Sự Cần Thiết Khách Quan Của Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát về doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với một giá trị nhất định, ở các cách tiếp cận khác nhau sẽ có quan niệm, định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Theo đó, doanh nghiệp như một phương tiện để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn cho mình một trong số những loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định.

Về góc độ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” [19, Điều 4].

Theo quan điểm của nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích [18, tr12].

Theo quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm [18, tr12]. Theo quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

mục đích sinh lợi [16, tr6].

Theo quan điểm phát triển: doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được [3, tr17].

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng “doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự” [37, tr21].

Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau. Song giữa các định nghĩa về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại với một tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâu hình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chức năng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:

* Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính.

* Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.

* Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.

* Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ Nhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được.

Từ cách nhìn nhận như trên, trong luận văn này, doanh nghiệp được hiểu là: đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật

chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.

Trong đó:

- Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳng định và xác định. Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được Nhà nước bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể.

- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tế quốc dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại.

- Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từ một ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quá trình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệp khác thôn tính. Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người tạo ra nó.

- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.

1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp:

- Thứ nhất, phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, gồm có:

+ Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp

+ Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông nghiệp

+ Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ

- Thứ hai, phân loại doanh nghiệp theo tính chất sở hữu, gồm có:

+ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước

+ Doanh nghiệp thuộc kinh tế hợp tác (hợp tác xã)

+ Doanh nghiệp thuộc kinh tế tư bản tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty)

+ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài)

+ Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế hỗn hợp.

- Thứ ba, phân loại doanh nghiệp theo quy mô kinh doanh:

+ Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ, người lao động dưới 300 người).

+ Doanh nghiệp có quy mô lớn (vốn trên 10 tỷ, có trên 300 người lao động)

- Thứ tư, phân loại doanh nghiệp theo trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh).

+ Doanh nghiệp có chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn (các công ty TNHH, công ty cổ phần).

- Thứ năm, phân loại doanh nghiệp theo mức độ đầu tư vốn của một doanh nghiệp vào doanh nghiệp khác:

+ Công ty mẹ (doanh nghiệp đầu tư).

+ Công ty con (doanh nghiệp nhận đầu tư) và công ty liên kết.

- Thứ sáu, phân loại doanh nghiệp theo địa vị pháp lý, cơ cấu quản lý, tổ chức doanh nghiệp:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên).

+ Công ty cổ phần (tối thiểu là 3 cổ đông trở lên và có quyền phát hành cổ phiếu).

+ Công ty hợp danh (có ít nhất 2 thành viên là sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung).

+ Công ty tư nhân.

+ Nhóm công ty (hợp tác xã, mô hình công ty mẹ - con).

- Thứ bảy, phân loại doanh nghiệp theo tính chất hoạt động và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp:

+ Các doanh nghiệp hoạt động công ích.

+ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

- Thứ tám, phân loại doanh nghiệp theo tính chất hạch toán kinh doanh:

+ Doanh nghiệp hạch toán độc lập là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tự chủ tham gia vào các quan hệ kinh tế.

+ Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp khác, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều do công ty mẹ quyết định.

- Thứ chín, phân loại doanh nghiệp theo quy trình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa:

+ Doanh nghiệp hoạt động khai thác, sơ chế, sản xuất ra tư liệu sản xuất.

+ Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa để bán ra thị trường.

- Theo Luật Doanh nghiệp 2005:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Công ty cổ phần.

+ Công ty hợp danh.

+ Doanh nghiệp tư nhân.

+ Hợp tác xã.

1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm

Nói một cách khái quát, quản lý nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định tình hình chính trị

- xã hội của đất nước. Điều đó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [11, tr36].

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Trong nền kinh tế nói chung, nhu cầu bản thân các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước. Quá trình sản xuất kinh doanh làm nảy sinh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích đó. Họ có thể thấy rõ hoặc không thấy rõ để đạt được mục đích của mình thì họ đã vi phạm đến lợi ích của người khác. Từ đó tất yếu nảy sinh ra hiện tượng: lợi ích của cá nhân hay bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo cản trở nhau, sự phân bố nguồn lực không hợp lý, các vấn đề chính trị xã hội phát sinh [15, tr18]. Bởi vậy phải có

một người đứng ra làm trung gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nền kinh tế, góp phần tạo ra tích luỹ, sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của quan hệ sản xuất, doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn, lao động, áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết. Nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họ để đáp ứng. Tuy nhu cầu được đặt ra có thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng, phương hướng chính có liên quan đến kinh tế.

Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tham gia vào môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường không thể tách rời môi trường chính trị - xã hội. Nếu môi trường chính trị không ổn định, thường xuyên có các xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trường không lành mạnh mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trường sẽ không phát huy tác dụng. Từ đó dẫn đến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trường khó có thể khắc phục được làm cho xã hội chậm phát triển.

Bởi vậy, đòi hỏi phải có vai trò quản lý của Nhà nước, một tổ chức, một doanh nghiệp dù có lớn đến đâu cũng không thể thay thế được vai trò đó. Trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề nảy sinh như cơ sở hạ tầng, môi trường… mà bản thân doanh nghiệp cũng không thể giải

quyết được. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn tối đa hoá lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trường, do đó, cũng cần phải có sự quản lý của Nhà nước.

1.2.3. Các bước và các công cụ Nhà nước dùng để quản lý doanh nghiệp

- Xác định quan điểm, đường lối, chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.

- Xây dựng và thực thi luật pháp (quản lý doanh nghiệp) nhằm tạo “luật chơi” cho doanh nghiệp; vấn đề quan trọng nhất là chính sách thuế và chính sách kiểm soát đối với doanh nghiệp, các quy chế quản lý doanh nghiệp.

- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng; hướng dẫn kinh doanh; hỗ trợ vốn; hỗ trợ về công tác đào tạo, quảng bá sản phẩm; xử lý các mối quan hệ trong và ngoài nước có liên quan đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp (trốn lậu thuế, lừa đảo, đối ngoại. v. v…).

- Xây dựng bộ máy (các cơ quan) quản lý doanh nghiệp.

1.2.4. Phương hướng can thiệp của Nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4.1. Xét theo mục đích can thiệp Có 3 hướng lớn sau đây:

- Can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại xuất phát từ hoạt động của các doanh nhân và doanh nghiệp.

- Can thiệp để giúp đỡ các doanh nhân và doanh nghiệp sao cho họ có thể thành đạt trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh theo, theo tinh thần “dân giàu, nước mạnh”.

- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, của cộng đồng.

1.2.4.2. Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp

- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là cho phép hay không cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, cho phép một hình thức sở hữu nào đó được, hoặc không được kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023