Cơ Cấu Kinh Tế Các Nhóm Ngành Chủ Yếu Giai Đoạn 2015-2019

+ Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2015-2019

(Đơn vị tính: %)



Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2015

59.0

15.9

25.1

2016

58.6

15.5

25.9

2017

56.7

17.0

26.3

2018

54.6

16.3

29.1

2019

50.9

17.4

31.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang)

Hình 3.3: Cơ cấu kinh tế các nhóm ngành chủ yếu giai đoạn 2015-2019

(đơn vị tính: %)


70

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

60


50


40


30


20


10


0

2015

2016

2017

2018

2019

Thời kỳ từ năm 2015 - 2019 tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang được thực hiện trong điều kiện nhiều chủ trương, chính sách mới ra đời tạo hành lang pháp lý, chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tỉnh phát triển. Với sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ

và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Kết quả nền kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và liên tục trong thời kỳ này, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì mức tăng trưởng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững..

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là phát triển du lịch phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Luang Prabang nói riêng, tuy nhiên cơ cấu chuyển dịch còn chậm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh tăng mạnh, nhất là phát triển du lịch khá nhanh ở thành phố Luangprabang và huyện Mương Ngoi. Nhìn chung trong các năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Luang Prabang chuyển theo hướng công nghiệp chế biến và dịch vụ du lịch nhưng còn ở mức độ thấp so với các tỉnh trong khu vực.

Phân tích về mặt kinh tế qua các năm cho thấy kinh tế tỉnh Luang Prabang ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế - xã hội vẫn nổi lên một số tồn tại như: Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu ngân sách Trung ương phân bổ chưa đáp ứng được nhu cầu địa phương; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng công nghiệp đạt thấp nhất trong nhiều năm do các đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Môi trường đầu tư kinh doanh thiếu hấp dẫn, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đạt được yêu cầu, chưa kêu gọi được các nhà đầu tư mới có tiềm lực. Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị còn nhiều hạn chế, ý thức về thực hiện nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận công dân còn thấp...

3.1.3. Cơ quan quản lý ngân sách cấp tỉnh Luang Prabang

Quản lý NSNN cấp tỉnh của Luang Prabang có hệ thống cơ quan cùng tham gia: HĐND, UBND, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Cục thuế tỉnh.

3.1.3.1. Hội đồng nhân dân

HĐND cấp tỉnh là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cấp địa phương. HĐND cấp tỉnh có chức năng xem xét và thông qua văn bản pháp lý quan trọng của địa phương, quyết định vấn đề quan trọng cơ bản của địa phương và giám sát thực hiện hiến pháp và luật của các cơ quan nhà nước cấp địa phương.

HĐND cấp tỉnh có quyền về quyết định vấn đề quan trọng cơ bản của địa phương. HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền liên quan đến tài chính sau đây:

- Xem xét thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước của địa phương và báo cáo về tổ chức thực hiện các kế hoạch trên.

- Xem xét thông qua việc phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm do Chính phủ phân bổ.

- Xem xét thông qua kế hoạch phát triển nông thôn và xóa nghèo của nhân dân tại địa phương, xem xét thông qua kế hoạch phát triển đô thị, thị trấn, thành phố.

- Xem xét thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng hàng năm của địa phương và dự án cấp địa phương phụ trách có tác động đến môi trường và xã hội.

- Nghe báo cáo kết quả kiểm toán và quyết toán ngân sách của cơ quan kiểm toán tại miền mà liên quan tới tỉnh.

- Giám sát thu và chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

Cơ cấu của HĐND cấp tỉnh gồm có: Đại biểu HĐND cấp tỉnh; Ủy ban thường vụ HĐND cấp tỉnh; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh; Các ban HĐND cấp tỉnh; Ban Thư ký HĐND cấp tỉnh.

3.1.3.2. Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành chính có vai trò quản lý hành chính nhà nước về mặt chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ tổ quốc - bảo vệ an ninh, việc ngoại giao, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, bảo vệ giữ gìn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tài nguyên khác trong địa phương, chỉ đạo, kiểm tra về việc tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển huyện, thành phố trong khu vực quản lý của mình, thực hiện nghị quyết cuộc họp HĐND tỉnh.

UBND tỉnh có cơ cấu bộ máy sau đây: Văn phòng tỉnh; Sở, cơ quan nhà nước tương đương với các sở mà được tổ chức theo nhu cầu thực tế của công việc do sự chứng nhận của HĐND tỉnh.

UBND tỉnh bao gồm: Tỉnh trưởng, chủ tịch UBND tỉnh; phó tỉnh trưởng, phó chủ tịch UBND tỉnh; chánh văn phòng, trưởng phòng và trưởng phòng cơ quan nhà nước tương đương sở.

UBND tỉnh có quyền và nhiệm vụ liên quan đến tài chính như sau:

- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách của địa phương; tổ chức thực hiện việc bảo vệ tổ quốc - bảo vệ an ninh, để chống tham nhũng và hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi và giám sát, kiểm tra việc thực hiện vốn tài trợ và dự án đầu tư mà trung ương quản lý; khuyến khích việc đầu tư của mọi bộ phận kinh tế trong và ngoài nước mà trong khu vực mình đảm nhiệm.

- Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận Lào xây dựng đất nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, mọi bộ phận kinh tế và nhân dân Lào các dân tộc tham gia việc phát triển kinh tế - xã hội,

bảo vệ tổ quốc - bảo vệ an ninh và chống hiện tượng tiêu cực trong địa phương của mình;

- Quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển tài nguyên thiên nhiên theo sự phân cấp quản lý để tạo nguồn thu và quản lý doanh thu cho đúng đắn;

- Tạo điều kiện, kiểm soát cho cơ quan nhà nước mà liên quan thực hiện tạo nguồn thu cho đúng đắn, đầy đủ, kịp thời và minh bạch; quản lý và thực hiện kế hoạch thu - chi của địa phương.

3.1.3.3. Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang - cơ quan đóng vai trò trung tâm trong quản lý ngân sách cấp tỉnh

* Vị trí, chức năng Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang:

Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang là tổ chức bộ máy thuộc chính quyền địa phương và dưới sự quản lý về chuyên môn của Bộ Tài chính. Sở Tài chính có chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương và Bộ Tài chính về chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về ngân sách, kế toán, tài sản nhà nước, quản lý doanh nghiệp theo chính sách và quy định pháp luật.

* Nhiệm vụ của Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang:

- Tổ chức triển khai chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, chủ trương ngắn hạn và dài hạn, quy định và các thủ tục của ngành tài chính;

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi chiến lược, chính sách, văn bản dưới luật và cơ chế công tác quản lý tài chính ở tỉnh;

- Tuyên truyền chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, chiến lược, luật và thủ tục khác cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh nhận biết, thấm nhuần và tham gia tổ chức thực hiện;

- Quản lý nghiệp vụ chuyên môn đối với công tác tài chính và ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, phân bổ NSNN hằng năm, ngắn hạn, dài hạn;

- Tham mưu cho tỉnh trong tổng thể, xây dựng, điều chỉnh, bình quân, phân bổ NSNN hằng năm, ngắn hạn, dài hạn;

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan khác tại địa phương, HĐND tỉnh và các ngành liên quan để nghiên cứu kế hoạch ngân sách sơ bộ, xin ý kiến lãnh đạo tỉnh trình Bộ Tài chính xem xét theo quy định;

- Thông báo kế hoạch thu - chi NSNN thường niên mà HĐND tỉnh thông qua cho các ngành trên địa bàn tỉnh;

- Thúc đẩy, giám sát tổ chức thực hiện ngân sách cho từng giai đoạn và kiểm tra, thanh tra sau khi chi ngân sách nhà nước theo pháp luật;

- Tổng kết thu - chi, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện NSNN theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định;

- Quản lý, kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện NSNN theo quy định; Quản lý, kiểm tra, giám sát sử dụng các quỹ nhà nước, sử dụng nguồn vốn không hoàn lại, vốn vay từ nước ngoài từ khâu lập kế hoạch đến việc sử dụng đối với các dự án do địa phương phụ trách;

- Tham gia, giám sát công tác mua sắm - thuê khoán từ ngân sách nhà nước theo sự phân cấp quản lý...

* Tổ chức bộ máy của Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang:

Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang gồm có lãnh đạo Sở (Giám đốc và 03 Phó Giám đốc) và 05 phòng chuyên môn (Phòng Tổ chức

- hành chính; Phòng Quản lý tài sản nhà nước; Phòng Ngân sách; Phòng Thanh tra; Phòng Kế toán).

Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Luang Prabang


Nguồn tác giả tổng hợp Giám đốc Sở phụ trách chung đồng thời trực 1


(Nguồn: tác giả tổng hợp)

- Giám đốc Sở phụ trách chung, đồng thời trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức - hành chính và Phòng Thanh tra, phụ trách 03 thành phố, huyện) (thành phố Luang Prabang, huyện Nậm Bạc, huyện Nan).

- Các Phó Giám đốc Sở giúp việc cho Giám đốc, đồng thời trực tiếp phụ trách 01 phòng và 03 huyện. Cụ thể:

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Quản lý tài sản nhà nước và 03 huyện (huyện Ngòi, huyện Viêng Khăm, huyện Phôn Thoong).

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Ngân sách và 03 huyện (huyện Pạc Xẻng, huyện Chom Phét, huyện Pạc U).

+ 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Kế toán à 03 huyện (huyện Phôn Xay, huyện Xiêng Ngân, huyện Phu Khen).

3.1.3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu cho UBND trong công tác quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; về đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương; về khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đấu thầu; về đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Luang Prabang có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Trình UBND tỉnh quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ.

- Giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.

- Chủ trì xây dựng và trình UBND tỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các cân đối chủ yếu kinh tế - xã hội của địa phương.

- Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, thu hút, điều phối, quản lý vốn ODA do tỉnh quản lý.

- Chủ trì tổ chức thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện công tác đấu thầu đã được phê duyệt và việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí