia theo khu vực. Các NHTW Châu Á tiếp tục cất giữ rất ít hoặc không cất giữ vàng

trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Tuy nhiên kể từ quý 2 của năm 2009, một số NHTW đã trở thành những tổ chức có nhu cầu mua vàng lớn, và đương nhiên họ đã chuyển vị thế từ người bán sang người mua. Một điều đáng lưu ý nhất ở đây là theo báo cáo của Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc thì lượng vàng dự trữ tại NHTW Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 600 tấn lên 1054 tấn. Trong khi đó, các NHTW Châu Âu, hiện vẫn đang nắm giữ một khối lượng lớn dự trữ quốc gia bằng vàng, đang tiếp tục có xu hướng giảm tỷ trọng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Họ là những người bán vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia lớn nhất. theo thoả thuận về vàng lần 2 – Central Bank Gold Agreement 2 – CBGA2 của 15 NHTW lớn nhất trên thế giới, sản lượng vàng tối đa các NHTW này bán ra trung bình mỗi năm không quá 500 tấn và trong vòng 5 năm.

Biểu đồ 1.10: Top 20 quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới (1/2010)


Nguồn Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích China Gold Report – Gold in the year of 2


Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –

Gold in the year of Tiger


Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy Mỹ luôn là quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới với 8.133 tấn vàng dự trữ, xấp xỉ gần 2,5 lần lượng dự trữ của Đức - quốc gia theo ngay sau Mỹ. Đứng thứ 3 là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF với hơn 3.000 tấn, theo sau đó là một loạt các cường quốc như Pháp, Italy (cùng ở vị tri thứ 4 với trữ lượng gần

2.500 tấn), Trung Quốc, Thuỵ Điển (với xấp xỉ 1.000 tấn)... [17]

Biểu đồ 1.11: Khối lượng ròng bán ra của các NHTW và định chế tài chính (2006-2009)


Nguồn Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích The evolutionin central bank attitudes 3


Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “The evolutionin central

bank attitudes toward gold”


Trong suốt năm 2009 các NHTW và các định chế tài chính hầu như đã trở thành những người mua, thay vì vai trò trước đây là những người bán vàng ra thị trường. Khối lượng vàng bán ra trong năm 2009 là 44 tấn, chỉ là một tỉ lệ nhỏ so với khối lượng bán ra của những năm trước đó. [17]

2.4 Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại một số nước

Chính sách quản lý vàng của Trung Quốc

Chinh sách quản lý vàng của Trung Quốc được xếp vào loại chặt chẽ nhất thế giới. Ngân hàng Trung ương kiếm soát thị trường vàng từ khâu khai thác đến khâu cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất nữ trang. Việc xuất nhập khẩu vàng phải có giấy phép của Ngân hàng Trung ương. Giá vàng được ấn định cho các mức từ vàng khai thác đến bán lẻ, việc kinh doanh vàng chỉ được phép đối với doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù vậy, Ngân hàng Trung ương vẫn tạo điều kiện để ngành sản xuất vàng trang sức phát triển. Nhà nước cho phép doanh nghiệp kinh doanh vàng được tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức tái xuất. Có chế độ bảo hộ

ngành sản xuất nữ trang trong nước, không cho phép các Xí nghiệp liên doanh sản xuất nữ trang bán sản phẩm ở thị trường nội địa, định thuế suất rất cao đối với vàng trang sức nhập khẩu.

Chính sách quản lý vàng của Philippin

Vàng khai thác phải bán cho Ngân hàng Trung ương. Khi các đơn vị sản xuất nữ trang có nhu cầu thì Ngân hàng trung ương bán các loại vàng hạt, vàng miếng… Nhưng với điều kiện là đơn vị sản xuất nữ trang đó phải có giấy phép “Người sản xuất nữ trang được uỷ quyền” của Hiệp hội sản xuất nữ trang Philippin và Liên hiệp ngành nữ trang.

Chính sách quản lý vàng của Thái Lan

Theo xu hướng mở cửa của thị trường tài chính, lưu thông vàng được từng bước tự do hoá, song việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu vàng vẫn phải tuân theo các qui chế ngặt nghèo, hạn chế bằng các mức thuế nhập khẩu và có chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất vàng trang sức xuất khẩu.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu vàng trang sức của Thái Lan đã thu được thành công lớn. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để có thể vận dụng kinh nghiệm tốt của bạn cũng như những bài học thất bại của Thái Lan để chọn lựa cách tốt nhất, hướng đi đúng nhất cho Việt Nam, nhằm đưa ngành kim hoàn phát triển vượt bậc, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD vào những năm tới.

Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất nữ trang lớn trên thế giới, hàng năm chế tác 70-80 tấn vàng và xuất khẩu vàng trang sức lên tới gần 2 tỷ đô la Mỹ. Ngành nữ trang sử dụng hơn 500.000 lao động, tính riêng Hiệp hội các nhà sản xuất nữ trang và đá, Thái Lan đã có hơn 1000 thành viên.

Các nhà máy hiện đại thường tuyển dụng từ 200-300 lao động và sử dụng những trang thiết bị mới nhất. Vàng trang sức xuất khẩu thường là nữ trang vàng 10, 14, 18 karat có gắn đá quý. Vàng sử dung cho sản xuất được nhập khẩu thông qua các hợp đồng do chính phủ cấp giấy phép. [12]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022