Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CBQL, GV

Cán bộ quản lý, giáo viên

CLGD

Chất lượng giáo dục

CSGD

Cơ sở giáo dục

ĐGN

Đánh giá ngoài

GDĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTrH

Giáo dục trung học

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

TĐG

Tự đánh giá

THCS

Trung học cơ sở

TPTN

Thành phố Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về mục đích của KĐCLGD ở các trường THCS 45

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa , vai trò của KĐCLGD ở các trường THCS 47

Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện các nguyên tắc trong tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường THCS 48

Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung trong kiểm định chất lượng giáo dục 50

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trong tự đánh giá ở trường trung học

cơ sở 52

Bảng 2.6. Tổng hợp thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động ĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 54

Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS trong thời gian vừa qua 56

Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện tổ chức các hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS 57

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện việc chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của trường 59

Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác kiểm

tra - đánh giá hoạt động tự đánh giá của trường THCS 61

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD 82

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động tự đánh giá trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD 84

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG tại các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 83

Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 85

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nêu rõ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng (trích phần 3, mục III. Quan điểm chỉ đạo trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Để đạt mục tiêu chiến lược nêu trên thì yêu cầu cấp thiết là giáo dục Việt Nam phải đổi mới để hội nhập, mà điểm then chốt là phải phấn đấu vươn tới một chuẩn chung về chương trình đào tạo, mô hình quản lý, với trọng tâm là chuẩn về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở những nơi phát triển đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục.

Bằng nhận thức và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD, bằng việc triển khai công tác KĐCLGD một cách tích cực, khách quan, trung thực, toàn bộ các cơ sở giáo dục dần dần sẽ tạo ra được những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất lượng" trong mỗi cơ sở giáo dục,

mỗi cán bộ quản lí giáo dục, người dạy, người học để từ đó, chất lượng giáo dục được đảm bảo và không ngừng được cải tiến, nâng cao.

Trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên, và UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên (TPTN) đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, xây dựng đội ngũ để làm tốt công tác lập hồ sơ, tổ chức tự đánh giá, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác KĐCLGD trong các cơ sở giáo dục, thông qua các lớp tập huấn và đồng thời tiến hành kiểm tra, thúc đẩy việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường, đẩy mạnh công tác KĐCLGD.

Công tác KĐCLCSGD ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả nhất định tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những khó khăn:

Từ năm 2009 đến nay tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi ba lần (Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009; Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018) dẫn đến khó khăn trong việc tự đánh giá tại các cơ sở giáo dục.

KĐCLGD theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là những công việc tuy không còn mới nhưng một số trường chưa ý thức hết ý nghĩa của kiểm định chất lượng, các nhà trường chưa lường hết sự vất vả, tốn công, tốn sức của quá trình TĐG, vì thế chưa đầu tư thích đáng; hoạt động TĐG chưa trở thành hoạt động thường kì, không đưa vào kế hoạch năm học, về mặt nhận thức chưa đầy đủ của nhiều cán bộ, giáo viên về hoạt động TĐG, do đó không tránh khỏi bị động. Công tác lưu trữ dữ liệu ở các trường nhìn chung chưa thực hiện tốt. Hội đồng TĐG và nhóm chuyên trách vì thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo, thực hiện; các thành viên đoàn đánh giá ngoài đôi khi còn chưa nghiên cứu kĩ văn bản, đánh giá còn mang tính hình thức chưa thật sự khách quan.

Hoạt động KĐCLGD là công việc rất quan trọng cần được thực hiện thường xuyên nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trong đó có các trường THCS. Tuy nhiên hoạt động này chưa được các nhà quản lí thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc, đúng mục đích, ý nghĩa của KĐCLGD; thực hiện một cách hình thức làm mất đi ý nghĩa tích cực của hoạt động KĐCLGD, vì thế cần nghiên cứu, tìm ra các biện pháp quản lí giúp cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS đạt được hiệu quả tốt hơn.

Xuất phát từ thực tiễn công tác kiểm định chất lượng tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, và qua thực tế đánh giá kiểm tra công tác KĐCLGD của các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nên tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở TPTN, tỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm định chất lượng ở các trường trung học cơ sở TPTN, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường trung học cơ sở TPTN, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã đạt được kết quả nhất định. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông

và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018) tuy nhiên nhận thức về vai trò, ý nghĩa công tác KĐCLGD của CB,GV,NV và xã hội còn nhiều hạn chế; các cơ sở giáo dục chưa lường hết sự khó khăn, phức tạp trong công tác KĐCLGD nên chưa xây dựng được kế hoạch sát với yêu cầu thực tiễn, hoạt động KĐCLGD nói chung và tự đánh giá CLCSGD nói riêng chưa trở thành hoạt động thường kỳ; khối lượng công việc tự đánh giá đòi hỏi phải huy động một đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia với một thời gian dài, hơn nữa vấn đề này không chỉ mới mà còn khá đa dạng và phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn; công tác lưu trữ minh chứng hàng năm trước đây chưa khoa học và hợp lý, thất lạc nhiều minh chứng; chất lượng minh chứng cho công tác TĐG chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, còn có nhiều khó khăn vướng mắc do nhiều nguyên nhân khắc nhau cần phải tháo gỡ và khắc phục. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở TP Thái Nguyên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động KĐCL giáo dục trường trung học cơ sở.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm định chất lượng ở một số trường trung học cơ sở thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cùng một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6.2. Về khách thể điều tra

- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THCS trên địa bàn TPTN.

- Tổng số khách thể khảo sát: 06 trường.

- Lánh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, CBQL, GV, NV tham gia: 60 người.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết: Phân tích lí thuyết là thao tác phân tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề mà ta nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau, vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lí thuyết đang nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp trở thành phương pháp nhận thức đặc biệt, cho phép ta xây dựng lại cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các quá trình khác nhau của hiện thực giáo dục. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới.

- Phương pháp hệ thống hóa các tài liệu lí thuyết: Phân loại là bước quan trọng giúp ta hệ thống hóa kiến thức sắp xếp kiến thức theo mô hình nghiên cứu, làm cho sự hiểu biết của ta chặt chẽ và sâu sắc. Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được đầy đủ và sâu sắc. Hệ thống hóa là

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí