Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm


3.2.3. Sự cần thiết có các định chế pháp lý

Sự tồn tại một định chế pháp lý riêng biệt (luật bảo hiểm) trong hệ thống pháp luật hoàn chỉnh có thể được lý giải như sau:

Một là, do khiếm khuyết các quy định của các luật phổ thông đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Ví dụ: Trong luật về doanh nghiệp nói chung không có quy định về việc lập quỹ dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng toán học,…

Hai là, do sự không thích ứng của luật phổ thông đối với các đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Ví dụ: Do đặc trưng riêng của hoạt động, hợp đồng bảo hiểm không thể giao kết bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể như các loại hợp đồng dân sự khác

Khảo sát qua các quốc gia có nền lập pháp lâu đời như Anh, Pháp,… chúng ta thấy sự tồn tại của một luật bảo hiểm vẫn là cần thiết mặc dù hệ thống luật pháp trong đó hệ thống các văn bản luật khác đã được xây dựng lâu đời và rất hoàn chỉnh.

3.2.4. Các mối quan hệ bị điều chỉnh

Hệ thống các văn bản pháp lý riêng biệt nói trên nhằm chi phối các mối quan hệ sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

(1) Các quan hệ mang tính chất tổ chức nhằm thiết lập tư cách pháp lý độc lập của hệ thống các chủ thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

(2) Các quan hệ được điều chỉnh để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm (ví dụ: mối quan hệ trên hợp đồng bảo hiểm,…)

Bảo hiểm Nghề Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM - 8

(3) Các loại bảo hiểm bắt buộc.

3.3. Khung pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

3.3.1. Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2001 gồm 9 chương và 129 điều:

Chương 1: Những quy định chung về kinh doanh bảo hiểm Chương 2: Hợp đồng bảo hiểm

Chương 3: Kinh doanh bảo hiểm

Chương 4: Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Chương 5: Tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính

Chương 6: DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Chương 7: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Chương 8: Khen thưởng và xử lý vi phạm


Chương 9: Điều khoản thi hành

Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm khác do nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia, nếu có quy định khác thì ưu tiên theo điều ướ.c

3.3.2. Bộ Luật dân sự

Theo bộ luât dân sự Nội dung về Bảo hiểm được quy định từ Chương 18 từ điều 567 – 580 về hợp đồng bảo hiểm. Nếu vấn đền nào về HĐBH không có trong luật KDBH thì áp dụng bộ luật dân sự.

3.3.3. Một số Luật và quy định có liên quan

Luật hàng hải năm 2005 từ Chương 16 từ điều 224 – 257 về HĐBH hàng hải. Vấn đề nào bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo luật KDBH.

Luật kinh doanh BH, quy định 4 về Nghiệp vụ Bảo hiểm bắt buộc;

3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

3.4.1. Quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm

Bộ Tài chính – cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ 10 nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm quy định tại điều 120 Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:

1 – Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

2 – Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

3 – Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm

4 – Áp dụng các biện pháp cần thiết để DNBH bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm

5 – Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm 6 – Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm

7 – Chấp nhận việc DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài

8 – Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.


9 – Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

10 – Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

-Theo quyết định số 134/2003/QĐ-BTC ngày 20/08/2003 thì Vụ bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước.

Vụ bảo hiểm có nhiệm vụ:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; tham gia xây dựng chiến lược tài chính quốc gia.

2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm sau khi được phê duyệt; phối hợp với Vụ pháp chế và Văn phòng Bộ tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn, xác nhận hoàn tất thủ tục đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm; hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biếu phí, hoa hồng bảo hiểm.

4. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các biện pháp cần thiết phải áp dụng để DNBH bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với người tham gia bảo hiểm.

5. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tổ chức xin ý kiến thẩm định của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ có liên quan, trình Bộ trưởng quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

6. Thẩm tra, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện của DNBH nước ngoài và văn phòng đại điện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

7. Kiểm tra, giám sát hoạt động của DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Việt Nam, văn phòng đại diện của DNBH nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

8. Nghiên cứu, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.

9. Đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo phân công của Bộ.


10. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ và quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các DNBH thuộc Bộ Tài chính quản lý theo quy định của pháp luật.

11. Giúp Bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

12. Tổ chức công tác thống kê, phân tích dự báo tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ.

13. Phối hợp với thanh tra Bộ trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

14. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung đề bài được Bộ duyệt.

3.4.2. Quy định hướng dẫn của Bộ, ngành

NĐ 115/1998 bề BH TNDS chủ xe cơ giới;

Luật 27/2001 về chống cháy và chữa cháy;

NĐ 130/2006 về BH cháy nổ bắt buộc;

NĐ 125/2005 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người kinh doanh vận tải hàng không và hàng hải dễ cháy nổ trên đường thủy nội bộ.

Các thủ tục hướng dẫn thực hiện; các quy tắc biểu phí,…các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc.

3.5. Câu hỏi củng cố

Câu 1: Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật Bảo hiểm xã hội ở nước ta ra đời khi nào?

Câu 2: Ở nước ta, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là cơ quan nào? Quản lý về hoạt động bảo hiểm là cơ quan nào?

Câu 3: Trình bày nội dung công tác kiểm tra quản lý Nhà nước đối với quỹ bảo hiểm? Câu 4: Trình bày các nguyên tắc và nội dung kiểm tra của Nhà nước đối với hoạt dộng

Bảo hiểm?

Câu 5: Tại sao Nhà nước cần phải quản lý hoạt động Bảo hiểm?

Câu 6: Trình bày đặc điểm của quỹ dự trữ bảo hiểm, quỹ dự phòng bảo hiểm?



CHƯƠNG 4. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM

Giới thiệu:

Trong chương 4 bao gồm các nội dung: lịch sử hình thành bảo hiểm thế giới và Việt Nam. Các loại hình bảo hiểm đang được triển khai trên thị trường bảo hiểm. Hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề bảo hiểm.

Mục tiêu:

+ Trình bày được sự ra đời và phát triển, các nhân tố cấu thành thị trường bảo hiểm.

+ Trình bày được các môi trường vi mô và vĩ mô của ngành bảo hiểm.

+ Trình bày được cơ bản các loại hình bảo hiểm tại Việt Nam.

+ Trình bày được những nét cơ bản về tổ chức và hoạt động Hiệp hội nghề nghiệp bảo hiểm.

+ Vận dụng tính phí bảo hiểm của một số sản phẩm.

Nội dung chính:

4.1. Sự ra đời và phát triển

Ngay từ cổ đại đã xuất hiện các tổ chức gần giống với bảo hiểm, chẳng hạn người Ba-Bi- Lon đã đưa ra các quy tắc tổ chức phương tiện vận tải bằng xe kéo để phân chia các thiệt hại do mất cắp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Hoặc vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên, Pê-Ri-Clex đã tổ chức Hội đoàn tương hỗ nhằm hoạt động trợ giúp cho các thành viên và gia đình của họ trong các trường hợp bị tử vong, ốm đau, bệnh tật hay hỏa hoạn,… Sang thời Trung cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã bắt đầu được hình thành nhưng phải đến năm 1347 bản hợp đồng đầu tiên mới được ký kết tại Gênes (Ý). Và cũng tại Gênes năm 1424 công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên ra đời đánh dấu sự phát triển của ngành bảo hiểm.

Về cơ sở pháp lý, có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp lý đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn, được đánh dấu bằng vụ cháy thảm khóc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng


ra thành lập những công ty bảo hiểm hỏa hoạn như: “Fire Office” (năm 1667), “Friendly Society” (năm 1684), “Hand and Hand” (năm 1696), “Lom Bard House” (năm 1704)… Do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, năm 1786, ở nước Pháp, công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên được thành lập đó là “Company L’assurance Centree L’incendie” và “Company Royade” (năm 1788).

Bảo hiểm nhân thọ cũng đã được ghi nhận hình thành rất sớm, vào năm 1583 ở Anh quốc, năm 1759 ở Hoa Kỳ. Khi có phát minh về các phương tiện giao thông hiện đại (ô tô, tàu thủy, máy bay…) thì cũng nảy sinh các loại hình bảo hiểm xe ô tô và bảo hiểm các phương tiện giao thông cơ giới khác. Tiếp theo, ngành công nghiệp dầu khi phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại hình bảo hiểm phục vụ cho việc thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển dầu khí, nguồn năng lượng.

Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác về thời gian xuất hiện của hoạt động bảo hiểm. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy

Sĩ, Hoa Kỳ… đã để ý đến Đông Dương. Các hiệp hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các công ty thương mại lớn. Ngoài việc buôn bán, các công ty này mở thêm một trụ sở để làm đại diện bảo hiểm.

Ở miền Nam, vào năm 1926, chi nhánh đầu tiên là của công ty Franco–Asietique. Đến năm 1929, có công ty của Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt nam Bảo hiểm công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.

Ở miền Bắc, ngày 15/01/1065 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam cho đến trước năm 1995. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000. Vì vậy, có thể nói, với tư cách là công ty bảo hiểm được thành lập đầu tiên và triển khai sớm nhất các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam, Bảo Việt đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam sau này.

Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương. Năm 1975, Bảo Việt đã bắt đầu phát triển mạng lưới kinh doanh của mình ra các tỉnh phía nam. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh của công ty vẫn rất nhỏ bé, doanh thu bảo hiểm chỉ đạt 5,6 triệu đồng, tổng tài sản đạt 10 triệu đồng Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của công ty cũng vẫn chỉ hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.


Trong giai đoạn từ năm 1976 tới năm 1989, Bảo Việt đã triển khai mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp các nước. Bảo Việt bắt đầu đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm tàu sông, tàu cá, bảo hiểm xe cơ giới.

Năm 1992, thương hiệu Bảo Việt lần đầu tiên xuất hiện với hình thức một pháp nhân kinh doanh trên thị trường quốc tế. Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm BAVINA tại Vương Quốc Anh, nơi có thị trường kinh doanh bảo hiểm phát triển nhất thế giới.

Năm 1996, Bảo Việt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã thể hiện bước đi đúng đắn của Bảo Việt trong việc đáp ứng các nhu cầu của đông đảo dân cư. Doanh thu bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt ngày càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt.

Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật kinh doanh bảo hiểm làm cơ sở, tạo môi trường pháp lý cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển. Sau khi gia nhập WTO, theo chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 của Chính phủ, ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ xây dựng những tập đoàn đa ngành kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển. Không chỉ có các tập đoàn kinh doanh bảo hiểm trong nước mà các tập đoàn của nước ngoài cũng tham gia vào thị trường Việt Nam như: tập đoàn bảo hiểm của Anh quốc (Prudential), tập đoàn bảo hiểm của Mỹ (AAA, AIA), tập đoàn bảo hiểm của Nhật (DaiChi), đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập Quốc tế.

4.1.1. Thị trường bảo hiểm thế giới

Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện các tổ chức gần giống với bảo hiểm, chẳng hạn người Ba- bi-lon đã đưa ra các quy tắc tổ chức phương tiện vận tải bằng xe kéo để phân chia thiệt hại do mất cắp do mất cấp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Hoặc vào TK thứ V - TCN, Pê-ri-Clex đã tổ chức hội đoàn tương hỗ nhằm hoạt động trợ giúp các các thành viên gia đình của họ trong trường hợp bị tử vong, ốm đau, bênh tật hay hỏa hoạn,…

Sang thời Trung Cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng háo đã được hình thành nhưng phải đến năm 1347 thì phiên bản hợp đồng đầu tiên mới được kí kết tại Genes (Ý). Năm 1424 tại Genes Công ty bảo hiểm hàng hải đầu tiên được ra đời đánh dấu cho sự phát triển của bảo hiểm hàng hải.

Về cơ sở pháp lý, có thể coi thiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippin de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville băn 1552 ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có các sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng baoe hiểm hàng háo. Tuy nhiên, phải đến TK XVII, cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Mở đường cho


sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nũ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp di Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho bảo hiểm hàng ahir.

Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hỏa hoạn, được đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đon nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nahf trong đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 nagyf để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau đó, những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hỏa hoạn bằng cách đứng ra thành lập công ty bảo hiểm hỏa hoạn như: Fire Office (1667); Friendly Society (1684), Hand and Hand (1704),… Do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn năm 1786 nước Pháp công ty bảo hiểm hỏa họa đầu tiên được ra đời “Company L’assurance Centree L’incendie” và “Company Royade (1788)”.

Bảo hiểm nhân thọ cũng được ghi nhận hình thành rất sớm ở Hoa Kỳ, năm 1583 ở Anh quốc năm 1759 ở Hoa Kỳ. Khi phát minh về các phuowngt iện giao thông hiện đại (ô tô, tàu thúy, máy bay,…) thì cũng nảy sinh các sinh các loại hình bảo hiểm ô tô và bảo hiểm các phương tiện giao thông cơ giới kgacs. Tiếp theo, ngành công nghiệp dầu khí phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại hình bảo hiểm khác phục vụ cho việc thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển dầu khí, nguồn năng lượng.

4.1.2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bảo hiểm là một hoạt động kinh tế quan trọng trên cơ sở xây dựng quỹ bảo hiểm dưới hình thức nhất định để bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho những tổn thất vì tai nạn rủi ro, về tài sản hoặc con người. Bảo hiểm là sản phẩm của sự phát triển kinh tế hàng hóa, đồng thời là biện pháp thúc đẩy và đảm bảo cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Tất cả các nước và khu vực nền kinh tế đều chú trọng hoạt động bảo hiểm và xem hoạt động bảo hiểm như một công cụ ổn định xã hội tinh xảo. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phân phối lại thu nhập quốc dân, trong hệ thống tài chính các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.

Sự tích lũy của các quỹ dự trữ (trong đó có quỹ bảo hiểm) như là sự tất yếu của nền kinh tế. Trước đay, khi đời sống người dân còn nghèo, thương gia làm ăn còn khó khăn, kinh doanh nhỏ lẻ thì việc bỏ ra chi phí để dự phòng cho rủi ro bất trắc sẽ sẽ tạo nên gánh nặng chi phí cho họ. Điều này sẽ khiến nhiều người e ngại và họ đành tự mình chịu rủi ro nếu không may xảy ra bất trắc. Tuy nhiên, trong điều kiện chính trị ổn định, văn minh ngày càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm ngày càng được chú trọng. Cá nhân, gia đình nhận ra rằng, nếu có thể bớt chi tiêu một ít để đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhân thọ và gia đình sẽ an toàn hơn về gánh nặng kinh tế. Các thương gia trong kinh doanh nhận ra rằng, họ cần trích ra một ít chi phí cho việc bảo hiểm thì cơ nghiệp của họ sẽ vững chắc hơn, ít có khả năng bị phá sản. Xét trên toàn xã hội, sự tồn tại của quỹ bảo hiểm càng có vai trò rất lớn, góp phần khôi phục ổn định nhanh chóng trong trường hợp đối phó rủi ro, bất trắc.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí