Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Trên Tài Khoản

Báo cáo tình hình thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm vàng tại thị trường Việt Nam của năm trước năm kế hoạch (tháng 12 ước tính).

Nếu doanh nghiệp được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trước khi mở cửa hàng phải thông báo cho NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt cửa hàng về địa điểm bán hàng, ký mã hiệu đóng trên sản phẩm vàng. Việc tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam chỉ được thực hiện theo quy định tại Giấy phép đầu tư.

f. Xuất nhập khẩu vàng để tham gia triển lãm hội chợ


Việc xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm vàng để tham gia triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại và các văn bản pháp luật khác liên quan.

g. Xuất nhập khẩu vàng phi mậu dịch:


Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng miếng phi mậu dịch thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Theo quy định tại Nghị định 174/1999/NĐ-Cp ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 10/2003/TT-NHNN ngày 6/9/2003 của NHNN Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP, doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ (kể cả đồ đạc mạ vàng) theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu. Căn cứ nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN xem xét cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu gửi NHNN Việt Nam (Vụ quản lý ngoại hối) gồm: Đơn xin xuất khẩu, nhập khẩu vàng; bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (chỉ nộp lần đầu hoặc khi có thay đổi); báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng gần nhất. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, NHNN Việt Nam xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối,

Ngân hàng có văn bản giải thích rõ lý do. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng, bán thành phẩm vàng trang sức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng vể điều hành xuất khẩu, nhập khẩu, không phải có giấy phép của NHNN Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đối với việc nhập khẩu vàng phi mậu dịch: người xuất cảnh, nhập cảnh mang từ dưới 300 gram vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, thỏi, khối, vàng nguyên liệu không phải khai báo; mang từ 300 gram đến dưới 1kg phải khai báo trên tờ khai hành lý; mang trên 1kg phải khai hải quan, đồng thời phải có giấy phép của NHNN Việt Nam (đối với người xuất cảnh) hoặc gửi phần vượt tại kho hải quan (đối với người nhập cảnh).

Việc cá nhân mang vàng miếng về nước làm quá (không có mục đích buôn bán) thuộc trường hợp nhập khẩu vàng phi mậu dịch. Theo Quyết định 39/2006 QĐ- BTC ngày 15/8/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thì thuế suất thuế xuất nhập khẩu vàng (các loại vàng không phải dạng tiền tệ, dưới dạng bột, dạng chưa gia công khác như dạng khối, thỏi và thanh dọc...), dạng bán thành phẩm khác (dạng que, thanh, hình, lá và dài...), dạng tiền tệ cùng chung mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu 1%).

3.3.2 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản

3.3.2.1 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài

Chính sách quản lý của nhà nước về việc hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài đã được quy định đầy đủ trong Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN ban hành ngày 18/01/2006. [7]

Theo điều 2 của Quyết định 03:


Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế.

Trạng thái vàng của tổ chức tín dụng là số dư vàng trên tài khoản vàng của tổ chức tín dụng.

Trạng thái vàng của doanh nghiệp kinh doanh vàng là số dư vàng trên tài khoản vàng ở nước ngoài của doanh nghiệp.

Giá vàng quy đổi trạng thái là giá mua vào lúc mở cửa của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp kinh doanh vàng.

a. Điều kiện kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (Điều 3)


Tất cả các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng muốn được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải có những điều kiện chung sau:

Có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả và quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh vàng.

Có ít nhất 01 năm kinh nghệm trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu vàng.

Không vi phạm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Tuỳ vào từng đối tượng cụ thể là tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp thì phải hội đủ thêm một số điều kiện cụ thể như sau:

Đối với tổ chức tín dụng:

Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng và huy động, cho vay bằng vàng tính đến ngày nộp đơn xin kinh doanh vàng trên tài khoản từ 01 năm trở lên.

Có số dư huy động vàng tính đến ngày cuối cùng của tháng gần nhất trước ngày nộp đơn xin kinh doanh vàng trên tài khoản từ 500kg vàng trở lên.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng:

Có vốn tự có tối thiểu 100 tỷ đồng.

b. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài


Các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp muốn được cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thì cần gửi hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý Ngoại hối) để xin giấy phép. Hồ sơ bao gồm:

Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động ngoại hối, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức tín dụng. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề án kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, quy trình nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh vàng, xuất nhập khẩu vàng, huy động và cho vay vàng của năm gần nhất

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cho các đối tượng đủ điều kiện. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản giải thích rõ lý do.

c. Giới hạn trạng thái vàng

Tổ chức tín dụng duy trì trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái không vượt quá ± 20% so với vốn tự có.

Doanh nghiệp kinh doanh vàng duy trì trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái không vượt quá ± 100% so với vốn tự có.

d. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài

Các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài phải:

Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của mình.

Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng và các quy định tại Quyết định này.

Gửi báo cáo tình hình kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của tháng trước đó về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị có trụ sở chính chậm nhất vào ngày 05 hàng tháng.

Việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài nhằm giúp cho các đơn vị kinh doanh vàng có thể lựa chọn mức giá khi quyết định xuất, nhập khẩu vàng.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng này thời gian qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế như các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế. Đây là hoạt động có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới đang có những biến động mạnh, lên xuống thất thường với biên độ lớn. Đồng thời, chính các đơn vị này đã thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản trong nước, gây ra nhiều biến động trên thị trường vàng vừa qua. Do đó ngày 6/1/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/2/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động này.

Thông tư số 01/2010/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài kể từ ngày 6/1/2010 (ngày thông tư có hiệu lực), trừ các giao dịch để tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng nói trên. Các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010. [8]

Các giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo Quyết định số 03 và Quyết định số 11 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 30/3/2010.

3.3.2.2 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản trong nước (sàn giao dịch vàng):

Hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản trong nước hay còn gọi là hoạt động của các sàn giao dịch vàng là một hoạt động kinh doanh mới nổi lên từ những năm 2008 khi giá vàng có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên vì còn quá mới nên chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào điều chỉnh hoạt động này. Đánh giá nổi bật mà

Ngân hàng Nhà nước đưa ra đối với hoạt động kinh doanh sàn vàng (kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước), tiềm ẩn rủi ro rất cao, và đây không phải hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế.‌

4. Thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam dưới tác động của quản lý Nhà nước từ năm 2000 trở lại đây

4.1 Thực trạng hoạt động tích trữ và tiêu thụ vàng tại Việt Nam trong thời gian qua

4.1.1 Thực trạng hoạt động cất giữ vàng tại Việt Nam trong thời gian qua

Tại Việt Nam, cho tới tận giữa thập niên 1990s, vàng vẫn được sử dụng rộng rãi thay thế tiền tệ trong các giao dịch thương mại, đặc biệt là giao dịch bất động sản, phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy và cả ô tô hoặc những đồ gỗ gia dụng và may mặc đắt tiền. Ví dụ như một chiếc xe đạp Mifa (Đức) trị giá 6 chỉ vàng, một chiếc xe đạp mini Nhật trị giá “một cây mốt” (11 chỉ)... Không thể có một thống kê nào cho biết rằng đã có bao nhiêu giao dịch thành công và tổng trị giá là bao nhiêu nhờ “công cụ tiền tệ” này. Cho đến ngày nay, thói quen đó vẫn còn đượcduy trì trong một bộ phận dân cư tuy không còn phổ biến như xưa. .

Ở thập niên 80-90 của thế kỷ trước, khi hệ thống tài chính của Việt Nam sụp đổ, lạm phát (CPI) đã tăng trên 400% theo số liệu được công bố. Chính các nguyên nhân này đã tác động một cách sâu sắc tới tâm lý của người dân. Họ thường có nhu cầu tích trữ ngoại tệ mạnh (chủ yếu là đồng đô la Mỹ) và vàng. Vì tính quốc tế, vàng và ngoại tệ mạnh dễ được chấp nhận thanh toán và quan trọng nhất đó là giá trị được đảm bảo. Một hệ quả quan trọng của việc này là xu hướng coi vàng là phương tiện cất trữ hiệu quả đối với phần lớn các gia đình Việt, đặc biệt là khi nền kinh tế đối mặt với mức lạm phát cao thì vàng được coi là phương tiện phòng vệ hữu ích nhất thay vì các loại tài sản tài chính khác. [44]

Chính vì những lí do này, vàng đã trở nên rất phổ biến và quen thuộc với mọi cư dân Việt Nam, trong tiềm thức của người Việt Nam, vàng luôn được coi như là một loại tiền tệ, công cụ thanh toán ổn định và an toàn. Do đó việc tích trữ vàng cũng rất phổ biến và việc này được coi như là một phương thức tiết kiệm cho dù hầu như không có lãi suất.


Biểu đồ 2.1: Các quốc gia có nhu cầu đầu tư vàng lớn nhất thế giới


Nguồn Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích China Gold Report – Gold in the year of 1

Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –

Gold in the year of Tiger”


Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia có nhu cầu về đầu tư vàng lớn nhất trên thế giới với khoảng 60 tấn chiếm xấp xỉ 10% tổng cầu về đầu tư vàng. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu về cất trữ và đầu tư vàng ở Việt Nam luôn luôn ở mức cao thể hiện qua khối lượng vàng tích trữ của người dân. [17]

Nhu cầu vàng thường tăng đột biến vào quý IV năm trước và quý I năm sau do thói quen tiết kiệm của người dân vào kỳ cuối năm sau một năm làm ăn, kinh doanh. Hơn nữa, quý I cũng lại là thời gian của Tết Nguyên đán, dịp Tết truyền thống của người Việt Nam cũng như của đa số các nước Đông Á khác. Tiết kiệm vàng và chi tiêu tiền mặt thường tăng mạnh trước ngày Tết.

Năm 2008, với nhiều biến động tiêu cực trong nền kinh tế, thì nhu cầu nắm giữ, đầu tư vàng tại Việt Nam càng gia tăng. Theo như báo cáo của ngân hàng ACB tại thị trường trong nước, có những ngày số lượng vàng miếng giao dịch trên thị trường đạt đến 400.000 lượng/ngày. Nếu cộng thêm số lượng vàng giao dịch tại các ngân hàng khác số lượng vàng giao dịch tại thị trường trong nước có thể đạt đến mức

500.000 lượng/ngày, tương đương khoảng 19 tấn vàng/ngày. Trong khi đó, năm

2007, những lúc cao điểm nhất thị trường trong nước cũng chỉ tiêu thụ khoảng 2 tấn vàng /ngày. [29]

4.1.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ vàng nữ trang tại Việt Nam trong thời gian qua

Biểu đồ 2.2: Danh sách các nước có mức tiêu thụ vàng nữ trang lớn nhất thế giới


Nguồn Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích China Gold Report – Gold in the year of 2


Nguồn: Hiệp hội Vàng Thế giới – Trích “China Gold Report –

Gold in the year of Tiger”


Do ảnh hưởng văn hoá từ Trung Quốc, người Việt Nam cũng rất ưa chuộng các loại trang sức bằng vàng. Vàng trang sức là những món đồ không thể thiếu trong các dịp lễ lớn của người Việt Nam như cưới hỏi, các dịp lễ tết... Vàng trang sức không chỉ là một đồ vật trang trí với người Việt Nam mà đó còn là cả một nét văn hoá, truyền thống của người Việt. Do đó, nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức ở Việt Nam luôn ở mức cao (đứng thứ 15 trên thế giới chiếm gần 2% trong tổng cầu) và luôn có xu hướng gia tăng trong tương lai cùng với sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam

4.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh sàn vàng tại Việt Nam thời gian qua

Nếu như trong khoảng 3 năm trở về trước, để tiến hành các giao dịch vàng, nhà đầu tư thường đơn thuần tìm tới các tiệm vàng lớn, nhỏ khắp mọi nơi hay các ngân hàng có nghiệp vụ giao dịch vàng, thì trong 2 năm trở lại đây, tại Việt Nam đã

65

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022