Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn là nhà cung cấp vàng tái chế lớn nhất thế giới. Quốc gia này đóng góp khoảng 199 tấn (chiếm 16%) trong tổng số lượng vàng tái chế năm 2008. Mỹ và Ấn Độ là hai quốc gia đứng thứ nhì và thứ ba với sản lượng vàng tái chế năm 2008 lần lượt xấp xỉ 88 tấn và 85 tấn. [17]
c. Lượng bán ra từ các Ngân hàng Trung ương và định chế tài chính:
Ngân hàng Trung ương các quốc gia cùng các tổ chức siêu quốc gia khác (như Quỹ tiền tệ quốc tế) hiện tại chỉ nắm giữ khoảng một phần năm nguồn vàng dự trữ trên mặt đất dưới hình thức là một phương tiện cất trữ giá trị (khoảng 29.600 tấn phân bố rải rác trong 110 tổ chức). Chính phủ các quốc gia thường dành khoảng trung bình 10% lượng dự trữ chính thức để cất trữ vàng và mức độ này dao động nhiều hay ít hơn thi tuỳ thuộc vào chính sách của từng quốc gia. [16]
Mặc dù một số ngân hàng trung ương đã tăng tỷ lệ dự trữ vàng trong những năm gần đây, và với tư cách như một nguồn cung cấp chính thức từ năm 1980 (bán ra ngoài thị trường), khu vực các ngân hàng này đã đóng góp khoảng 447 tấn vào tổng nguồn cung hàng năm trên toàn thế giới. Kể từ năm 1999, số lượng vàng bán ra của các ngân hàng trung ương này đã được quy định chính thức bởi Hiệp định về vàng giữa các Ngân hàng trung ương (CBGAs) (quy định về số lượng vàng bán ra của 15 quốc gia có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới). Tuy vây, trong thời gian gần đây, lượng vàng cung cấp ra thị trường từ khu vực này đã giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 246 tấn vào năm 2008. [32]
Biểu đồ 1.7: Phân loại lượng cung vàng theo quốc gia (2009)
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Năm 2007 Trung Quốc đã vượt Nam Phi để trở thành quốc gia có lượng cung vàng lớn nhất thế giới. Đồng thời với sản lượng liên tục tăng trong vòng 10 năm liên tiếp, Trung Quốc đã đạt kỉ lục mới với lượng cung 300 tấn năm 2009. Ngược lại với Trung Quốc, nguồn cung vàng từ Nam Phi trong những năm gần đây liên tục giảm, lượng cung của Nam Phi năm 2009 là 210 tấn, giảm 3 tấn so với năm 2008. [17]
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 1
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 2
- Tóm Tắt Biến Động Của Thị Trường Vàng Thế Giới Qua Các Thời Kì Biểu Đồ 1.1: Biến Động Giá Vàng Thế Giới Giai Đoạn 2000-2010
- Đối Với Chế Độ Thuế Khoá Với Các Giao Dịch Về Vàng
- Thực Trạng Thị Trường Vàng Và Quản Lý Nhà Nước Với Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Tại Việt Nam
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Tại Việt Nam Từ Năm 2000 Trở Lại Đây
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới
1.3.1 Cung và cầu về vàng
Giống như bất kì một loại hàng hoá nào khác, giá vàng cũng phụ thuộc trực tiếp vào lượng cung và lượng cầu trên thị trường. Nhưng không giống như gạo hay bột mỳ là những hàng hoá mà lượng cung thực tế dựa trên mùa màng từng năm, vàng là một loại hàng hoá có thể tích trữ và hầu hết lượng cung xuất phát từ quá trình khai thác vàng trong quá khứ rồi dần dần tích luỹ qua nhiều thế kỉ. Trên thực tế tổng lượng vàng dự trữ trên trái đất vượt xa so với lượng khai thác hàng năm: trong tổng lượng cung của thế giới khoảng 125.000 tấn vàng, tỷ lệ vàng khai thác hàng năm chỉ dao động trong khoảng 2.400 tấn. Điều này có nghĩa rằng, sản lượng vàng hàng năm khai thác được ảnh hưởng rất ít tới giá vàng, trai ngược hẳn lại với những đặc tính của các hàng hoá thông thường như đậu nành, ngô hay thịt bò... Qua những phân tích này, có thể nhận thấy được rằng vàng không phải một loại hàng hoá thông thường mà nó thể hiện nhiều hơn những tính chất của một loại tài sản dài hạn như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Đặc điểm này của vàng càng làm rõ nét sự phụ thuộc của giá vàng chủ yếu vào kỳ vọng từ các nhà đầu tư, tương tự như thị trường chứng khoán, giá vàng là những dự đoán kì hạn và giá của ngày hôm nay phụ thuộc chủ yếu vào lượng cung và cầu trong tương lai. [32]
Tuy vậy sản lượng cung và nhu cầu tiêu thụ vàng vẫn có ảnh hưởng ít nhiều đến giá vàng. Thông thường tháng 8 là vào mùa lễ hội tại Ấn Độ, nhu cầu mua nữ trang tăng đáng kể khiến lượng nhập khẩu tăng làm giá vàng tăng theo, Nhu cầu ở Trung Đông và Châu Á cũng tác động mạnh đến giá vàng, trong thời gian qua đã có thời điểm USD mất giá mạnh mẽ, giá dầu tăng đột biến khiến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới tăng cường mua vàng vào để bảo toàn tài sản thay thế cho dự trữ bằng USD.
Những dấu hiệu tăng giá cũng đã được hình thành khi các chuyên gia cho rằng sản lượng đang thiếu hụt tại các mỏ ở Nam Phi và Australia. Các mỏ vàng mới có trữ lượng không đáng kể nhưng nhu cầu thế gới đang gia tăng, có thể thấy qua doanh số bán vàng tính theo số lượng tăng 300%/năm và giá trị của doanh số tăng 200% chỉ trong tháng 8/2008. [13]
1.3.2 Do ảnh hưởng của giá dầu:
Biểu đồ 1.8: Mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu
Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –
Gold in the year of Tiger”
Biểu đồ trên thể hiện mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng tính theo đơn vị Đô la Mỹ từ năm 1987. Qua biểu đồ, tương quan giữa giá vàng và giá dầu thể hiện khi giá dầu tăng 1$/bbl, thì giá vàng sẽ tăng khoảng 65$/oz. [17]
Dầu và vàng thường có mối quan hệ tương quan hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là trong hầu hết các hoạt động đầu cơ giá lên. Điều này có nghĩa là, giá dầu tăng thì thường dẫn tới giá vàng tăng và ngược lại sự sụt giảm của giá vàng thường là hệ luỵ từ sự xuống dốc của giá dầu. Nguyên nhân là do khi giá năng lượng tăng, có thể đẩy các ngành sản xuất dịch vụ nhất là vận chuyển rơi vào khó khăn, vì vậy khi giá dầu tăng quá mắc thường gây ra tác động xấu đến nền kinh tế điển hình là tình trạng lạm phát, kém tăng trưởng khiến giá cả các loại hàng hoá sản xuất ra trở nên đắt đỏ từ đó
giá vàng cũng biến động cùng chiều với giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro. Trong thời gian vừa qua có những thời điểm giá dầu tăng quá cao từ 100 USD/thùng hồi đầu năm, liên tiếp sau đó giá dầu chinh phục các đỉnh cao mới là 147,24 USD/thùng tương đương với mức kỉ lục của giá vàng là 1032 USD/Ounce (năm 2008). Một nguyên nhân khác chính là do khi giá dầu tăng cao vì cầu vượt quá cung thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều thu được nhiều ngoại tê, lúc đó họ có xu hướng chuyển sang mua vàng dự trữ khiến cho giá vàng bị đẩy lên theo.
Tuy nhiên trong thời gian từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9/2008, do ảnh hưởng tình hình kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Châu Âu suy thoái khiến dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm dẫn tới giá dầu tụt dốc chỉ còn khoảng 92,21 USD/thùng. Tuy nhiên lúc này giá vàng lại không giảm theo giá dầu mà lại phục hồi từ mức xấp xỉ 737 USD/Ounce lên khoảng 782 USD/Ounce. Điều này có thể giải thích bở lí do khi nền kinh tế suy thoái và tăng trưởng chậm khiến giá dầu giảm thì vàng vẫn là loại hàng hoá các nhà đầu tư vẫn phải nắm giữ trong danh mục của mình bởi tình hình tài chính của nền kinh tế số một thế giới đang trong tình trạng báo động khi hàng loạt các Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, các quỹ đầu tư lâm vào tình trạng phá sản. [13]
Như vậy nếu như trước đó giá dầu và giá vàng thường đi cùng chiều do đều là nguồn tài nguyên không phục hồi được thì trong tình hình hiện nay giá vàng đôi khi tách khỏi ẳnh hưởng và biến động ngược chiều rất khó dự đoán với giá dầu.
1.3.3 Do ảnh hưởng của các ngoại tệ mạnh
Một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá vàng là đồng đôla Mỹ. Theo tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới, đồng đô la Mỹ được sử dụng như là một phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu. Vì vậy, tất cả những ngoại tệ khác, sử dụng trong thương mại đều được định giá theo giá đô la Mỹ, kể cả vàng. Do đó tất cả những thay đổi trong giá trị của đồng đô la Mỹ cũng có ảnh hưởng tới giá vàng.
Đồng đô la đang giảm giá mạnh so với các tiền tệ khác như Euro và Yen Nhật... là những yếu tố hàng đầu làm giá vàng tăng. Ví dụ, việc Mỹ cắt giảm lãi suất đồng USD 0,75% , làm cho USD mất giá, khi đó vàng sẽ tăng giá và đóng vai trò như là một công cụ đầu tư chống lạm phát.
Những người nắm giữ đồng USD có thể sẽ quyết định đa dạng hoá tài sản USD hơn nữa trong thời gian qua. Hơn nữa, số lượng các công ty đứng trên bờ vực phá sản tăng cao sẽ có nhu cầu chuyển dịch vốn sang vàng - một kênh đầu tư an toàn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoàng. [13]
1.3.4 Lạm phát
Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới giá vàng. Nếu lạm phát thấp dưới một con số thì sẽ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội, ngược lại khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kiềm hãm tiêu dùng, khiến giá cả hàng hoá tăng cao và giảm sức mạnh của đồng tiền. Có rất nhiều lí do dẫn tới lạm phát, thứ nhất có thể kể đến những bất ổn trong điều hành chính sách tiền tệ (nới lỏng quá mức), hay đầu tư không hiệu quả hoặc giá cả hàng hoá tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên mà mức thu nhập không theo kịp... Trong trường hợp này sẽ có phát sinh thêm cả những biện pháp giải quyết sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền cộng thêm những lo ngại về tình trạng lạm phát sẽ gây đột biến về giá cả hàng hoá, các nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng để bảo toàn tài sản, từ đó khiến giá vàng biến động tăng.
1.3.5 Chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia
Chính sách tài chính - tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nước đó. Trong thời gian qua, kể từ tháng 9/2007 đến 2008, FED đã tám lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 2% như hiện nay. Mỗi lần cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời điểm cuối 2007 là do tình hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, do đó FED buộc phải có những biện pháp để kích thích tiêu dùng và đầu tư cho tăng trưởng, mỗi lần cắt giảm lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do xuất hiện những lo ngại về tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát nên các nhà đầu tư đổ vào vàng như một giải pháp cuối cùng.
Giá vàng từ tháng 9/2007 đến thời điểm 2008 tăng theo từng đợt cắt giảm lãi suất của FED, tháng 9/2007 giá vàng tăng lên mức 700 USD/Ounce khi FED cắt giảm 50 điểm %, tháng 10 giá vàng tăng lên mức 750 USD/Ounce khi lãi suất giảm 0,25%, tháng 11 xoay quanh mức 800 USD/Ounce. Tháng 1-2/ 2008 vàng tăng lên mức cao mới là 850-900 USD/Ounce khi lãi suất chỉ còn 3%. Ngày 18/3, đợt cắt
giảm lãi suất xuống còn 2,25%, giá vàng tăng lên đến mức gần 10330 USD/Ounce rồi mới chịu hạ nhiệt sau đó.
Tuy nhiên vấn đề chủ yếu ở đây bắt nguồn từ việc mở rộng cung tiền quá mức trong thời điểm đó khiến nguy cơ lạm phát đang rình rập nền kinh tế Mỹ do cung tiền không dành cho nhà đầu tư mà chủ yếu giải quyết tình trạng sụp đổ của các tổ chức tài chính đang trong tình trạng chờ phá sản. [13]
2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trên thế giới
2.1 Khái niệm và chức năng của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng
2.1.1 Khái niệm về quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành. Trình độ quản lý phát triển theo sự phát triển của xã hội qua các phương thức sản xuất khác nhau. Trong thời đại ngày nay, trong ba yếu tố cơ bản quyết định tới sự phát triển của xã hội là sức lao động, trí thức và trình độ quản lý thì quản lý được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng bị quản lý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội... thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượng bị quản lý.
Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị... Quy mô khác nhau thì tính chất của quản lý cũng khác nhau. Quản lý ở phạm vi quốc gia được coi là quản lý Nhà nước, quản lý ở một đơn vị kinh doanh được coi là quản lý kinh doanh.
2.1.2 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng
Thị trường vàng là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó: “Quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng của một quốc gia là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển của thị trường vàng.”
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên các khách thể chịu sự quản lý làm cho các khách thể vận động theo hướng mà chủ thể mong muốn. Bản chất của hoạt động quản lý là quá trình đề ra các luật lệ, quy tắc, quy định và thực hiện giám sát, cưỡng chế thực thi các luật lệ, quy tắc, quy định đó nhằm kích thích và phát triển các yếu tố tích cực, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực không mong muốn. Hoạt động có sự quản lý là hoạt động phải tuân thủ các luật lệ, quy tắc do con người là chủ thể quản lý đặt ra.
Lịch sử hình thành và phát triển thị trường vàng ở các nước cho thấy thị trường vàng ở những nước phát triển ra đời và hoạt động tự do nhiều năm trước khi có sự quản lý về lĩnh vực này. Việc quản lý thị trường vàng xuất hiện với mục đích chống lại những hành vi thao túng, lừa đảo, chống lại sự lạm dụng trong hoạt động kinh doanh vàng. Cùng với sự phát triển với quy mô ngày càng rộng lớn và đa dạng, phức tạp của thị trường vàng thì phương thức, nội dung, chức năng của việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng phải ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Nếu như trước đây, chức năng chủ yếu của các chủ thể quản lý là duy trì sự ổn định kỷ luật của thị trường thì ngày nay, ngoài các chức năng đó, các chủ thể quản lý còn phải thực hiện chức năng phát triển thị trường và ngăn ngừa những rủi ro lây lan của toàn bộ hệ thống.
2.1.3 Chức năng của quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng
Quản lý là một hình thức đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc quản lý. Ở hầu hết các nước đang phát triển các chủ thể quản lý luôn có hai chức năng chính: duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường; tạo điều kiện để phát triển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh tranh và thích ứng với mọi thay đổi trong xã hội.
Với chức năng ổn định thị trường tức là phải tạo lập được một thị trường có kỷ luật, an toàn, trật tự, ít rủi ro thì các nhà quản lý phải xác định được nên cho phép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩn tham gia gồm những yếu tố gì, mục tiêu là quản lý và giám sát cái gì. Với chức năng phát triển thì các nhà quản lý phải tạo động lực để thúc đẩy thị trường. Các chức năng này được sử dụng vào hoàn cảnh khác
nhau, tuy nhiên trong hoạt động quản lý Nhà nước thì các chức năng này thường được áp dụng một cách đồng bộ.
Đối với thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động quản lý được cụ thể hoá ở một số lĩnh vực sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển thị trường vàng với từng bước đi cụ thể và thích hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế chính trị, xã hội, dân trí và các điều kiện khác.
Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của thị trường vàng như: cơ quan quản lý, Sàn giao dịch vàng, Trung tâm giao dịch vàng, Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý...
Xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách quy định chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng bạc để tạo được sự thống nhất trong mọi giao dịch.
Điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên thị trường vàng như mua bán gian lận, đầu cơ...
Thực hiện công tác kiểm tra định kì, bất thường nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiển tổng kết thống kê nhằm tổng hợp hoạt động của thị trường.
2.2 Cơ quan quản lý
Trải qua nhiều thế kỉ, các Ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn luôn được coi như là tổ chức nắm giữ vàng nhiều nhất bởi vàng đảm bảo cho sự phát hành tiền tệ, nguồn dự trữ và đồng thời cũng đóng vai trò là phương tiện thanh toán ở các quốc gia. Đối với các nước, mà ở đó vàng đóng vai trò là phương tiện cất trữ, thanh toán như Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar… thì Ngân hàng trung ương có vai trò quản lý, kiểm soát, khống chế lượng vàng vào, ra. Còn đối với các nước sử dụng vàng chủ yếu cho mục đích sản xuất nữ trang và khuyến khích tiềm năng xuất khẩu hàng trang sức như Thái Lan, Indonesia, Philippines… thì Bộ tài chính hoặc Bộ thương mại quản lý thị trường vàng bằng các chính sách thuế xuất nhập khẩu.
Điểm chung nhất về chính sách quản lý vàng của các nước đang phát triển là mức độ quản lý vàng tương ứng với mức độ quản lý ngoại hối vì vài trò tiền tệ của