Quy Trình Khung Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.

thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện trong sơ đồ 1 dưới đây:


Yếu tố chủ quan



Lý luận QLNN về đạo Phật




Kinh nghiệm QLNN về đạo Phật ở một số địa phương



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 3

Thực trạng hoạt động của Đạo Phật và công tác QLNN đối với đạo Phật

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Xác định những vấn đề đặt ra và nguyên nhân thực trạng

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về TNTG; một số giải pháp nhằm tăng

cường QLNN về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


Yếu tố khách quan

Nguồn: Tác giả

Sơ đồ 1: Quy trình khung nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

5.2. Phương Pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh

Phương pháp này dựa trên công trình nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo có liên quan, sách báo, giáo trình, các tạp chí khoa học trước đó đã công bố và các phương tiện truyền thông internet để tổng hợp các kết quả nghiên cứu phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Đây cũng là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề mang tính định lượng như đánh giá thực trạng hoạt động của

đạo Phật và định tính của hoạt động quản lý nhà nước đối với đạo Phật. Việc sử dụng các phương pháp này để tham khảo tài liệu, các công trình có liên quan, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu từ các sách, báo, báo cáo hội nghị, hội thảo… những văn bản quản lý nhà nước liên quan đến đạo Phật và công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật.

- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu


Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác định những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật. Điều tra khảo sát trực tiếp bằng việc đi thực tế, qua quan sát, ghi chép và trao đổi trực tiếp đối với các đối tượng liên quan để có ý kiến khách quan về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật và tìm ra những khó khăn, bất cập.

Ngoài phương thức điều tra khảo sát, việc phỏng vấn sâu một số đối tượng tham gia vào quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở địa phương nghiên cứu cũng được thực hiện.

- Phương pháp chuyên gia


Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân hoạt động của đạo Phật và công tác quản lý mang tính tổng hợp cao, do vậy muốn đảm bảo được các đánh giá về các thực trạng và định hướng nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý ở nhiều lĩnh vực có liên quan.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


6.1. Về mặt lý luận


Luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với đạo Phật và áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích rõ những nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước về đạo Phật nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm:

Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT

1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn

1.1.1. Tín ngưỡng

Theo từng góc độ tiếp cận, có nhiều khái niệm tín ngưỡng khác nhau được đưa ra. Ở phương Tây, tín ngưỡng được hiểu là một tôn giáo chưa hoàn chỉnh, mang tính độc lập và ở cấp độ thấp hơn tôn giáo.

Ở phương Đông thuật ngữ tín ngưỡng thể hiện ở hai nội dung tin tưởng và ngưỡng mộ. Theo đó tín ngưỡng là việc cộng đồng người có niềm tin, ngưỡng mộ về hệ thống các yếu tố mang tính linh thiêng được hình thành trong tiến trình lịch sử.

Việt Nam là quốc gia xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nên cách tiếp cận về tín ngưỡng có nét tương đồng với quan điểm về tín ngưỡng ở phương Đông.

Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tín ngưỡng được định nghĩa là: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. [39]

Như vậy, tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin mang tính linh thiêng, ca ngợi về những biểu tượng, giá trị văn hóa tích cực, đạo đức cao đẹp, đặc biệt là lòng biết ơn của người đi sau đối với người đi trước, của nhân dân đối với các vị anh hùng.

1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo

1.1.2.1. Khái niệm tôn giáo

Hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về tôn giáo. Có quan niệm duy tâm, thần học, cũng có quan niệm duy vật, biện chứng, ngay ở nước ta việc đưa ra khái niệm tôn giáo cũng rất khác nhau do

tính đa dạng, phong phú của các tôn giáo. Các khái niệm, định nghĩa tôn giáo thường đưa ra những lí lẽ diễn giải về vai trò của tôn giáo trong xã hội.

Dưới góc độ thần học, P.A.Phlorensky cho rằng: “nếu xét về mặt bản thể luận, tôn giáo là sự sống của chúng ta, thì xét về mặt hiện tượng học, thì tôn giáo là hệ thống những hành vi và cảm xúc đảm bảo sự giải thoát, cứu rỗi tâm hồn, nói cách khác, sự giải thoát hiểu theo nghĩa tâm lý học rộng nhất của từ này là cân bằng của đời sống tinh thần” [27, tr.26].

Dưới góc độ triết học, Ph.Ăngghen đưa ra định nghĩa tôn giáo như sau: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ có sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế[27, tr.473]. Các nhà nghiên cứu Mácxít về tôn giáo thường coi câu nói của Ăngghen là định nghĩa của Chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Theo C.Mác: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm ra được bản thân mình, hoặc để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy, sản sinh ra tôn giáo, tức là thế giới quan lộn ngược” [28, tr.414].

Tôn giáo (tiếng Latinh - Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ đạo, đối tượng được sùng bái. Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩa “tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với thần linh” [29, tr.13].

Ở Việt Nam cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo như: Theo từ điển tiếng việt “tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng tôn thờ” [49, tr.128].

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tôn giáo được quy định tại Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo: “tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức” [39].

Mặc dù giải thích các khái niệm này khá phức tạp, thậm chí không có sự thống nhất. Tuy nhiên nói đến tôn giáo hoàn chỉnh không thể không nói đến một số dấu hiệu cơ bản sau: cộng đồng người có chung niềm tin vào một thế lực thiên thần hay nhân thần nào đó; có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và có tổ chức giáo hội, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành và lực lượng tín đồ đông đảo.

Từ sự phân tính trên, có thể hiểu tôn giáo là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp thuận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, giáo lý những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

Như vậy đối tượng quản lý của tôn giáo, theo điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:

Thứ nhất, Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.

Thứ hai, Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.

Thứ ba, Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.

Thứ Tư, Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.

Thứ năm, Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp của tổ chức tôn giáo.

1.1.2.2. Hoạt động tôn giáo

Theo Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” [39].

Theo quy định trên thì hoạt động tôn giáo gồm 3 nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động truyền bá tôn giáo. Truyền bá giáo lý, giáo luật (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những quan niệm, lý lẽ về vũ trụ, về nhân sinh, những hành vi phải tuân phục vào lịch sử của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được củng cố, luật lệ của tôn giáo được các tín đồ thực hiện. Còn người chưa phải là tín đồ, hoạt động truyền đạo có vai trò dẫn dắt xây dựng niềm tin và trở thành người theo tôn giáo. Vậy hoạt động truyền đạo chính là để củng cố và phát triển tín đồ. Việc truyền đạo phải tuân thủ các quy định của pháp luật như: tổ chức truyền đạo phải là tổ chức được nhà nước công nhận, người truyền đạo phải là tu sỹ hợp pháp, phương tiện truyền đạo phải được nhà nước thừa nhận, nội dung và phương pháp truyền đạo phải đúng với giáo lý của tôn giáo đó.

Thứ hai, sinh hoạt tôn giáo. Thực hành giáo luật, nghi lễ (còn gọi là hành đạo) là hoạt động của tín đồ, chức sắc nhà tu hành tôn giáo thể hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, phép tắc, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ.

Thứ ba, quản lý tổ chức của tôn giáo. Hoạt động quản lý hành chính đạo của giáo hội tôn giáo thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.

1.1.3. Mê tín dị đoan

Thuật ngữ “mê tín” được dùng để biểu đạt cho trạng thái tin vào điều gì đó ở mức độ mê muội hoặc đã làm cho người ta tin vào một cách mê muội. Thuật ngữ “Dị đoan” được hiểu là hiểu sai và làm sai so với cái chính thống. Vì vậy mê tín dị đoan là tin một cách mê muội vào điều không chính thống hay điều không chính thống đó đã làm cho người ta tin một cách mê muội, mù quáng, không có cơ sở. Mê tín dị đoan thường được dùng nhiều trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo.

Mê tín dị đoan được hiểu là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo và dẫn tới những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội về thời gian, tài sản, sức khỏe thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng con người.

1.1.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Nghiên cứu về quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phần lớn các học giả tiếp cận khái niệm này theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý nhà nước [3, tr.28].

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp bao gồm (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật [3, tr.28].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023