Quản Lý, Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường.

Các nhà giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá trong thực hiện mục tiêu giáo dục[4]. Trong quá trình học tập tại trường THCS, học sinh Nhật Bản dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản thuộc loại hình bán trú. Tuy nhiên, các hoạt động này tập trung chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh như dạy các nghi thức giao tiếp theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, nấu nướng, các nghề truyền thống... Ngoại khoá các môn học chủ yếu tổ chức qua các cuộc thi, các trò chơi ở trường và trên tivi. Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản giảm bớt thời lượng các giờ học tại lớp để tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Các hình thức hoạt động ngoại khoá của các trường học phổ thông ở các nước chủ yếu tập trung vào tổ chức các trò chơi trí tuệ, dạ hội, câu lạc bộ nhạc, kịch, thể thao, hội hoạ... Nhà giáo dục học nổi tiếng Jan Amos Cômenski[12] người Tiệp Khắc với quan điểm giáo dục đầy thuyết phục "Để hình thành nhân cách cho học sinh, giáo viên cần đưa cho họ vào nhiều loại hình - hình thức học tập khác nhau trong đó có hoạt động ngoại khóa theo môn học", Ông đã áp dụng phương pháp dạy học mới, tích cực, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp để khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, rèn luyện cá tính cho học sinh.

Kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm của T.V Smiecnôv[12] - Nhà sư phạm người Nga tổng kết lại rằng: “Muốn giáo dục học sinh thành người có kiến thức văn hoá, trong các bài nội khoá về văn học, tôi đã giới thiệu cho các em về các mặt khác nhau của nghệ thuật, đào sâu những kiến thức đó trong hoạt động ngoại khoá môn học”. Theo ông “Ngoại khoá để thu hút học sinh, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng công tác ngoại khoá cần được suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống giáo dục mà không được mang tính chất thất thường”.

Nhà sư phạm A.T Copchiev[12] xem hoạt động ngoại khoá môn học là để nâng cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của học sinh. Nhấn mạnh ý nghĩa của dạ hội chuyên đề trong dạy học, tác giả viết “Công việc chuẩn bị dạ hội chuyên đề đã làm cho thầy trò gần gũi nhau. Thầy nắm vững được yêu cầu xu hướng của học sinh, xác định thái độ đạo đức cho mỗi em”. Thông qua trải nghiệm thực tiễn, nhà sư phạm A.T

Copchiev kết luận: “Công việc ngoại khoá nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng cao trình độ chung về sự tiến bộ của học sinh mà còn cả về trình độ ngôn ngữ, kiến thức của các em”.

Nhà giáo dục học người Nga - Cai Rôp[4] đã viết: “Khi đặt kế hoạch công tác giáo dục chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét cả kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tích của học sinh, củng cố kỷ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, mà định nhiệm vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá cho năm học sắp tới. Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa. Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài giờ lên lớp năm tới, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường và của lớp, phân phối lực lượng và định kỳ hạn cho kế hoạch. Về kế hoạch tỷ mỉ, cụ thể về cách tổ chức các hoạt động quần chúng đặc biệt, hoặc các ngày nghỉ… thì người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo sẽ quyết định riêng và bổ sung cho kế hoạch toàn năm. Những người phụ trách tổ chức và người chỉ đạo ấy chính là những người được uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”.

Kết quả nghiên cứu của các nhà giáo giục nêu trên đã làm nổi rõ tầm quan trọng và vai trò to lớn của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và chỉ ra cho người hiệu trưởng những biện pháp cần thiết phải làm để tổ chức và quản lý tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

1.1.2. Trong nước

Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục đã chỉ rõ trong cuốn “Giải thích chương trình quốc văn - 1961, 1962”[4], “Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ ở nhà trường cần tổ chức hoạt động ngoại khoá. Hoàn cảnh kháng chiến trước đây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này nên trong chương trình cũng chưa ghi phần ngoại khoá. Hoà bình được lập lại, vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực hiện song chưa đồng đều và hệ thống. Trong chương trình mới, công tác ngoại khoá trở thành một phần quan trọng, khăng khít với nội khoá. Công tác ngoại khoá không hề mâu thuẫn với nội dung giáo dục chính khoá, giáo

dưỡng của nhà trường XHCN mà trái lại bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khoá lên một bước”.[4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khi tìm hiểu hoạt động ngoại khóa môn học ở trường trung học Chu Văn An - Hà Nội, tác giả Phạm Lăng[10] cho thấy việc tổ chức ngoại khóa cho học sinh có thể qua rất nhiều hình thức hoạt động và nhấn mạnh: Kết quả và chất lượng các môn học được nâng lên rõ rệt nếu hoạt động ngoại khóa được tổ chức một cách khoa học.

Tác giả Nguyễn Văn Thiềm[10] trong bài “Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư” cho rằng một trong những nguyên nhân làm giảm sút chất lượng giáo dục học sinh ở nhà trường xuất phát từ việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị xem nhẹ, buông lỏng.

Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh điện biên - 3

Theo tài liệu nghiên cứu về “Giáo dục học” của nhóm tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt [9]. đã nhấn mạnh vai trò và tác dụng của các hình thức hoạt động ngoại khoá, coi đây là một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em mở rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn. Trường phổ thông Quốc tế Wellspring HaNoi (Info@wellspring.edu.vn) tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh phát triển tốt các kỹ năng như:

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng làm việc theo nhóm Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng tổ chức Kỹ năng trình bày

Tăng cường khả năng liên hệ kiến thức với thực tế Giúp các em củng cố kiến thức nhiều môn học Tăng tính tự tin, tự chịu trách nhiệm của bản thân.

Các mục tiêu cụ thể mà chương trình hoạt động ngoại khóa tại Wellspring hướng tới như: Ngoài chương trình học chính khóa, mọi học sinh đều được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa; các kiến thức đã tiếp thu được thông qua các môn học ở trên lớp sẽ củng cố và mở rộng; phát huy năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, cung cấp và bổ sung kiến thức mới; tăng cường mối liên hệ, tình

đoàn kết giữa các thành viên; làm phong phú kinh nghiệm sống tập thể, trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; kích thích thái độ tích cực phát triển, tạo sự tự tin trong học tập và rèn luyện hàng ngày, nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia hoạt động tập thể và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thể thoát khỏi không gian bó hẹp, những quy định chặt chẽ của tiết học trong lớp, các em được phép tự do sáng tạo, thử sức, được là chính bản thân mình. Phát triển giáo dục thể chất và giáo dục kỹ năng sống cũng là một trong những tác động của các hoạt động ngoại khóa hướng tới. Hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tại trường Wellspring rất đa dạng và phong phú cả về hình thức và nội dung, bao gồm: Các hoạt động vui chơi ngoài trời và trong nhà trong các giờ nghỉ đảm bảo để học sinh luôn cảm thấy vui vẻ, hào hứng như sport dance, aerobic, musical chair...; các câu lạc bộ sau giờ học: Bóng rổ, bơi lội, bóng đá nam/nữ, cầu lông, aerobic, họa, nấu ăn, Khiêu vũ/múa, đóng kịch, đàn guitar, đàn violin, đàn piano, hát đồng ca, nhà khoa học, tham quan dã ngoại: Tham quan Viện bảo tàng, vườn thực vật, cảnh đẹp của đất nước… giúp bổ sung kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết của các em học sinh.

Nhìn chung, vai trò và tác dụng của hoạt động ngoại khoá môn học trong quá trình giáo dục học sinh đã các tác giả trong và ngoài nước đề cao, xem nó là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn học, những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể sự cần thiết tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động ngoại khoá môn học, các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá môn học trong nhà trường THCS. Các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản lý khi tổ chức hướng dẫn thực hiện các tổ nhóm chuyên môn đưa hoạt động ngoại khoá môn học vào trong kế hoạch năm học… Điều này khiến cho không ít trường THCS vẫn cảm thấy hoạt động ngoại khoá môn học còn là việc làm có tính hình thức, ép buộc… Vì thế, việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về quản lý hoạt động ngoại khoá môn học là rất cần thiết giúp nhà quản lý có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá môn học nói riêng đạt kết quả tốt hơn.

Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động ngoại khóa:

Tác giả Phạm Minh Hương đã phân tích cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường THPT, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất 5 biện pháp quản lý gắn với đặc thù của các trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.

Tác giả Trần Thu Hà nghiên cứu về Quản lý hoạt động ngoại khóa gắn với đặc điểm của các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quản Ninh.

Tác giả Văn Thị Thu Hằng nghiên cứu về quản lý ngoại khóa bộ môn trong các trường THCS huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Các nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu đặc thù của quản lý hoạt động ngoại khóa của từng loại hình nhà trường, cấp học, bậc học. Chưa có nghiên cứu quản lý hoạt động ngoại khóa gắn với đặc thù của các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở ở địa bàn vùng núi, vùng sâu và đặc biệt khó khăn như ở huyện Nậm Pồ, Điện Biên.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [2] cho rằng: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Quản lý có thể hiểu theo cách lý giải: Quản lý = Quản + lý Quản: Là việc coi sóc, giữ gìn duy trì hệ ở trạng thái “ổn định” Lý: Là việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ vào thể “phát triển”

Nếu là người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “Quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ, nếu người đứng đầu chỉ quan tâm đến việc “Lý” tức là chỉ lo việc sắp xếp đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trong “Quản” phải có “Lý”, trong “Lý” phải có “Quản” để động thái của hệ ở thể cân bằng hoạt động: Hệ vận động phù hợp, thích

ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) và các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)

Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng [9]: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”

- Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Những tác động quản lý chính là những quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầu đối với đối tượng quản lý.

- Quản lý là một thuộc tính bất biến của một quá trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

- Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện. Điều đó cũng xác lập rằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môi trường xác định.

Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng của các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý, do các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hành quản lý đưa ra. Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.

Giáo dục là quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, kế hoạch nhằm hình thành nhân cách cho con người đáp ứng yêu cầu của lịch sử trong từng giai đoạn nhất định.

Từ cách tiếp cận khái niệm quản lý, khái niệm hoạt động giáo dục; mục tiêu của công tác quản lý, khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu là quá trình tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục (từ Bộ Giáo dục đến Trường phổ thông), nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc [6], khái niệm quản lý giáo dục cũng là khái niệm quản lý trường học: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”; “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục”.

Theo hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan niệm: Quản lý giáo dục (ở trường học) là một chuỗi tác động hợp lý của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động giáo dục. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường hướng tới những mục tiêu đã định.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang [10]: Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng [20]: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học - GD, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo.

Tóm lại: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS.

1.2.2. Hoạt động ngoại khóa

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về HĐNK và nhìn chung các khái niệm có nhiều điểm tương đồng nhau:

- Theo T.A.Ilina: Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo dục ngoại khóa. Công tác này, bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm khơi dậy hứng thú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này.

- Tác giả Đặng Vũ Hoạt [7] quan niệm: “Hoạt động HĐNK là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”.

Từ các cách hiểu trên, tác giả luận văn quan niệm: HĐNK là hoạt động GD được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp nhưng gắn với nội dung chương trình dạy học các môn học. Đây là một trong hai hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.

1.2.3. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường trung học cơ sở

Là một bộ phận của quá trình quản lý trường học, quản lý hoạt động dạy học, bao gồm hàng loạt những hoạt động như lựa chọn, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch và chương trình giáo dục trong khuôn khổ thời gian ngoài chương trình chính khoá và ngoài giờ học trên lớp nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.

HĐNK do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp với sự tham gia của các lực lượng xã hội (theo chương trình kế hoạch dạy học), được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.

Công tác quản lý hoạt động dạy học của người hiệu trưởng liên quan đến quản lý hai mảng của hoạt động dạy học. Đó là: Quản lý hoạt động dạy học theo chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022