Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 2


TEU Twenty-foot Equivalent Units

2 TEU = 1 FEU

Là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ (container) hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích).

TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSB Territorial Sea Baseline Đường cơ sở TS Territorial Sea Lãnh Hải

UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

UNCLOS United Nations Convention on the Law of the Sea

VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 2

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

WB World Bank Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH‌

Trang


Hình 1.1: Sơ đồ quản lý kinh tế biển...................Error: Reference source not found

Hình 1.2: Chiến lược quản lý kinh tế biển...........Error: Reference source not found Hình 1.3: Ba cách hiểu về Lãnh hải và đường cơ sở theo Điều 3 và Điều 7

UNCLOS..............................................Error: Reference source not found

Hình 1.4: Quy định về vùng biển theo UNCLOS...Error: Reference source not found Hình 1.5: Tổng hợp không gian biển theo UNCLOS.......Error: Reference source not

found

Hình 1.6: Đường trung tuyến phân định ranh giới biển theo Điều 15 UNCLOS

.............................................................Error: Reference source not found

Hình 2.1: 10 cảng lớn nhất thế giới năm 2011......Error: Reference source not found Hình 2.2: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Trung Quốc......Error: Reference

source not found

Hình 2.3: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Hồng Kông.......Error: Reference source not found

Hình 2.4: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia Error: Reference source not found

Hình 2.5: Vận tải bằng công ten nơ của cảng SingaporeError: Reference source not found

Hình 2.6: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore..........Error: Reference source not found

Hình 2.7: Xuất khẩu dầu thô của Singapore..........Error: Reference source not found Hình 3.1: Xếp hạng cảng biển thế giới theo tiêu chí số hàng qua cảng...........Error:

Reference source not found

Hình 3.2: Vận tải bằng tàu biển của Việt Nam....Error: Reference source not found Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.........Error: Reference source not found‌


Hình 3.4: Sản lượng khai thác than sạch của Việt Nam. Error: Reference source not found

Hình 3.5: Tổng giá trị than đá xuất khẩu của Việt Nam. Error: Reference source not found

Hình 3.6: Sản lượng sản xuất muối của Việt Nam........Error: Reference source not found


DANH MỤC CÁC BẢNG‌


Trang

Bảng 2.1: Các cảng của Trung Quốc nằm trong danh sách 50 cảng đứng đầu thế giới năm 2011 theo trọng lượng hàng hóa qua cảng......Error: Reference source not found


Bảng 2.2: Hàng qua cảng Klang và cảng Tg Pelepas của Malaysia. Error: Reference

source not found


Bảng 3.1: Sản lượng khai thác khí tự nhiên ở dạng khí của Việt Nam............Error:

Reference source not found


Bảng 3.2: Các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam. Error: Reference source not found


Bảng 3.3: Các khu vực hiện nay đang bị chiếm đóng tại Quần đảo Trường.......Error:

Reference source not found


MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển

dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Biển chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển,...

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.

Để trở thành một quốc gia biển thì cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Nhận thức rõ được điều này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Điều này cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu hướng trên. Theo nghị quyết này thì Việt Nam phấn đấu phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Để trở thành quốc gia mạnh về biển, một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là phải mạnh về quản lý biển, tức là có chính sách quản lý biển hữu hiệu và có hệ thống cơ quan tổ chức khoa học.


Thế kỷ

XXI được thế

giới xem như là

“Thế kỷ

kinh tế

biển và đại

dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này. Trong quá trình tìm kiếm các con đường đưa nước ta trở thành một quốc gia “mạnh về biển”, điều hết sức quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng chính sách quản lý kinh tế biển hiệu quả. Để thực hiện yêu cầu này, Việt Nam không những cần tổng kết kinh nghiệm quản lý kinh tế biển trong nước những năm qua, mà còn phải chú ý học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Kinh nghiệm của các nước Đông Á (như Trung Quốc, Malaysia, Singapore) rất đáng quan tâm nghiên cứu, bởi vì: Thứ nhất, đây là các quốc gia châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về kinh tế, văn hoá-xã hội, lẫn vị trí địa kinh tế; Thứ hai, các nước này, nhất là Trung Quốc cũng giống như Việt Nam là nước đang chuyển

đổi sang nền kinh tế thị trường; Thứ ba, các nước này cũng giống như Việt

Nam đều là những nước phát triển trung bình trong khu vực.


Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề

tài: “Quản lý kinh tế

biển: Kinh

nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tính hình nghiên cứu

2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước


Thế kỷ

XXI được thế

giới xem như

là “Thế kỷ

kinh tế

biển và đại

dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia.


Ngày nay kinh tế biển được rất nhiều nước quan tâm chú ý và được

đông đảo các học giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu.

Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có nhiều tham vọng trong việc phát triển kinh tế biển và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã khá đi sâu nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển. Đáng chú ý phải kể đến nhóm tác giả Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ với công trình nghiên cứu mang tên “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” (Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ, 1990). Trong công trình

nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập khá toàn diện đến các nội dung của quản


lý kinh tế biển ở Trung Quốc như: Khai thác hải sản, phát triển kinh tế hàng

hải, phát triển du lịch biển, điều tra tài nguyên biển,… Các tác giả không chỉ phân tích hiện trạng của các ngành này trong hiện tại, mà còn có những nghiên cứu mang tính dự báo dài hạn như dự báo trữ lượng, vạch ra chiến lược phát triển của những ngành này trong tương lai, cũng như đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với những ngành này. Đặc biệt, về ngành khai thác hải sản, các tác giả cho rằng phải có các chính sách quản lý để phát triển một cách đồng bộ từ đánh bắt, nuôi trồng tới chế biến và xuất khẩu hải sản. Họ còn bàn tới cả các vấn đề về dự báo nhu cầu và các mục tiêu, biện pháp chính sách về khai thác hải sản.

Về ngành du lịch biển, nhóm tác giả đã đưa ra một số luận điểm khá mới mẻ: (1) Trên thế giới vui chơi giải trí, du lịch biển đã trở thành giải trí hấp dẫn và có quy mô lớn. Ngành du lịch biển trên thế giới đã có hàng triệu thuyền du lịch, nhiều thuyền lớn hơn các ngành khác, thu nhập kinh doanh cao; (2) Ngành du lịch biển không phải là con đẻ của sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, mà là con đẻ của sự phát triển kinh tế hiện đại: Đời sống nhân dân càng cao, không gian hoạt động càng mở rộng thêm, thời gian nhàn rỗi càng nhiều hơn, vì vậy càng phát triển vui chơi du lịch trên biển; (3) Vui chơi trên biển là ngành lợi dụng những tài nguyên không gian, gồm bãi biển, chỗ tắm, nơi câu cá, nơi vận động trên biển. Do đó, việc quy hoạch và quản lý các hoạt động của du lịch biển để bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa địa phương là hết sức cần thiết.

Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định trong thập kỷ 2011-2020, Trung Quốc sẽ phấn đấu trở thành “cường quốc về biển”, trong đó nâng cao trình độ quản lý kinh tế biển có ý nghĩa hàng đầu.

Ariff, M. (1991), Lee Kuan Yew (2000), Poon, J. (2003) đã khẳng định rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải trong kinh tế biển. Các tác giả này đã chỉ rõ, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển kinh tế hàng hải là hệ thống chính sách quản lý của nhà nước, đặc biệt là các chính sách quản lý tạo thuận lợi cho kinh tế hàng hải phát triển như chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan,


chính sách quản lý tàu thuyền xuất nhập cảnh qua internet và phát triển chính phủ

điện tử.


Trong báo cáo của Ban Chính sách biển của Mỹ có tên “An Ocean

Blueprint” đã đề cập đến một quan điểm khá mới trong quản lý kinh tế biển, đó là quản lý tổng hợp biển. Các tác giả của báo cáo này đã đề cập đến quan điểm này dưới hình thức quản lý liên bang đối với các hoạt động kinh tế biển như quản lý các vùng nước, các vùng trầm tích bờ biển và quản lý bờ biển (Chương 9, chương 12). Họ cho rằng: Quản lý tổng hợp biển là một trong các cách thức quản lý đa ngành nghề kinh tế biển, nhằm thoả mãn nhu cầu cần phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp biển ra đời nhằm khác phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại từ lâu.

Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid, với công trình nghiên cứu mang tên “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á

và bài học cho Malaysia - The Asian experience in developing the marintime

sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid, 2007) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí. Một trong các vấn đề quan trọng mà công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra là khai thác khoáng sản là ngành rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà nước phải có chính sách về quản lý khai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quả lại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường. Các tác giả này cũng khẳng định rằng: Các nước ven biển muốn phát triển bền vững cần phải có chính sách phát triển, bảo tồn và bảo vệ khoáng sản biển khỏi việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường biển.

Các nhà kinh tế Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khu kinh tế ven biển. Các tác giả này coi các khu kinh tế ven biển như là cực tăng trưởng tạo động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế khác trong nội địa. Theo họ, vai trò của các khu kinh tế ven biển như là “cửa sổ” để mở cửa ra với bên ngoài thông qua thu hút FDI và đẩy mạnh xuất khẩu, “cực tăng trưởng” để lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển, “phòng thí nghiệm” của cải cách

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí