DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp và số học sinh cấp Trung học cơ sở 42
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về vị trí HĐNK của CBQL 45
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa và tác dụng của tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học 46
Bảng 2.4: Nhận thức của GV về mục tiêu HĐNK 48
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL và GV về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 49
Bảng 2.6. Thực trạng nội dung hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho HS trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 51
Bảng 2.8. Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 52
Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong hoạt động ngoại khóa 53
Bảng 2.10. Thực trạng về mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khoá của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 53
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh điện biên - 1
- Quản Lý, Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường.
- Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hoạt Động Ngoại Khóa Ở Trường Thcs
- Phương Pháp, Phương Tiện Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khoá Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Bảng 2.11. Số lần tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn năm học 2017-2018 của một số trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 54
Bảng 2.12. Thực trạng về những khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐNK 55
Bảng 2.13. Thực trạng về nội dung quản lý hoạt động ngoại khoá môn học của hiệu trưởng trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 56
Bảng 2.14: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐNK của CBQL, GV 58
Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo hoạt động ngoại khóa môn học 60
Bảng 2.16: Thực trạng phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐNK của CBQL 62
Bảng 2.17: Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức HĐNK của CBQL và GV 63
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết 88
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất Mức độ khả thi 89
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay giáo dục được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách giữa các nước và đem lại thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, có thể nói giáo dục là sự phát triển và có thể khẳng định rằng sẽ không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá và xã hội nếu không có giáo dục. Một trong những mảng giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông hiện nay là hoạt động ngoại khóa. Ngoại khóa không chỉ hỗ trợ cho giáo dục nội khóa mà còn góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và năng lực sáng tạo của học sinh. Giáo dục ngoại khóa với sự phong phú và đa dạng về nội dung thể hiện qua các hoạt động học tập, hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa học v.v… nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa. Hoạt động ngoại khoá các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ học chính khoá trên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá bao gồm các hình thức tổ chức như: Câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ ngoại khoá... Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của học sinh, tạo sân chơi để học sinh được trổ tài, được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học hơn. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa bộ môn còn huy động được mọi học sinh cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - những kĩ năng rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Hơn thế nữa, hoạt động ngoại khoá bộ môn cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình thành hứng thú nghề nghiệp cho học sinh. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, học sinh được củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu sắc hơn và rộng hơn.
Trong điều kiện tri thức bùng nổ, kiến thức của các môn học quá nhiều, có nhiều môn học mới xuất hiện, chương trình mới và sách giáo khoa mới bắt buộc học sinh phải tiếp thu một cách toàn diện một khối lượng đồ sộ về kiến thức - kỹ năng - thái độ - năng lực. Các giờ học với số lượng thời gian hạn chế không thể thoả mãn nhu cầu của học sinh và yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Hoạt động ngoại khoá thực sự trở nên hữu ích và thành công, ngoài vai trò của học sinh và giáo viên thì chìa khoá quyết định sự thành công này là các yếu tố thể hiện qua chức năng của người quản lý như là các biện pháp quản lý và tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học với các hình thức phù hợp, chỉ đạo của người hiệu trưởng và công tác giám sát, đánh giá kết quả là những công việc cần thiết khi thực hiện các hoạt động ngoại khoá môn học. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khoá môn học trong các nhà trường THCS còn nhiều hạn chế. Các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở những môn có thế mạnh (Ngữ văn, Địa lí…), hình thức tổ chức cũng chưa phong phú, chưa tạo được hứng thú thật sự cho học sinh, giáo viên chỉ chú trọng cung cấp và nhồi nhét kiến thức, làm cho học sinh và phụ huynh cảm thấy nặng nề, kết quả học tập của học sinh không cao nên nhiều gia đình, để đảm bảo cho con thi đỗ vào các trường THPT buộc các em phải đi học thêm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu lý luận về tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá môn học của các nhà quản lý và giáo viên. Sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và tác dụng của các hình thức hoạt động ngoại khoá của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường. Giáo viên nhìn nhận một cách còn phiến diện về hoạt động ngoại khoá, năng lực tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, các nhà quản lý còn thiếu những biện pháp đồng bộ cần thiết để thúc đẩy các hoạt động ngoại khoá môn học. Các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế: Thiếu địa điểm, thiếu phương tiện, đặc biệt là các tài liệu tham khảo...
Vấn đề tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chưa được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để có được các giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế của giáo dục địa phương nhằm tăng cường vai trò của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh thì vấn đề hết sức cần thiết hiện nay là việc nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và tổ chức hoạt động ngoại khóa, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn học, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở các trường PTDT BT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
Vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học đã được quan tâm tổ chức ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học sơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã được các cấp quản lý quan tâm, tuy nhiên còn nhiều hạn chế bất cập. Nếu nghiên cứu được cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sẽ giúp cho việc đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn học phù hợp, khoa học và có hệ thống, sẽ nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, thực hiện mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THCS.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động ngoại khoá môn học ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động ngoại khóa môn học (môn Văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh) của hiệu trưởng ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6.2. Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn học tại 9 trường PTDTBTTHCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên bao gồm: Nà Khoa, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nà Bủng, Phìn Hồ, Chà Cang, Chà Tở, Pa Tần, Nậm Tin.
Tiến hành khảo sát trong năm học: Từ 8/2017 đến 8/2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về QLGD, QL hoạt động ngoại khóa môn học; phân tích, tổng hợp các nội dung để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin từ thực tiễn hoạt động ngoại khóa môn học và thực tiễn quản lý hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng mẫu phiếu khảo sát để xin ý kiến của CBQL và giáo viên gồm:
Mẫu phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học. Mẫu phiếu khảo sát ý kiến của CBQL cấp trường là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GV để thu thông tin về tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học và CBQL có kinh nghiệm QL hoạt động ngoại khóa môn học.
- Nghiên cứu sản phẩm: Phân tích những sáng kiến về quản lý hoạt động ngoại khóa môn học và kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa của một số giáo viên ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được trong đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghi và phụ lục, nội dung chính của đề tài bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường trung học
cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường PTDTBT
THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ở hầu hết các nước trên thế giới, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần rất quan trọng trong cấu trúc chương trình giáo dục. Hoạt động này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như nhằm giúp học sinh học tập đạt kết quả tốt, làm tiền đề phát triển giáo dục toàn diện người học.
Mỗi năm, có khoảng 6 triệu học sinh tại Anh [4] được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp, số lượng học sinh hàng tuần được đi tham quan hay tham gia vào các câu lạc bộ học tập lên tới hàng nghìn em. Theo các nhà giáo dục Anh, các hoạt động này giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống. Chính phủ Anh cho rằng, trong công tác giáo dục thế hệ trẻ thì các hoạt động này là hết sức quan trọng. Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các hoạt động này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Bà Ruth Kelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và cũng cố kĩ năng cho học sinh. Qui định mới của Bộ Giáo dục Anh năm 2005 về tổ chức và quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp nêu rõ:
Cần cam kết rằng tất cả mọi trẻ em phải có cơ hội tham gia một cách có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập các kinh nghiệm sống;
• Khuyến khích các trường học liên kết với nhau trong việc tổ chức các hoạt động này;
• Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia;
• Đưa ra các hỗ trợ và các lời khuyên;
• Cung cấp thông tin và các hướng dẫn thực hành;
• Đặt mục tiêu ưu tiên cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.