Đặc Sắc Trong Giọng Điệu Thơ Hoàng Trung Thông.


thể giúp ta nhận diện bản sắc văn chương của nhà văn. Từ giọng điệu tác phẩm văn học dẫn tới giọng điệu nhà thơ, sự hấp dẫn và độc đáo trong tiếng nói riêng của thi sĩ. Giọng điệu tác phẩm không tách rời với ngôn ngữ (hiểu theo nghĩa ngôn ngữ từ nghệ thuật). Như thế giọng điệu ngôn ngữ trong sáng tác của nhà thơ nằm trong tương quan chung, góp phần khẳng định phẩm chất thuộc về hình thức biểu hiện tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.


3.1.2. Đặc sắc trong giọng điệu thơ Hoàng Trung Thông.

Nếu như giọng điệu thơ tình của nhà thơ Thế Lữ, theo Hoài Thanh, là có giọng điệu “lẳng lơ mà xa vời và thiếu tình ấm áp”; giọng điệu ngọt ngào, êm ái trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng; giọng điệu suồng sã, đay nghiến trong Chí Phèo của Nam Cao; giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong thuế máu của Nguyễn Ái Quốc thì có thể nói giọng điệu trong thơ Hoàng Trung Thông là giọng điệu rắn rỏi và chắc khoẻ.

Nhịp thơ, hơi thơ của Hoàng Trung Thông không phải không có lúc uyển chuyển, êm đềm:

Gió rét chớm về đào mận hết Người Mèo xuống phố bán dâu da Sa Pa một góc trời thu đẹp

Rừng sa mu đứng gội mù sa.


(Thu Sa Pa)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Nhịp thơ, hơi thơ này càng về sau, càng rõ nét. Khi mà tuổi tác đã cao, sự chiêm nghiệm đã nhiều thơ ông càng tha thiết êm đềm hơn:

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 11

Ngọn mướp luồn qua cửa sổ Vầng trăng toả ánh vào nhà


Người không thong thả, trăng thong thả Trăng có vầng mướp có hoa.

(Tứ tuyệt)


Tuy nhiên, bao trùm và xuyên suốt thơ Hoàng Trung Thông là giọng thơ rắn rỏi và chắc khoẻ. Ngay từ bài thơ đầu tay ra mắt công chúng người đọc đã cảm nhận ở Hoàng Trung Thông một giọng thơ chắc khoẻ như những nhát cuốc bập sâu vào đất:

Chúng ta đoàn áo vải


Sống cuộc đời rừng núi bấy nay Đồng xanh ta thiếu đất cày

Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng. Tháng ngày ta góp sức chung

Vun từng luống đất, cuốc từng gốc cây.


(Bài ca vỡ đất)


Hầu như bài thơ nào của Hoàng Trung Thông cũng thể hiện giọng thơ, hơi thơ chắc khoẻ, rắn rỏi cho dù ông viết về lĩnh vực nào, viết về vùng xuôi hay vùng cao cũng vẫn giọng thơ đó:

Nước Sông Hồng ngang trời sóng vỗ Ta làm ra sóng lúa hai bờ

Lúa ta thi với sóng Hồng Hà Ta đổi nắng thay mưa

Cho lúa tới ngang trời đỏ rực.


(Cho lúa ta lên tới ngang trời)


Và đây là giọng thơ kể chuyện Hồng Mí Giáo, anh liên lạc một huyện miền núi thật thà chất phác mà tài hoa. Hơi thơ rắn rỏi như trong thể hành ngày xưa:

Da đen, mắt xếch, người như sắt Lầm lì ít nói và ít cười,

Một mình, một ngựa một mã páo Lên dốc xuống đèo đi như chơi

Những khi chuếnh choáng vài chén rượu Cặp mắt long lanh cười rất vui.

(Tiếng đàn)


Người đọc càng cảm nhận rõ hơn giọng thơ chắc khoẻ của Hoàng Trung Thông trong những vần thơ viết về đất nước, về công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Những câu thơ hừng hực khí thế tiến công:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên đang viết tiếp thay cha

Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.

(Bài thơ báng súng)


Về phương diện hình thức, Hoàng Trung Thông thường dùng ngôn ngữ được rút ra từ cách nói giản dị, chân thật của quần chúng. Cho nên nhiều khi ông tạo ra được những câu thơ gần với cách nói của phương ngôn, tục ngữ kiểu như:

Bàn tay mềm mại em chăm cành



Hay:

Bàn tay rắn chắc em đào cỏ.


Bưng bát cơm đầy ăn chẳng ngon Thù hận sớm chiều giăng trước mặt.

Những đặc trưng trên đây làm cho Hoàng Trung Thông khác với các nhà thơ khác một cách rõ rệt. Có nhà thơ để lại cho ta ấn tượng về một con người giàu tình cảm thiết tha; có nhà thơ đưa đến cho người đọc hình ảnh một con người suy nghĩ đăm chiêu. Nhưng cũng có nhà thơ lại là con người của ý chí, của hành động. Hoàng Trung Thông là con người như vậy. Ông là nhà thơ của thực tiễn và chiến đấu. Giọng điệu thơ ông là giọng chắc khoẻ rắn rỏi.


3.2. Thể thơ

Nếu làm những con số thống kê phân loại thể thơ trong thơ Hoàng Trung Thông cũng thật khó rành mạch. Bởi lẽ, tính phóng túng, tự do của nhà thơ đem lại vẻ đẹp không rành mạch cho sự phân định này. Rất ít bài của Hoàng Trung Thông được viết trọn vẹn theo một thể thơ. Ông thiên về lời thơ tự do hoặc phối hợp nhiều thể trong một bài. Chính thể thơ này giúp cho thơ ông đi sát cuộc đời hơn, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Mặt khác thể thơ tự do hoặc phối hợp nhiều thể thơ trong một bài chứa đựng trong nó sự cách tân mới mẻ ở một số phương diện tạo nên đặc điểm riêng của thơ Hoàng Trung Thông.

Mặt khác, trong thơ Hoàng Trung Thông có một số bài sáng tác theo một thể loại (truyền thống) như thơ lục bát, tám chữ nhưng nhiều hơn cả là thơ bảy chữ, thơ 5 chữ. Đây là những thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, vốn


đậm đặc chất Đường thi. Chất Đường thi đó đã được “ông trạng họ Hoàng” (Chế Lan Viên) vận dụng thể hiện khá nhuần nhuyễn trong thơ ông:

Ngọn mướp luồn qua cửa sổ Vầng trăng toả ánh vào nhà

Người không thong thả, trăng thong thả Trăng có vầng mướp có hoa.

(Tứ tuyệt)


Chất Đường thi còn thấm đẫm hoà quyện ngay cả trong những bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác theo lối tự do. Ở Bài thơ về biển tác giả đã dẫn một câu của Trương Nhược Hư, trong bài Xuân Giang hoa nguyệt hạ (Đêm hoa trăng trên sông Xuân). Đọc bài thơ này của Trương Nhược Hư, người đọc dễ dàng phát hiện thấy tác giả xử lý bài thơ bằng thủ pháp “quân cù” (quấn dây vào đầu của con quay của trẻ em):

Người bên sông, ai kẻ đầu tiên thấy trăng


Trăng trên sông, năm nào đầu tiên rọi xuống người Rèm nhà ngọc cuốn lên rồi trăng vẫn không đi Phiến đá đập áo lâu đi rồi, trăng vẫn cứ lại.

để rồi đánh xuống một câu kết đầy sức gợi :


Trăng lặn, rung rinh những mối tình cây đáy sông.


Ở Bài thơ về biển nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng có một khổ thơ kết bài khiến người đọc cảm thấy hay đến sững sờ, sửng sốt:

Ta vốn là người thơ


Thấy nước triều dâng ta dẫm chân xuống nước


Ta với trăng quen nhau nào ngờ


Đứng trước biển ta nhìn trăng mơ ước.


(Bài thơ về biển)


Và ở bài thơ Mời trăng, tác giả Hoàng Trung Thông thầm nhắn: Ai rõ lòng ta nhớ tới xa xăm

Ai rõ trăng vẫn soi lòng ta thế đó Một mình ta mời trăng, mời bạn Ai biết đâu lòng ta lệ đầm.

Âm hưởng Đường thi thấm đẫm mà tình thơ vẫn dạt dào. Câu chữ trong lành đến tưởng như không hề có sự dụng công. Quả là nhà thơ đã hút được hương nhụy Đường thi để cô đúc trong thơ mình.

3.2.1. Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ.

Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ mở ra cách nhìn mới khi hướng tới cuộc sống thời hiện đại. Đây là sự khác biệt của thơ hiện đại so với thơ ca trung đại.

Cú pháp của thơ Trung đại ổn định gần như bất biến trong hệ thống qui phạm (thi pháp). Điều này được khẳng định bởi những dấu hiệu hình thức: từ số lượng chữ trong từng câu hoặc trong toàn bài; lối đăng, đối, gieo vần, đến niêm luật chặt chẽ. Như thế sự sáng tạo tâm đắc của người viết chủ yếu thu hẹp trong phạm vi kiếm tìm thần tự, nhãn tự. Sự sáng tạo có phần hạn hẹp ấy của thơ xưa cũng trói buộc và hạn chế luôn tầm nhìn hiện thực, khả năng tư duy cùng xúc cảm thẩm mĩ của nhà thơ. Dĩ nhiên, thời nào cũng vậy, những tài năng thơ ca đích thực không hoàn toàn thuần phục mà chịu “chui” vào những ràng buộc mang tính qui phạm ấy. Những tài năng đích thực bao giờ


cũng phá cách, nổi loạn – sự nổi loạn nằm trong hình thức thơ thể hiện và từ đó kéo theo ý tưởng thuộc nội dung thơ. Trải qua một thời gian dài (qua các triều đại phong kiến) thơ trung đại phát triển trong thế tĩnh tại, nhìn chung là ổn định về mặt thi pháp chung.

Thơ hiện đại nói chung, thơ Hoàng Trung Thông nói riêng, xét trên phương diện cấu trúc câu (trong từng câu, từng dòng thơ và trong từng đoạn, từng bài), không có sự hạn chế về số câu, số dòng, không bị ràng buộc theo niêm luật mà coi trọng vần và điệu. Thực tế này giúp cho việc hiện đại hoá đồng thời làm phong phú các thể thơ tiếng Việt. Chính vì vậy, cú pháp của thơ ca hiện đại phóng khoáng và tự nhiên hơn thơ xưa. Thơ hiện đại không tựa vào cấu trúc định hình bất biến mà tựa vào nội lực tự thân vốn có và khởi nguồn từ cảm xúc và suy tư của thi sĩ. Thơ Hoàng Trung Thông cũng vậy.

3.2.1.1. Câu ngữ pháp tràn biên.


Như đã nói ở trên, hầu hết thơ Hoàng Trung Thông là thơ tự do hoặc phối hợp nhiều thể thơ trong một bài. Chính điều này đã khiến cho thơ Hoàng Trung Thông không dừng lại ở khuôn phép để tạo nên sự trùng khít. Câu thơ với câu ngữ pháp mà ông thường tạo nên cấu trúc câu ngữ pháp tràn biên, vượt qua sự hạn hẹp của một câu thơ (thường nằm trên một dòng của thơ xưa).

Thế Lữ, lá cờ đầu của phong trào thơ mới, cũng đã tạo ra những câu thơ tràn biên, những dòng cảm xúc gối sóng, ví như trong bài Cây đàn muôn điệu cảm xúc gối sóng thể hiện ở sự tương ứng với những bổ ngữ của câu thơ cú pháp và chỉ được xác định rõ bởi chủ ngữ (tôi) và ba vị ngữ (yêu, kiếm, say mê) ở dòng thơ cuối đoạn:

Dáng yêu kiều tha thướt khách giai nhân; Ánh tưng bừng linh hoạt nắng trời xuân;


Vẻ sầu muộn âm thầm ngày mưa gió;


Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ; Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay; Cảnh cơ hàn nơi nước động bùn lầy;

Thứ sáu lại mơ hồ trong ảo mộng; Chỉ hăng hái đua ganh đời náo động; Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.

(Cây đàn muôn điệu)


Thời bài thơ xuất hiện, cấu trúc gối sóng này là một hiện tượng mới mẻ. Bởi nó mới mẻ, rành mạch trong tư duy khoa học (từ ý đến lời và sự phân định bởi những dấu chấm phẩy (;) qua từng dòng thơ) và đồng thời cũng bộc lộ được dòng xúc cảm trữ tình nồng nàn; thiết tha của chủ thể sáng tạo. Nhờ lối cấu trúc câu thơ phóng khoáng, tự nhiên mà phù hợp và tương ứng với sự thay đổi trong cách nhìn cách cảm của nhà thơ. Tuy nhiên, lối cấu trúc cú pháp của câu thơ trên (mà cũng là một đoạn thơ) dễ gây ấn tượng dàn trải, nặng nề bởi thiếu đi tính hàm xúc, kiệm lời.

Trong thơ Hoàng Trung Thông, người đọc không thấy lối cấu trúc câu thơ gối sóng như trên nhưng lại bắt gặp một cấu trúc câu thơ gối sóng kiểu khác. Hoàng Trung Thông lại lộn ngược lối sắp xếp thành phần ngữ pháp khi chủ từ được đưa lên trước cấu trúc câu với các vị ngữ và tuôn chảy theo dòng thơ là một loạt các bổ ngữ. Chẳng hạn trong bài “Anh chủ nhiệm” ta bắt gặp cấu trúc này lặp lại nhiều lần:

Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh Vẽ cả ngày mai thành bức tranh;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023