Thống nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam”. Tác giả giới thiệu kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục phổ thông nước Anh và Hàn Quốc.
Năm 2014, Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức “Hội thảo hoạt động trải nghiêm sáng tạo của học sinh phổ thông”, trong đó có nhiều bài viết của các tác giả về hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS THPT.
“ Hoạt động trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức trong môn học ở trường phổ thông” của Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Hằng. Các tác giả cũng đưa ra mô hình HTTN của Kurt Lewin (1890-1947) về nghiên cứu hành động và đào tạo trong phòng thí nghiệm, mô hình học tập qua kinh nghiệm của John Dewey, và vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở nhà trường phổ thông như: Các bước thiết kế hoạt động; Tổ chức phân tích/xử lí trải nghiệm; Tổng quát/khái quát hóa; Ứng dụng/thử nghiệm tích cực. các tác giả nhận định HTTN xảy ra/xuất hiện khi những trải nghiệm được lựa chọn cẩn thận và được hỗ trợ bởi sự phản ánh, phân tích mang tính chất phản biện và tổng hợp. Những trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu HS/người học trở thành người khởi xướng, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả đạt được. Xuyên suốt quá trình HTTN, người học thực sự được thu hút vào việc đặt câu hỏi, điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, ham học hỏi, hiểu biết, giải quyết vấn đề, nhận trách nhiệm, trở nên sáng tạo hơn... Người học được thu hút về mặt trí tuệ, cảm xúc, xã hội, tâm hồn và thể chất. Sự lôi cuốn này tạo ra nhận thức: nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ đích thực. Kết quả của việc học tập là tạo nên nền tảng cho các trải nghiệm và học tập trong tương lai [35].
Năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”, đã tập hợp các nghiên cứu của các nhà giáo dục đầu ngành về hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các tác giả như: Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Ngô Thị Thu Dung, Bùi Ngọc
Diệp, Nguyễn Thị Thu Anh. Nội dung các bài viết xoay quanh những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm như khái niệm, đặc điểm; xác định mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông; đánh giá hoạt động trải nghiệm với phương pháp và công cụ cụ thể [5].
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa hoạt động trải nghiệm vào chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. Theo Đinh Thị Kim Thoa - Tổng Chủ biên Chương trình hoạt động trải nghiệm/Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (gọi chung là hoạt động trải nghiệm)- cho biết: Chương trình Hoạt động trải nghiệm bao gồm 4 nhóm nội dung hoạt động. Cụ thể: Hoạt động phát triển cá nhân, Hoạt động lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Bốn nhóm nội dung hoạt động này được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Các loại hình này cũng sẽ đổi mới về cách thức tổ chức theo hướng tăng cường sự trải nghiệm của học sinh [34].
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết về hoạt động trải nghiệm. Các bài viết liên quan đến hoạt động trải nghiệm có thể phân thành hai nhóm:
Nhóm nghiên cứu hoạt động trải nghiệm dưới góc độ là kỹ năng sống và quản lí kỹ năng sống. Công trình nghiên cứu của Phan Thanh Vân nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này trong việc hình thành nhân cách học sinh một cách toàn diện. Tuy nhiên tác giả chưa thống kê được những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT thành phố, những nghiên cứu của tác giả chưa được khai thác gắn liền với giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT khu vực thành phố [30].
Nhóm nghiên cứu hoạt động trải nghiệm dưới góc độ trải nghiệm sáng tạo. Tiêu biểu là công trình của Đinh Thị Kim Thoa, nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lí thuyết “học từ trải nghiệm”, trong đó nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động giáo dục trong trường học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đã khai thác vai trò của hoạt động trải nghiệm và các biện pháp tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường phổ thông [23].
Một loạt bài viết của tác giả Đinh Thị Kim Thoa về các vấn đề như mục tiêu, nội dung chương trình và cách đánh giá của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bên cạnh đó tác giả cũng đã xác định mục tiêu, đề xuất nội dung, các tiêu chí đánh giá mục tiêu năng lực hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông [25]; kỹ năng xây dựng các hoạt động trải nghiệm [24].
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 1
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 2
- Ý Nghĩa Của Hoạt Động Trải Nghiệm Đối Với Sự Hình Thành, Phát Triển Nhân Cách Học Sinh
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Trải Nghiệm
- Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho HS ở các trường THPT DTNT là vấn đề rất ít tài liệu đề cập tới. Tác giả Tẩn Thị Thu Hà (2017) nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐTN sáng tạo tại trường PTDTNT tỉnh Điện Biên. Luận văn trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả trước đó đồng thời có sự kiến giải, luận chứng của riêng mình về việc quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường dân tộc nội trú THCS & THPT tỉnh Hà Giang.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm
* Trải nghiệm
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về trải nghiệm: "trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có" [19, tr. 1020].
Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa về trải nghiệm như sau: "trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất - kĩ thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị,…" [14, tr. 89].
Nhà triết học người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng “trải nghiệm là quá trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [dẫn theo 18, tr.12].
Như vậy, theo chúng tôi trải nghiệm được đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa. Trải nghiệm là quá trình mỗi cá nhân khi hoạt động trong môi trường sẽ tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. Từ đó, sử dụng các giác quan để quan sát, cảm nhận về sự vật hiện tượng, đúc rút thành kinh nghiệm cho bản thân họ.
* Hoạt động trải nghiệm
Từ khái niệm trải nghiệm nói trên, tác giả cho rằng: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội, từ đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
Đối với chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm được coi là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó “học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự tổ chức và hướng dẫn của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc thù của hoạt động này” [22, tr.69].
1.2.2. Quản lí và quản lí hoạt động trải nghiệm
Khái niệm quản lí
Theo Từ điển Giáo dục học quản lí là hoạt động hay tác động của chủ thể quản lí mang tính mục đích đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức đã đề ra [28].
- H.Koontz định nghĩa: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (dẫn theo [11]).
- Henry Fayol cho rằng (1845 - 1925): “Quản lí là dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (dẫn theo [11].
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Định nghĩa quản lí một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (dẫn theo [11].
Tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lí là hoạt động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí đạt mục tiêu đề ra” (dẫn theo [15]). Theo Trần Quốc Thành: “Quản lí là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lí để chỉ huy, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lí, phù hợp với quy luật khách quan” (dẫn theo [15]).
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: Quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí có mục đích nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lí bằng một hệ thống các biện pháp để đạt hiệu quả cao.
- Khái niệm quản lí hoạt động trải nghiệm
Từ khái niệm quản lý và khái niệm hoạt động trải nghiệm chúng tôi hiểu quản lí hoạt động trải nghiệm là những biện pháp tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua quá trình lập kế hoạch HĐTN, tổ chức thực hiện HĐTN, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá HĐTN nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh qua đó phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
1.2.3. Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT
Theo Thông tư Số: 01/2016/TT-BGDĐT Ban hành quy chế tố chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú thì trường Phổ thông DTNT nằm trong hệ thống các trường công lập của cả nước, là nơi tạo nguồn cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc mà trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn khoa học kĩ thuật, đồng thời đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa, kĩ thuật, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc đổi mới xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc [3].
Hệ thống trường PTDTNT bao gồm [3]:
a) Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
b) Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ chủ quản có thể giao cho cơ sở giáo dục trực thuộc có đào tạo học sinh hệ phổ thông dân tộc nội trú đào tạo cả hệ dự bị đại học.
1.2.4. Khái niệm quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường PT DTNT
Quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường PTDTNT THCS&THPT là những tác động của hiệu trưởng nhà trường đến quá trình hoạt động trải nghiệm của học sinh nhằm điều khiển quá trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
1.3. Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT
1.3.1. Đặc điểm của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT và đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT
1.3.1.1. Đặc điểm của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT
Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT được Nhà nước xếp vào loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú; Nhà nước đầu tư về thiết bị dạy và học cùng với nguồn ngân sách được ưu tiên để đầu tư về cơ sở vật chất, chế độ chính sách theo quy định đối với HS là người dân tộc thiểu số.
Để chăm sóc, giáo dục HS là người dân tộc thiểu số, CBQL chỉ đạo lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện trách nhiệm quản lí HS, họ được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước, HS tại trường được cấp kinh phí ăn, ở. Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT hay còn được gọi là các trường phổ thông dân tộc nội trú liên cấp THCS và THPT dành cho học sinh là người dân tộc thiểu số được coi là trường nội trú đặc biệt, bởi 95% HS là người dân tộc thiểu số ở những khó khăn về kinh tế - xã hội, các em sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trình độ dân trí thấp, lạc hậu. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, bởi vì mục đích đào tạo HS với mục đích định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS, đào tạo HS có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết để thích ứng với cuộc sống.
Về hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú: “Hệ thống trường PTDTNT bao gồm: Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc; Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ
chủ quản có thể giao cho cơ sở giáo dục trực thuộc có đào tạo học sinh hệ phổ thông dân tộc nội trú đào tạo cả hệ dự bị đại học” [3].
Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS &THPT theo quy định “được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số học sinh được tuyển là con em dân tộc Kinh định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mỗi lớp học của trường có không quá 35 học sinh. Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT ở trường PTDTNT được ưu tiên xét đi đào tạo tiếp theo chế độ cử tuyển” [3].
1.3.1.2. Đặc điểm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Sự phát triển về thể chất:
Do đa số HS là người dân tộc, tính cách của các em chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống, gắn với hoàn cảnh gia đình và điều kiện tự nhiên nơi HS sinh sống nên trong tâm lí trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT suy nghĩ có phần đơn giản, trầm tính, một số em chưa cởi mở trong giao tiếp; các em chưa quan tâm đến việc học tập hay nhu cầu học tập còn thấp. Tình trạng các em đủ tuổi đi học nhưng không được đi học hoặc bỏ học diễn ra thường xuyên do nhiều nguyên nhân như khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, gia đình kinh tế rất khó khăn, cha mẹ không quan tâm đến việc học…; tỷ lệ HS theo học hết cấp hoặc thi vào các trường nghề, cao đẳng, đại học rất ít.
Các tố chất về thể lực: “sức mạnh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sức tăng trưởng của các hooc - môn nam và nữ” [21]. Tuy nhiên, trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT có đối tượng là HS THCS chưa ổn định bền vững về tâm lí, thể chất chưa phát triển toàn diện, cho nên với đối tượng này, nhà quản lí phải có nghệ thuật và tâm lí quản lí. Tất cả những sự phát triển về thể chất đó giúp cho việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo của HS được thuận lợi hơn và chịu được áp lực từ việc học tốt hơn.
Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ, xã hội:
Do tính truyền thống, gắn với tự nhiên và dựa vào tự nhiên nên hình thành trong tâm lí trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT suy nghĩ rất đơn giản, các em chưa quan tâm đến việc học tập và nhu cầu học còn thấp. Cùng nhiều