Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Vàng Tại Việt Nam Trong Thời Gian Qua

xuất hiện một cách thức giao dịch mới: giao dịch vàng tập trung qua sàn và khái niệm “sàn giao dịch vàng” xuất hiện. Sàn giao dịch vàng là nơi mà người có nhu cầu mua vvà bán vàng “gặp nhau” để thực hiện giao dịch mà mình mong muốn dưới sự đảm bảo an toàn về tính phảp lý cho việc mua bán này.

Trên thực tế, nếu muốn thực hiện giao dịch mua bán vàng, nhà đầu tư có thể tiến hành các giao dịch này trên thị trường tự do vô cùng nhanh chóng, gọn nhẹ, không cần thực thi các thủ tục, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu rườm rà... nhưng kèm theo đó là rủi ro trong giao dịch cũng rất cao, đặc biệt khi thực hiện những giao dịch có giá trị lớn. Tuy vậy, khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về giao dịch an toàn, chuyên nghiệp và đảm bảo tính pháp lý ngày càng được coi trọng.

Hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản thời gian qua đã thể hiện rõ hai đặc điểm chính như sau:

Sức hấp dẫn về lợi nhuận:

Sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam là Sàn Giao dịch vàng ACB, được hình thành vào ngày 25/5/2007 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn - trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) gồm 9 thành viên. Các thành viên tham gia là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mô vốn lớn, có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh vàng. Ban đầu, Trung tâm Giao dịch vàng ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trò vừa là người tổ chức, vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên khối lượng giao dịch thời gian đầu không lớn. Tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa các thành viên, ACB đã triển khai sản phẩm “”Đầu tư vàng tại ACB” dành cho các cá nhân. Từ đó khối lượng gíao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến. Với doanh số giao dịch vàng mỗi ngày lên tới con số ngàn tỷ thì mô hình sàn giao dịch vàng ACB khởi dựng thật sự là một món lời lớn cho những người cầm trịch, và xu hướng lập sàn giao dịch vàng bắt đầu. Sau ACB, Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ đã hợp tác với Ngân hàng Đông Á thành lập Công ty Vàng bạc Quốc tế (InterGold) giao dịch thương hiệu vàng miếng PNJ-Đông Á. Tiếp đó, cuối tháng 5/2008, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng liên kết với VPBank và Công ty Chứng khoán Hà Thành để lập nên Sàn giao dịch vàng tại Hà Nội... Cho tới nay, trên thị trường đã có

hơn 10 NHTM tham gia giao dịch vàng, có thể kể ra đây như là: Ngân hàng ACB, Ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà Tp. HCM, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Nam Á.

Thu hút nguồn vốn lớn từ nền kinh tế:

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đánh giá: hoạt động kinh doanh sàn vàng hay còn gọi là kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước là loại hình kinh doanh chênh lệch giá (margin trading) mà ngay cả trên thế giới cũng đánh giá là loại hình kinh doanh tiểm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng. Mặt khác, báo cáo cũng cho rằng hoạt động kinh doanh sàn vàng không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, mà ngược lại, một khối lượng vốn lớn được rút ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho các giao dịch kinh doanh vàng trên sàn vàng.

Dẫn chứng đưa ra là chỉ riêng Trung tâm Giao dịch vàng Sài Gòn của ACB ở thời điểm giao dịch sôi động nhất một ngày cũng có doanh số lên đến hơn 8.000 tỷ đồng. Cho tới nay, mặc dù hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã chững lại thì dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Sài Gòn cũng hơn 2.000 tỷ đồng. [42]

Ngoài ra, theo Ngân hàng Nhà nước, do các sàn giao dịch vàng tự đề ra quy chế giao dịch và các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ các rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn. Qua rà soát, cơ quan này nhận thấy việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý, đồng thời hoạt động của các sàn vàng trong thời gian vừa qua tiểm ẩn một số yếu tố cỏ thể gây bất ổn kinh tế xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Do đó, từ tình hình thực tế hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 369/TB-VPCP ban hành 30/12/2009 quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ 30/12/2009 mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước phải chấm dứt hoạt động (tức ngày 30/3/2010).

4.3 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại Việt Nam trong thời gian qua

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 10

4.3.1 Thực trạng hoạt động nhập khẩu vàng tại Việt Nam

Việc nhập khẩu vàng phải được Nhà nước thực hiện một cách chặt chẽ, kịp thời vì không thể để giá vàng tách rời khỏi mặt bằng chung, không để thiếu hụt nguồn cung vàng lầ điều kiện cần phải có đối với sự tồn tại của các đơn vị kinh doanh vàng và là công cụ ổn định giá cả. Nhưng trên thực tế, trong thời gian qua việc nhập khẩu vàng chưa có chủ trương nhất quán và hợp lý. Nhà nước không cấm các cá nhân tự do kinh doanh mua bán vàng nhưng việc nhập khẩu vàng cần phải có sự cho phép của các cơ quan nhà nước. Hiện nay, NHNN là đơn vị quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực ngoại hối. Vụ quản lý ngoại hối chính là cơ quan tham mưu cho NHNN trong hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật. Chính Vụ quản lý ngoại hối là đơn vị thực hiện cấp và thu hồi các loại giấy phép về xuất, nhập khẩu vàng của các tổ chức và cá nhân.

Hàng năm, Chính phủ đề ra một hạn mức nhập khẩu nhất định đối với vàng để bù đắp lượng vàng thiều hụt do khai thác không đáng kể trong nước lại đảm bảo cán cân thanh toán, không để nhập siêu quá lớn do vàng. NHNN - Vụ Quản lý ngoại hối có nhiệm vụ đảm bảo số lượng vàng được cấp phép nhập khẩu không vượt quá chỉ tiêu của nhà nước. Nếu như trước đây việc phân “quota”, cấp phép nhập khẩu vàng còn nhiều khúc mắc, vì việc giải quyết nhập khẩu vàng có lúc không kịp thời, mất thời cơ, khi giá vàng quốc tế xuống thấp thì không được phép nhập, khi giá cao được phép nhập thì các doanh nghiệp không thực hiện được, phát sinh cung cầu giả tạo nên các biến động giá vàng lớn trên thị trường . Hiện nay, theo đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh vàng thì thủ tục cấp phép đã đơn giản hoá và thời gian chờ đợi cũng đã được rút ngắn, khá thuận lợi cho doanh nghiệp.

Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Tới năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001, vàng mới được phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu theo hạn ngạch do NHNN quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo từng năm.

Năm 2008, NHNN được giao chỉ tiêu cấp phép nhập khẩu 70 tấn vàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá USD thất thường và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả trong việc bảo lưu vốn và là kênh đầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng vọt. Trong 3 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 36 tấn vàng, tăng 71% so với cùng thời gian này năm ngoái, trong đó 31 tấn rưỡi là vàng nén. [29]

Chính sách thuế đối với hoạt động nhập khẩu vàng:


Chính sách thuế đối với hoạt động nhập khẩu vàng của nước ta thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ, trước 2006 là 3% đối với vàng miếng và 1% đối với vàng dạng hạt. Bước sang năm 2006, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-BTC giảm thuế nhập khẩu vàng miếng từ 3% xuống 1% và thuế nhập khẩu vàng nguyên liệu (vàng hạt) từ 1% xuống 0,5%.

Tháng 5/2008, trong tình trạng thâm hụt mậu dịch không ngừng gia tăng, Chính phủ Việt Nam quyết định cấm nhập khẩu vàng để hạ thấp thâm hụt mậu dịch và ngăn chặn VND tiếp tục mất giá. Quyết định này được cho là đúng đắn, tuy nhiên nó đã dẫn đến sự khác biệt lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, đỉnh điểm là ngày 11/11/2009 giá vàng trong nước tại Việt Nam tăng đến hơn 29 triệu VND/chỉ (khoảng 1.261 USD/Ounce) trong khi đó giá vàng thế giới chỉ ở mức 1.108 USD/Ounce. Đứng trước tình trạng này, NHNN đã buộc phải nối lại hoạt động nhập khẩu vàng từ ngày 12/11/2008 với sự vào cuộc của một số công ty kinh doanh vàng bạc lớn như SJC, PNJ, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng nông nghiệp. Hoạt động này đã giúp bình ổn thị trường và giá vàng, tạo tâm lí ổn định cho các nhà đầu tư.

4.3.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu vàng tại Việt Nam

Năm 2004, vấn đề xuất khẩu vàng đã được đặt ra tại hội thảo về chính sách thuế với hoạt động kinh doanh vàng. Sau đó giữa năm 2005, đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng và các doanh nghiệp trong ngành vàng lại kiến nghị NHNN cho phép doanh nghiệp xuất khẩu vàng. Thời điểm này việc xuất khẩu vàng còn gặp nhiều rào cản bởi có ý kiến cho rằng do 95% lượng vàng lưu hành trong sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam đều là nhập khẩu, vì vậy không chủ động nguồn cung, không có lợi thế

quặng mỏ khai thác. Tuy nhiên đó là thời điểm giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới. Còn hiện nay, đặc biệt là trong những ngày giá vàng tăng cao thì giá vàng trong nước lại thấp hơn giá vàng thế giới (tính theo tỷ giá quy đổi USD/VND) là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu vàng. Trong những năm 2008, 2009 cùng với sự phát triển mạnh của các sàn giao dịch vàng, ngày càng nhiều nhà đầu tư coi đây là một kênh đầu tư hấp dẫn khi thị trường vàng trong nước và thế giới được liên thông. Việc cấp quota trong năm 2008 và 2009 cho một số doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy những thành công nhất định, tuy nhiên nếu tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp thì có thể thu được một nguồn ngoại tệ lớn hơn rất nhiều.Cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu vàng trong năm 2009 đã mang lại lợi nhuận cao cho hai công ty kinh doanh vàng bạc đá quý lớn tại Việt Nam là SJC và PNJ. [24]

Công ty SJC đã xuất khẩu nhiều vàng miếng vào quý I/2009, khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới; nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 của SJC lên đến 258,3 triệu USD, bằng 217% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008. Hết năm 2009, lợi nhuận sau thuế của SJC là 329 tỷ đồng, bằng 219% so với năm trước và đạt 108% so với kế hoạch [31]

Trong năm 2009, riêng lĩnh vực xuất khẩu đã mang về cho PNJ hơn 3.500 tỷ đồng trong tổng doanh thu hơn 10.200 tỷ đồng và cũng góp phần mang lại lợi nhuận sau thuế đột biến cho PNJ với 220 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2008.

Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đối với kim loại quý này là rất lớn. Việc cho phép xuất khẩu vàng sẽ góp phần chống lại hoạt động đầu cơ cũng như buôn lậu vàng qua biên giới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên khống chế lượng vàng xuất theo quota và chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu vàng để đảm bảo thị trường vàng hoạt động theo đúng pháp luật nhà nước.

4.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam trong thời gian qua

4.4.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng

4.4.1.1 Những mặt tích cực

Về cơ bản sự ra đời của các SDGV đem lại những lợi ích chủ yếu sau:

 SDGV phù hợp với nhiều đối tượng đầu tư do việc giao dịch hết sức thuận lợi với bước nhảy nhỏ, tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển đổi từ vàng sang tiền mặt. Ngoài ra thông qua sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phái sinh, giúp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trước biến động của giá vàng.

 Một điểm quan trọng nữa là khi có SDGV hoạt động theo chuẩn,thị trường vàng nước ta sẽ hướng tới việc liên thông với thị trường vàng quốc tế, huy động được lượng vốn lớn trong dân tham gia nhập khẩu vàng,đảm bảo quyền quyết định của người dân khi lựa chọn hình thức đầu tư.

 Việc các SDGV ra đời còn tạo ra một kênh điều hòa cung cầu, giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng được chủ động nguồn vàng nguyên liệu hơn, giảm được một lượng ngoại tệ đáng kể đáng lẽ phải dùng để nhập khẩu vàng, mặt khác huy động được vốn vàng đang bị “đóng băng” trong dân.

4.4.1.2 Những mặt hạn chế

Quy định tại các sàn vàng chưa đảm bảo được quyền lợi đầy đủ cho các nhà đầu tư.

Về mặt lý thuyết các sàn thu sẽ thu lợi nhuận lớn từ nguồn thu phí, hưởng chênh lệch giá trong giao dịch mua bán, không được phép tự mình thực hiện giao dịch trực tiếp.Nhưng thực tế tại các SDGV ở Việt Nam ngay từ bước thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư đã có nhiều quy định ảnh hưởng trực tiếp và theo chiều hướng xấu đến quyền lợi nhà đầu tư.Ví dụ cụ thể: không chịu bất cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sự cố sập mạng hay đình trệ mạng xảy ra trong phiên giao dịch hay sàn không công bố hạn mức rút vàng cụ thể khi kí hợp đồng giao dịch mà sẽ tự ý quy định tuỳ vào tình hình của sàn giao dịch… khiến cho nhiều nhà đầu tư đã mất những số tiền khá lớn vì không chú ý đến những quy định này khi tham gia kí kết hợp đồng.Bên cạnh đó các sàn không biết vô tình hay hữu ý sập mạng thường xuyên và vào những lúc tỷ giá vàng thế giới biến động nhiều nhất.

Sự bùng nổ của quá nhiều SGDV

Sau sự ra đời của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn - SDGV đầu tiên của VN cách đây hơn 1 năm thì ngay sau đó đã có thêm hơn 10 sàn vàng khác đi vào hoạt động.Việc có quá nhiều những sàn giao dịch nhỏ cũng sẽ không mang lại nhiều lợi

ích cho nhà đầu tư. Bởi trên thực tế chỉ có những sàn giao dịch đủ lớn mới có khả năng chống đỡ lại với những rủi ro. Bên cạnh đó, mặt bằng diện tích giao dịch còn nhỏ hẹp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được với nhu cầu cũng là những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động của các SDGV nước ta hiện nay.

Tính thanh khoản của các sàn còn kém

Các sự cố trên sàn giao dịch trần trụi và lộ liễu như vậy từ hồi đầu tháng mười hai năm 2007, nhưng mãi đến quý 2 năm 2008 hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam mới dự định soạn thảo dự luật về “thành lập SDGV quốc gia”.

 Cũng như chứng khoán phần lớn hiện nay các nhà đầu tư vàng còn rất mù mờ về kiến thức đầu tư vàng.

Các nhà đầu tư vàng tại Việt Nam hiện nay hầu như không nắm bắt được quy luật vàng trong nước,họ chủ yế u đầ u tư theo ảnh hưởng của số đông trên th ị trường còn không biết thế lực nào đang tạo dựng giá vàng, thậm chí họ còn đọc hợp đồng không rành Phầ n lớn những nhà đầu tư hiện nay tham gia SDGV là vì mục đích đầ u cơ, do vậ y họ tậ p trung mộ t lư ợng vàng và tiề n m ặt lớn trên sàn giao dịch.Việ c làm này sẽ gây phân tán nguồ n l ực, giảm khả năng huy độ ng vố n vào s ản xuấ t kinh doanh, gây ảnh hưởng tới nề n kinh tế quố c gia.

4.4.2 Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu vàng

Việc cho phép xuất nhập khẩu vàng là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia trên thế giới, và đây cũng là một cách để thu ngoại tệ cho quốc gia, tuy nhiên, vào thời điểm này một vấn đề được đặt ra cho Việt Nam là có nên đặt vàng trong danh mục hàng xuất nhập khẩu hay không. Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này:

Theo ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia thì việc thống kê vàng vào danh mục xuất nhập khẩu là không đúng (trừ vàng nữ trang) bởi vàng là tiền, vấn đề bán vàng, dùng USD mua vàng rồi lại bán vàng lấy USD thì cũng như dùng USD đổi thành EURO và ngược lại, nên không thể xem đó là vấn để xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên xuất khẩu vàng lại mang lại một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, và việc tính vào danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu cũng góp phần giảm nhập siêu cho cán cân thanh toán quốc

72

tế. Mặc dù như vậy, nhưng do vàng ở Việt Nam chủ yếu nhập rồi xuất, không phải do sản xuất trong nước nên việc tách bạch trong thống kê xuất nhập khẩu sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn thực chất hơn về tình hình xuất nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu vàng trên thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ngày càng hoàn thiện hơn với sự ra đời của hai kho ngoại quan vàng đầu tiên tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng sự sẵn sàng và nhanh chóng của quy trình cung ứng. Kho ngoại quan tại Tp HCM nằm kề sân bay Tân Sơn Nhất được điều hành bởi Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC, nhà cung cấp hàng đầu nhiều loại sản phẩm vàng tại Việt Nam, và Brink’s Global Services, công ty đảm bảo tiếp vận toàn cầu hàng đầu với hơn 145 năm kinh nghiệm trong vận chuyển, lưu trữ và xếp dỡ hàng hoá quý. Còn kho ngoại quan vàng tại Hà Nội do Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam quản lý. Cả hai kho này đều đã đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2007.

Trong khi nhu cầu về vàng tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong năm 2006, theo Hội đồng Vàng Thế giới, 64 tấn vàng hạt đã được nhập vào nước ta, năm 2007 con số này là 70 tấn; thì quy trình cung ứng vẫn còn chậm, thường mất thời gian từ 2-3 ngày từ lúc nhà nhập khẩu muốn mua đến khi hàng thực sự nhận được về đơn vị mình.

Vì vậy để hoàn thiện quy trình hiện hữu này, vai trò của kho ngoại quan sẽ hoạt động như một phương tiện đảm bảo cho việc tích trữ vàng (dưới dự kiểm soát của Hải quan) và tiện ích cho những nhà cung cấp quốc tế và dơn vị nhập khẩu trong nước với phương thức bán từng phần vàng chứa trong kho và giao hàng trong cùng ngày.

Những mặt thuận lợi của việc vận hành kho ngoại quan vàng:

+ Những nhà cung cấp quốc tế có thể gửi hàng lưu trữ trong nước tại kho ngoại quan đợi người mua từ thị trường nội địa

+ Các đơn vị nhập khẩu trong nước có khả năng điều hành công việc làm ăn của họ với độ an toàn linh hoạt hơn vì biết rằng có thể mua và nhận vàng nhanh chóng, như vậy sẽ giảm việc phải chịu ảnh hưởng của những biến động giá trên thị trường vàng quốc tế vào khoảng giữa thời gian mua vàng đến khi nhận được vàng thực tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022