Các Văn Bản Pháp Lý Điều Chỉnh Hoạt Động Kinh Doanh Vàng

hàng. Các cá nhân và tổ chức cũng có thể thành lập các cửa hàng kinh doanh vàng khi đảm bảo được các yêu cầu về nguồn vốn và điều kiện kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vàng hiện nay thì vẫn do Ngân hàng nhà nước và cơ quan chuyên trách là Vụ quản lý ngoại hối đảm nhận.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm kết thúc năm 2009 thì Việt Nam vẫn chưa có một quy định thống nhất và chính thức về hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước (hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài đã được đề cập đến trong quyết định 03/2006/QĐ-NHNN). Mặc dù các giao dịch vàng liên tiếp được thành lập trong những năm gần đây, nhưng mỗi sàn lại có một điều lệ riêng, thiếu đồng bộ và thống nhất. Năm 2009 chứng kiến những biến động mạnh mẽ của giá vàng và những bất cập về việc kinh doanh sàn vàng càng thể hiện rõ hơn, vì lý do này, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có văn bản dừng ngay mọi hoạt động giao dịch vàng qua tài khoản cả trong nước và ngoài nước. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là ban hành một quy chế hoạt động cho các sàn giao dịch vàng này, đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư.

3.2.1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng

3.2.1.1 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối

Theo điều 4 khoản 1đ tại Nghị định này quy định Ngoại hối là vàng bạc tiêu chuẩn quốc tế, tức là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận (Điều 1 khoản 8).

Điều 32 trong Nghị định cũng quy định rõ các mục đích hợp pháp của việc sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế:

o Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế để:

Làm dự trữ ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế

Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

o Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế được phép sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế để:

Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 8

Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

Người cư trú và Người không cư trú có vàng tiêu chuẩn quốc tế hợp pháp được quyền cất giữ, vận chuyển, gửi, bán cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Nghiêm cấm việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước ngoài phạm vi quy định trên và dùng vàng tiêu chuẩn quốc tế để trao đổi, thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ qua biên giới dưới bất kì hình thức nào.

Tuy nhiên, Nghị định 63 lại chưa có những quy định chặt chẽ hơn về việc quản lí vàng không phải là tiêu chuẩn quốc tế: việc quản lý vàng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật (Điều 33) [4]

3.2.1.2 Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Để triển khai thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với quy định tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối và Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ quy định về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, khắc phục những nhược điểm của Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 19/12/1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2000), đồng thời để hướng dẫn thi hành Nghị định 174, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2000/TT-NH07.

Đây là Nghị định quy định đầy đủ nhất các hoạt động liên quan tới lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vàng từ trước tới nay. Nghị định 174 chỉ điều chỉnh những

hoạt động kinh doanh vàng không phải Vàng tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Vàng trang sức, mỹ nghệ, Vàng miếng và vàng nguyên liệu.

Điều 2 của Nghị định đã quy định các khái niệm về hoạt động kinh doanh vàng, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng và vàng nguyên liệu. Theo đó:

Hoạt động kinh doanh vàng là hoạt động sản xuất, gia công các sản phẩm vàng, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu vàng theo quy định của pháp luật.

Vàng trang sức là các sản phẩm vàng có gắn hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trag sức của con người như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài, tượng và các loại khác.

Vàng mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có gắn đá quý hoặc không gắn đá quý, kim loại quý hoặc vật liệu khác để phục vụ nhu cầu trang trí mỹ thuật như các loại: khung ảnh, tượng và các loại khác.

Vàng miếng là vàng đã được dập thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lương, chất lượg và ký mã hiệu của nhà sản xuất.

Vàng nguyên liệu là vàng dưới các dạng: khối, thỏi, lá, hạt, dây, dung dịch, bột, bán thành phẩm trang sức và các loại khác nhưng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 5 của Nghị định cũng có quy định về việc thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng như sau: các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, có thể thành lập Hiệp hội kinh doanh vàng để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia. Việc thành lập Hiệp hội và Điều lệ của Hiệp hội kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định.

Hoạt động của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Điều 6 của Nghị định: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, trong quá trình hoạt động của mình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, quy định của giấy phép đầu tư và các quy định khác trong Nghị định này. [3]

3.2.1.3 Pháp lệnh ngoại hối 2005


Pháp lệnh ngoại hối 2005 chỉ quy định chủ yếu về ngoại hối và các hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên trong điều 4 khoản 1d của Pháp lệnh có quy định vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam cũng là ngoại hối. Do đó, những hoạt động kinh doanh vàng nằm trong các trường hợp này sẽ chịu sự điều chỉnh của cả Pháp lệnh ngoại hối 2005.

Ngoài ra tại điều 31 của Pháp lệnh cũng có quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng. [6]

3.2.1.4 Quyết định 03/2006/QĐ-NHNN về việc kinh doanh vàng ở tài khoản nước ngoài

Quyết định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng. [7]

3.2.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng


Điều 10 thuộc Nghị định 174/1999/NĐ-CP [3] có quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, trong đó bao gồm:

Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Niêm yết công khai tại nơi giao dịch về chất lượng, giá mua, giá bán, các loại sản phẩm vàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm bán ra.

Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh vàng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

Các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng đều phải đăng ký ký mã hiệu với Ngân hàng Nhà nước và phải đóng ký mã hiệu doanh nghiệp, chất lượng trên sản phẩm. Riêng đối với sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp còn phải đăng kí chất lượng sản phẩm với Ngân hàng Nhà nước.

3.2.3 Điều kiện và phạm vi hoạt động kinh doanh vàng:


Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động mua bán vàng; gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phải có đủ các điều kiện sau:

Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động mua- bán, gia công vàng;

Có thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh vàng.

Cá nhân là thợ kim hoàn từ bậc 5 trở lên có đăng kí gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, sản xuất đơn chiếc các sản phẩm trang sức, mỹ nghệ thì thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì phải có đủ các điều kiện sau:

Phải là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

Có cán bộ quản lý và thợ có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiều là 5 tỷ đồng Việt Nam; đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam.

Các hoạt động sau đây phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép:


Sản xuất vàng miếng theo quy định

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3kg trở lên theo quy định.

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng theo quy định.

3.3 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam

3.3.1 Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu vàng

3.3.1.1 Các văn bản điều chỉnh, hướng dẫn thi hành

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại nước ta được quy định trong Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra còn có một số văn bản khác bổ sung và sửa đổi Nghị định 174 bao gồm: Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/06/2003 [5] của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP, Thông tư số 10/2003/TT-NHNN [9] hướng dẫn thi hành Nghị định số 174 [3] .

3.3.1.2 Quy định về quy trình xuất nhập khẩu vàng:[3]

a. Xuất nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ

Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức thực hiện theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc xuất nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng dưới 3kg thực hiện theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp và quy định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu, nhập khẩu;

Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3kg trở lên phải được Ngân hàng nhà nước cho phép.

Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định của pháp luật về Hội chợ, triển lãm thương mại.

b. Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng

Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kì, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây, bột khi có đủ các điều kiện sau:

Có vốn pháp định tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam

Kinh doanh có lãi trong năm gần nhất

Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng không cần phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng có Hợp đồng gia công vàng với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu nhưng phải tái xuất khẩu sản phẩm.

Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.

c. Nhập khẩu vàng để gia công sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ cho Nước ngoài

Các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vàng có hợp đồng gia công với nước ngoài được NHNN cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng để gia công tái xuất các sản phẩm vàng cho nước ngoài. Giám đốc NHNN tỉnh, thành phố trên địa bàn xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các đối tượng này.

Hồ sơ gửi NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính gồm:

Đơn xin nhập khẩu vàng theo mẫu tại phụ lục 2 (Thông tư số 10/2003/TT- NHNN ngày 16/09/2003);

Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng.

Hợp đồng gia công vàng với nước ngoài.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản giải thích lý do.

d. Xuất khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp khai thác vàng


Doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng muốn xuất khẩu vàng nguyên liệu luyện sau khi khai thác dưới dạng cốm, thỏi, cục gửi hồ sơ tới NHNN Việt Nam (Vụ quản lý ngoại hối) để xem xét cấp phép. Hồ sơ gồm có:

Đơn xin xuất khẩu vàng theo mẫu tại phụ lục (kèm theo Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của Ngân hàng Nhà nước)

Bản sao có công chứng Giấy phép khai thác vàng

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN xem xét cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, NHNN phải có văn bản giải thích rõ lý do.

e. Xuất nhập khẩu vàng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào năng lực sản xuất nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu, xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để xem xét cấp hạn ngạch xin xuất khẩu, nhập khẩu vàng cho cácc doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng từng chuyến.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu các loại vàng dưới đây không phải có giấy phép của NHNN:

Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây bột, dung dịch, muối vàng, vẩy hàng, bán thành phẩm vàng trang sức

Xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu

Tạm nhập, tái xuất vàng trang sức, mỹ nghệ để làm mẫu

Xuất khẩu tạp chất có chứa vàng tận thu trong quá trình sản xuất để thu hồi nguyên liệu vàng

Văn bản cấp hạn ngạch của NHNN Việt Nam là căn cứ để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan Hải quan.

Chậm nhất ngày 15 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch hoặc khi cần điều chỉnh chính sách hạn ngạch, doanh nghiệp gửi hồ sơ đến NHNN Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) xin cấp hạn ngạch hoặc xin điều chỉnh hạn ngạch. Hồ sơ gồm có:

Đơn xin cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu theo mẫu tại phụ lục (kèm theo Thông tư số 10/2003/TT-NHNN ngày 16/09/2003 của NHNN).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022