Số Lượng, Cơ Cấu Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Lào (Thời Kỳ 1992-2000)


Bảng 3.1: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ 1992-2000)

Năm

Châu Á

Tây Âu

Châu Mỹ

Châu Phi

Tổng cộng

Thu nhập (USD)

1992

81,022

4,496

2,009

44

87,571

4,510,00

1993

94,863

5,986

2,061

63

102,946

6,280,00

1994

136,114

8,019

1,837

185

146,155

7,557,600

1995

314,470

20,635

11,019

336

346,460

24,738,480

1996

357,692

30,582

14,102

624

403,000

43,592,263

1997

403,781

38,583

18,213

2,623

463,200

73,276,904

1998

421,196

52,076

25,326

1,602

500,200

79,960,145

1999

510,703

68,564

31,780

3,231

614,278

97,265,324

2000

604,254

86,462

42,111

4,381

737,208

113,898,285

% so với tổng số

20.08

21.89

21.27

30.87



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 13

Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14]

3.1.6. Giai đoạn từ năm 2000-2004

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VII (năm 2001), đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và quyết định đường lối chính sách của Đảng: “Tạo điều kiện cho CHDCND Lào trở thành điểm du lịch mới của thế kỷ, có bản sắc riêng của mình để thu hút khách du lịch nước ngoài đến Lào, phát triển ngành du lịch trở thành một ngành công nghiệp hóa hiện đại” [25, tr.81].

Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch cũng được thể hiện rõ nét hơn. Tổng cục Du lịch Lào, các Sở du lịch, văn phòng du lịch cấp tỉnh có nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khách sạn như tăng cường phối hợp liên ngành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về kinh doanh du lịch, mở các lớp huấn luyện, các hội thi đua nấu ăn, hội thi nghiệp vụ lễ tân… Nói chung, giai đoạn này vấn đề quản lý nhà nước về du lịch đã có bước phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/CP, ngày 30/8/2004, về tổ chức và hoạt động của của Tổng cục Du lịch Lào, đây là Nghị định đầu tiên thể hiện rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của Tổng cục Du lịch Lào.

Ngành du lịch đóng vai trò góp phần trong việc phát triển đất nước, khuyến khích và bảo vệ cảnh thiên nhiên, nền văn hóa và phong tục truyền thống của đất


nước, văn bản pháp luật cơ bản đầu tiên trong việc phát triển và quản lý ngành du lịch trong thời đại mở rộng sự hợp tác với nước ngoài là quy định của Hội động bộ trưởng, số 91/HĐBT, ngày 4/10/1989 về công tác du lịch. Sau khi quy định này được ban hành ngành du lịch của Lào đã từng bước phát triển, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhiều theo hướng điều chỉnh trực tiếp các hoạt động kinh doanh du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch nhiều thành phần phát triển nhanh và đang từng bước sắp xếp lại. Việc thực hiện phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước về du lịch đã được triển khai tích cực.

3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Thực trạng ban hành pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội khóa V, ngày 7/10 đến ngày 10/11/2005, đã thông qua Luật về du lịch, số 10/QH, ngày 9/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 9/12/2005 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2013 (có hiệu lực thi hành ngày 24/7/2013). Chủ trương xây dựng luật du lịch đã có từ lâu, cũng như chủ trương về việc thành lập hiệp hội kinh doanh du lịch, hiệp hội khách sạn và nhà ăn, vừa được thể hiện trong thời gian vừa qua và còn một chủ trương quan trọng đó là thành lập Hội đồng khuyến khích du lịch [62, tr.2].

Luật du lịch được xây dựng trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào và trên thực trạng về kinh tế - xã hội của đất nước, việc triển khai nội dung của những văn bản pháp luật liên quan đến du lịch đã được sử dụng trong những năm qua. Pháp luật đã tổng kết những kinh nghiệm và hoạt động phát triển và khuyến khích du lịch trong nước ở những thời kỳ qua, kinh nghiệm từ nước ngoài và ý kiến của các luật sư và các chuyên gia trong nước và nước ngoài.

Luật Du lịch năm 2013 gồm có 12 chương và 103 Điều, gồm cả nội dung về hành chính và kinh tế.

Luật Du lịch đã quy định về mục đích, khái niệm về du lịch, giải thích thuật ngữ, chính sách của Nhà nước trong công tác phát triển và khuyến khích du lịch, nghĩa vụ của công dân, hợp tác quốc tế, hoạt động du lịch, khách du lịch, phát triển


du lịch, kinh doanh du lịch, điều cấm đối với du lịch, quản lý và giám sát du lịch, khen thưởng và điều khỏan thi hành.

Mục đích của luật đã ghi rõ tại Điều 1:

Luật Du lịch quy định những nguyên tắc quy chế về tổ chức hoạt động và quản lý du lịch để khuyến khích và phát triển du lịch trở thành công nghiệp hiện đại góp phần bảo vệ và phát triển đất nước, xúc tiến hòa bình, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường sự hợp tác với quốc tế [53, tr.1].

Từ năm 2005, sau khi luật du lịch được ban hành, Nhà nước đã coi du lịch là một công nghiệp hiện đại, có sự phát triển nhanh nhất. Năm 2004 có khách du lịch quốc tế gồm: 849.806 người, mức thu nhập:118,947 triệu đô la Mỹ, là đứng thứ nhất của nguồn thu nhập quốc gia, năm 2005 khách du lịch quốc tế đến du lịch tại Lào trên 1 triệu người, dự kiến năm 2015 sẽ tăng lên 1,8 triệu người, đến năm 2020 sẽ tăng lên 2,8 triệu người sẽ mang nguồn thu nhập đến 300-400 triệu đô la Mỹ, cả nước có 63 doanh nghiệp du lịch, 163 khách sạn, 4801 phòng ngủ, 823 nhà nghỉ - resort, gồm 8865 phòng ngủ, 639 nhà ăn, 98 cửa hàng vui chơi. Đồng thời, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, dịch vụ quà lưu niệm, công tác phát triển du lịch cũng có bước phát triển rất đáng kể, nhân viên phục vụ cho ngành du lịch có khỏang 30.039 người [7, tr.3-4].

Sau khi có Luật Du lịch được ban hành nhận thức về du lịch đã có sự chuyển biến rất rõ rệt du lịch không chỉ mang nguồn thu nhập cho đất nước và nó không chỉ tạo ra việc làm cho công dân và góp phần vào việc bảo vệ và khuyến khích các truyền thống văn hóa, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nó còn là động lực xúc tiến các ngành kinh tế khác phát triển. Việc ban hành một văn bản pháp luật nó còn có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến xã hội và đất nước, đối với pháp luật về du lịch là:

- Nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về ngành du lịch và tạo bầu không khí mới cho công nghiệp du lịch, mở rộng cho các công dân trong xã hội, góp phần tích cực và tạo được sự niềm tin trong nội bộ và quốc tế.

- Nâng cao công tác về du lịch cùng với sự tăng cường và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, nâng cao vai trò và tiềm năng du lịch, tăng cường quyền nghĩa vụ và vai trò của Tổng cục Du lịch Lào trong hoạt động quản lý kiểm tra và giám sát.


- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với ngành du lịch, có sự thống nhất và có hiệu quả cao, trước đây, phải chấp nhận rằng sự hiểu biết về công tác quản lý du lịch của các công viên chức nhà nước trừ một số trường hợp còn thiếu sự thống nhất và không có hiệu quả, đối với Tổng cục Du lịch vẫn chưa có quyền lực đầy đủ trong quản lý hành chính cũng như quản lý nhà nước về du lịch.

Mở rộng sự khai thác, sắp xếp và phát triển nhiều màu sắc cảnh đẹp thiên nhiên du lịch (thiên nhiên, văn hóa, lịch sử), thực hiện theo nguyên tắc khoa học, đúng mức có quản lý tốt và bền vững. hạn chế sự khai thác sử dụng nguồn thiên nhiên không đúng mục đích. Nguồn thiên nhiên là di sản văn hóa của đất nước và của nhân dân nếu sử dụng không đúng mức, thì du lịch sẽ gây sự thiệt hại trực tiếp đến các di sản văn hóa, như chúng ta biết một số trường hợp đã xảy ra ở một số các nước. Luật Du lịch đã góp phần tích cực vào công tác phục hồi kinh tế-xã hôi và truyền thống văn hóa tốt đẹp của Lào, bản sắc của dân tộc, bảo vệ môi trường thiên nhiên, khuyến khích nền sản xuất, mở rộng khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, thực hiện kinh doanh trong công nghiệp du lịch và doanh nghiệp có liên quan chủ yếu như: các công ty du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ăn, giao thông- vận tải… Nâng cao chất lượng dịch vụ tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh thị trường trong khu vực và quốc tế, tạo thành công nghiệp du lịch mạnh và hiện đại.

Phát huy vai trò của du lịch trong sự hợp tác với quốc tế, tạo điều kiện hợp lý để hội nhập với các nước dưới sông Mê Không, các nước trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới, làm cho CHDCND Lào trở thành điểm kết nối của khu vực, khuyến khích hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch.

Nói chung, pháp luật về du lịch sẽ tạo điều kiện trong khuyến khích và phát triển du lịch đẩy mạnh cho công nghiệp du lịch có chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế, bền vững, Nhà nước có công cụ pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, sẽ góp phần bảo vệ và phát triển đất nước. Cùng với Pháp luật Du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành, trực tiếp điều chỉnh các hoạt động cơ bản của du lịch bao gồm:


* Quảng bá du lịch

Trong thời đại hội nhập ngày nay. Việc quảng bá hình ảnh du lịch của Lào là vấn đề rất cần thiết. Đó không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan ban ngành mà còn là việc mà mỗi người dân Lào cần làm để từng bước xây dựng hình ảnh nước Lào hiền hoà mến khách trong lòng bạn bè thế giới. Quảng bá du lịch tại Lào đã tập trung vào việc triển khai cảnh đẹp thiên nhiên, sản phẩm du lịch có bản sắc dân tộc, lịch sử, thiên nhiên, dịch vụ có tính chất thu hút và tạo sự lòng tin cho du khách.

* Xúc tiến du lịch

Luật Du lịch đã quy định về nội dung xúc tiến du lịch. Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Nhà nước khuyến khích du lịch về thiên nhiên, văn hóa và lịch sử có nhiều màu sắc và trở thành công nghiệp du lịch hiện đại và đáng đến nhất.

- Nhà nước coi du lịch là một ngành ưu đãi hàng đầu trong phát triển kinh tế

- xã hội để khuyến khích sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tạo việc làm, tạo thu nhập và cải thiện cuộc sống của nhân dân.

- Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.

- Nhà nước xúc tiến và tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào việc phát triển và khuyến khích du lịch bằng hình thức quảng cáo, đưa ra các thông tin, tổ chức triển lãm, lễ hội về văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của các bộ tộc Lào.

* Kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là vấn đề quan trọng trong hoạt động du lịch. Theo Quy định ở chương VI, Điều 77 của Luật Du lịch năm 2013, kinh doanh du lịch đã bao gồm các ngành nghề như: kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh đào tạo bồi dưỡng du lịch, kinh doanh sản phẩm lưu niệm, kinh doanh tư vấn du lịch và các kinh doanh khác [53, tr.17].

Các quy định về điều kiện thành lập và thực hiện kinh doanh du lịch, đăng ký kinh doanh du lịch, việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch được luật quy định cụ thể và chặt chẽ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, các tiêu chuẩn, điều


kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất, dịch vụ và đội ngũ nhân viên được quy định chặt chẽ, phù hợp với từng loại cơ sở lưu trú du lịch cụ thể. Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác, Luật quy định theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc xác nhận chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển các thương hiệu dịch vụ như việc cấp các biển hiệu, xếp hạng đối với phương tiện vận chuyển khách du lịch, công nhận tiêu chuẩn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ như dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí, thông tin và các dịch vụ du lịch khác… phục vụ cho khách du lịch tại các điểm đến du lịch trên phạm vi toàn quốc.

* Lập kế hoạch phát triển du lịch.

Lập kế hoạch phát triển du lịch, có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn bao gồm: kế hoạch phát triển du lịch quốc gia, kế hoạch phát triển du lịch cấp miền, kế hoạch phát triển du lịch cấp tỉnh, chiến lược phát triển du lịch cấp huyện và kế hoạch phát triển du lịch địa điểm du lịch. Nguyên tắc lập kế hoạch trong phát triển du lịch dựa theo tiềm năng hiện có và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, quyết định phương hướng văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên. Nội dung trong kế hoạch phải đưa ra nội dung chủ yếu, mục tiêu phát triển, thực trạng thị trường du lịch, kết quả, ảnh hưởng tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, quyết định phương thức, nguyên tắc và các điều khỏan thi hành.

* Hướng dẫn viên du lịch

Yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động du lịch đó là hướng dẫn viên du lịch. Vì vậy, mà các quy định của pháp luật về hướng dẫn viên du lịch được quy định tương đối cụ thể chi tiết tại chương X, Điều 52 của pháp Luật Du lịch năm 2013.

Trên cơ sở quy định của luật du lịch, Nghị định số 626/BTM-DL, ngày 7/6/1999, của Bộ thương mại và du lịch đã quy định về hướng dẫn viên du lịch và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch và điều kiện để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch có thể là người đại diện cho Chính phủ giới thiệu với du khách về văn hoá, lịch sử... [18, tr.11] của đất nước mà khách du lịch đến tham quan. Đối với tour du lịch về lịch sử, hướng dẫn viên du


lịch còn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái hiện lại phần nào lịch sử thông qua bài thuyết minh, đặc biệt khi vết tích chiến tranh không còn lại nhiều. Bài thuyết minh và cách diễn đạt của hướng dẫn viên du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chương trình tour. Nói cách khác, vai trò của hướng dẫn viên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, sống còn đối với một chương trình du lịch, nhất là những chương trình tour về lịch sử.

Hướng dẫn viên du lịch là người có điều kiện gặp gỡ nhiều người. Nhờ có vai trò của hướng dẫn viên mà du khách có được những giây phút thoải mái và thông qua chuyến đi, hình ảnh điểm đến được du khách biết đến thông qua chuyến đi. Tuy nhiên, có nhận thấy rằng, các quy định về quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên phần lớn còn mang định tính, nên việc thực hiện và kiểm tra chấp hành quy định của pháp luật trong vấn đề này khó thực hiện nghiêm tục.

* Kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch

Nhà nước tự do và tập trung vào quản lý du lịch trên phạm vi toàn quốc giao cho Tổng cục Du lịch Lào là trung tâm quản lý trên cơ sở có sự phối hợp với các ngành và các địa phương có liên quan. Trước đó, năm 2004, đã có Sắc lệnh số 91/CP, ngày 30/6/2004 quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Tổng cục du lịch, tại chương VIII, khoản 1, Điều 91 [87, tr.20], quy định về các quyền và nghĩa vụ của Tổng cục Du lịch Lào, trong pháp luật đã quy định rất cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của Tổng cục Du lịch Lào và Điều 70 của pháp luật du lịch năm 2013, đồng thơi, Sắc lệnh này còn quy định về quyền và nghĩa vụ của Sở/Văn phòng du lịch (ở các tỉnh).

Về việc thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch đã quy định tại Điều 97 của Luật Du lịch năm 2013, hình thức là kiểm tra, thanh tra, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, các dự án và các quy phạm pháp luật liên quan đến ngành du lịch và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

+Về cơ cấu tổ chức của thanh tra du lịch ở nước CHDCND Lào bao gồm:

Thứ nhất, cơ quan thanh tra bên trong là cùng một cơ quan quản lý du lịch như đã quy định tại Điều 97 của Luật Du lịch Lào năm 2013.

Thứ hai, cơ quan thanh tra bên ngoại bao gồm: Quốc hội, cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan chống tham nhũng, cơ quan kiểm tóan nhà nước, Mặt trận Tổ


quốc, tổ chức cá nhân, toàn thể nhân dân và thông tin đại chúng. Cả hai nhóm cơ quan đều có quyền và nghĩa vụ kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch, các dự án và các quy định pháp luật về du lịch, kiểm tra các tài liệu và thực hiện kiểm tra tại nơi, kiểm tra giải quyết các kiến nghị của cá nhân và các cơ quan tổ chức liên quan đến ngành du lịch, đề nghị xử lý vi phạm pháp luật đối với người vi phạm và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thanh tra du lịch.

Về hình thức thanh tra, kiểm tra đã chia thành 3 phần như:

1. Kiểm tra theo hệ thống bình thường.

2. Báo cáo trước khi kiểm tra.

3. Kiểm tra cấp bách.

- Kiểm tra theo hệ thống bình thường là thanh tra theo kế hoạch bình thường có thời hạn chính xác phải thực hiện kiểm tra ít nhất 1 lần/năm.

- Báo cao trước khi kiểm tra là kiểm tra khi thấy được sự cần thiết và báo cáo cho người bị kiểm tra biết trước ít nhất trong vòng thời gian 4 tiếng.

- Kiểm tra cấp bách là kiểm tra không báo cáo cho người bị kiểm tra biết trước [53, tr.28]

* Việc xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ

Cục trưởng cục Du lịch Lào đã ban hành Nghị định số 060/TCDL, ngày 26/2/2007, về việc xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ tại Lào, từ năm 2009-2013 toàn quốc có khách sạn, nhà nghỉ và resort 2.473 chỗ và phòng ngủ hơn 38.001 phòng. Theo thống kê của Vụ quản trị Du lịch đã qua việc xếp hạng trong đó có 49 khách sạn và 33 nhà nghỉ (3 khách sạn 5 sao, 10 khách sạn 4 sao, 19 khách sạn 3 sao, 7

khách sạn 2 sao, 10 khách sạn 1 sao, 6 nhà nghỉ cấp 1, 14 nhà nghỉ cấp 2, ngoài ra, còn có nhiều khách sạn chưa được thu xếp) [10, tr.1-5] và hiện nay Tổng cục Du lịch đang tiếp tục thực hiện xếp hạng khách sạn và nhà nghỉ tại Thủ đô Viêng Chăn và trên phạm vi cả nước dưới sự trợ giúp của dự án công trình phát triển du lịch bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023