Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của luận văn

Đạo Phật là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TCN. Trong quá trình phát triển và truyền bá, đạo Phật đã được lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngay từ những năm đầu của kỷ nguyên thứ nhất, đạo Phật được truyền vào nước ta đã được các tầng lớp nhân dân đón nhận và phát triển. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, đất nước hưng thịnh thì đạo Phật được xiển dương. Vì vậy, mọi hoạt động của Tăng Ni, phật tử luôn xuất phát từ lợi ích dân tộc, vì sự an lạc của cuộc sống nhân sinh và tiến bộ xã hội. Với truyền thống hộ quốc an dân, Tăng Ni, phật tử đạo Phật Việt Nam đã làm được nhiều Phật sự ích đạo lợi đời, góp phần to lớn vào đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong kháng chiến, nhiều Tăng Ni, phật tử đã tích cực tăng gia sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, ủng hộ đất nước khó khăn. Nhiều cơ sở tự viện của đạo Phật trở thành những nơi an toàn bảo vệ cán bộ cách mạng, nhiều Tăng sĩ làm lễ hạ áo cà sa, tòng quân ra trận trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng. Nhiều người bị bắt tù đầy nhưng vẫn tỏ rõ tinh thần đại hùng đại lực và đại từ bi mang đậm nét giáo lý của đức Phật. Đất nước hoàn thành sự nghiệp cách mạng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, đạo Phật Việt Nam bước sang một trang sử mới.

Trải qua hơn 2000 năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật luôn hòa mình cùng với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tăng Ni, phật tử đã vận dụng sáng tạo giáo lý từ bi của đức Phật, phục vụ đời sống nhân sinh. Nhiều cơ sở từ thiện xã hội được thiết lập tại các tự viện, như hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, chẩn trị y học dân tộc, trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trung tâm chăm sóc người già, …những việc làm đó xuất phất từ giáo lý của đức Phật “Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật” góp phần

thành công chung mục tiêu của quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Vĩnh Phúc là một trong những nơi đạo Phật truyền bá từ rất sớm. Từ thời Hùng Vương, đã có các đoàn truyền giáo từ Ấn Độ sang vùng núi Tây Thiên - Tam Đảo xây chùa hoằng pháp. Vì vậy, Tây Thiên đã trở thành thánh địa linh thiêng, là cái nôi của đạo Phật Việt Nam và cũng là trung tâm tâm linh bậc nhất của nước ta.

Đạo Phật là tôn giáo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Trong quá trình hoạt động luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó, góp phần ổn định xã hội địa phương. Đạo Phật ở Vĩnh Phúc, trong mọi hoạt động luôn đi đầu so với các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh, thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của Giáo hội. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện những vấn đề đáng lo ngại, như: về phía Giáo hội trong hoạt động lãnh đạo chỉ đạo chưa có sự thống nhất cao giữa các chức sắc lãnh đạo giáo hội; xuất hiện hiện tượng tranh giành quyền lực lãnh đạo giáo hội, mâu thuẫn nội bộ Tăng Ni; một số phật tử xấu lợi dụng hoạt động của đạo Phật để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, xảy ra hiện tượng biến gia đình thành cở sở đạo tràng, đặt tượng trái pháp luật, khiếu kiện, kích động tín đồ phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo. Do đó, cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào đời sống xã hội, giải quyết yêu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng, đúng pháp luật tạo ra sự ổn định về chính trị - xã hội, đảm bảo về an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân được

cải thiện, nhân dân theo đạo “sống tốt đời đẹp đạo”, đoàn kết lương giáo trong mặt trận thống nhất, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tạo tiền đề quan trọng để quyết tâm phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với đạo Phật ở Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế cần khắc phục như công tác tôn giáo ở địa phương còn nhiều bất ổn, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, đặc biệt vai trò quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở một số đơn vị còn buông lỏng, chưa bám sát thực tiễn, chưa chú trọng tính khoa học trong quản lý. Một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp tỉnh, cấp huyện làm không đúng chuyên môn được đào tạo, không ổn định thường xuyên, cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan điểm giải quyết các vấn đề tôn giáo thiếu thống nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở Vĩnh Phúc hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn chuyên ngành Quản lý công.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2

2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

Nghiên cứu của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo” [34]. Nghiên cứu đã đề cập đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo, về mối quan hệ tôn giáo ở một số lĩnh vực của đời sống xã hội: mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc, mối quan hệ giữa đạo với đời, mối quan hệ giữa tôn giáo với văn hóa đạo đức, mối quan hệ tôn giáo với chính trị.

Tác giả Nguyễn Đức Lữ khi nghiên cứu về “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam[33], đã đề cập về lý luận tôn giáo, chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, về tình hình tôn giáo trên thế giới và đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Tác Giả Ngô Hữu Thảo khi nghiên cứu về “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam” [42], đã phân tích những quan điểm của các nhà duy vật biện chứng về công tác tôn giáo, như quan điểm của Mác với việc nhận thức về công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị, quan điểm của Lê nin về vấn đề kết nạp người có tôn giáo vào Đảng.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương khi nghiên cứu về “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo của Việt Nam hiện nay” [18], đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về tôn giáo, quá trình nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo qua các cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng từ thời kỳ đổi mới đến nay.

Nghiên cứu của Phạm Hữu Xuyên về “Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo” [52], cho thấy Hồ Chí Minh tự do tôn giáo thực sự chỉ có được khi đất nước được độc lập. Nói cách khác tự do tôn giáo phải gắn với lợi ích của cả dân tộc, tự do tôn giáo không phải để duy trì và biện minh cho quan hệ thống trị giai cấp và quyền tự do tín ngưỡng là quyền dân chủ, được pháp luật thừa nhận, cũng như các quyền khác, quyền phải gắn liền với trách nhiệm nghĩa vụ của công dân.

Như vậy, các tác giả đã đi nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tôn giáo, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và công tác tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Phân tích mối quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo với nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Tác giả Hoàng Văn Chức nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc” [11], đã đưa ra khái quát chung về tôn giáo bao gồm khái niệm,


4

nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo, những xu thế hiện nay của các tôn giáo trên thế giới, nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Hữu Khiển nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” [31]. Theo tác giả việc thực hiện đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo được thể hiện ở các nội dung sau: Một là, quản lý việc thành lập tổ chức tôn giáo. Hai là, quản lý đối với hoạt động theo nghi thức tôn giáo. Ba là, quản lý và giám sát những biến động về tổ chức của các tôn giáo. Bốn là, quản lý cơ sở vật chất tôn giáo. Năm là, quản lý hoạt động in, xuất bản kinh sách. Sáu là, quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, hoạt động từ thiện nhân đạo của các tổ chức tôn giáo, Bảy là, phổ biến tuyên truyền chính sách pháp luật về tôn giáo. Tám là, tăng cường công tác vận động chức sắc, tín đồ xây dựng cơ sở chính trị trong các tôn giáo. Chín là, đào tạo, kiện toàn đội ngũ làm công tác tôn giáo, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo.

Tác giả Bùi Hữu Dược trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay” [19], đã xây dựng được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Tập bài giảng “Tôn giáo và công tác tôn giáo” [3], của Ban Tôn giáo Chính Phủ đã đưa ra quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.

Các học giả đã tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tôn giáo, hoạt động tôn giáo, xây dựng được khung cơ sở lý luận quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu về hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam.

2.3. Những nghiên cứu về đạo Phật

Tác giả Hòa thượng Thích Thiện Hoa trong nghiên cứu “Phật học phổ thông” [25], đã nghiên cứu tổng thể về sự ra đời của đạo Phật, đưa ra được giáo lý căn bản của đạo Phật như tứ diệu đế, duyên khởi, nghiệp.

5

Tác giả Nguyễn Lang trong nghiên cứu “Phật giáo sử luận” [32], đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Tác giả Trần Hữu Danh trong nghiên cứu “Sự tích Đức Phật Thích Ca” [17], đã cung cấp những kiến thức quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo, trong đó quan trọng nhất là lịch sử của người sáng lập đạo Phật và những tư tưởng đầu tiên của Phật Thích Ca.

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Anh trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tinh thần xã hội Nhật Bản” [1]. Nghiên cứu đã đưa ra sự so sánh về ảnh hướng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội ở Nhật Bản và Việt Nam. Điểm tương đồng giữa tôn giáo Nhật Bản và Việt Nam là đều vận dụng và coi tam giáo đồng nguyên là nền tảng tư tưởng chung, Phật giáo linh hoạt gắn liền với các dân tộc và trở thành tôn giáo dân tộc, đạo đức Phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức xã hội.

Tác giả Thiều Quang Hiếu trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo hiện nay” [26], đã đưa ra sự cần thiết trong công tác quản lý nhà nước đối với Phật giáo, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước với hoạt động Phật giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tác giả Phạm Bảo Khánh trong nghiên cứu “Thực trạng hoạt động Phật giáo trên địa bàn Hà Nội và một số vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước” [30], đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong hoạt động của đạo Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước để giải quyết các bất cập.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên có đóng góp to lớn về mặt lý luận và thực tiễn trong việc quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trên, luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của


6

đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” với những kết quả đạt được, sẽ góp phần hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật nói chung và đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng hiện nay và đề xuất các giải pháp khả thi để quản lý tốt trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, áp dụng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.

- Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đạo Phật.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật theo quy định của pháp luật. Tập trung nghiên cứu các


7

vấn đề chính như sau: Một là, những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật; Hai là, thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Ba là, thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Bốn là, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

- Về không gian: Luận văn được triển khai nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2016 đến nay (từ khi có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhìn nhận đối tượng nghiên cứu. Với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đạo Phật ở địa bàn nghiên cứu (tỉnh Vĩnh Phúc) được nhìn nhận như kết quả của một quá trình lịch sử đạo Phật được truyền đến vùng đất này và tiếp tục được bổ sung hoàn thiện trong sinh hoạt đời sống sản xuất và đấu tranh với thiên nhiên và các thế lực thù địch.

Nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Vận dụng các lý thuyết và thực tiễn vào trong trường hợp nghiên cứu cụ thể của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đưa ra quy trình khung nghiên cứu (tiếp cận nghiên cứu) quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tư duy lôgic và hệ thống để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. Quy trình khung nghiên cứu sẽ bao gồm: dựa trên việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về đạo Phật, kinh nghiệm quản lý nhà nước về đạo Phật ở một số địa phương. Kết quả của nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra sẽ là căn cứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023