Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL,giáo viên và học sinh về ý nghĩa giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT là người Dân tộc thiểu số 47

Bảng 2.2: Thực trạng về kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS

tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An 49

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HSDTTS tại trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An 51

Bảng 2.4. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại huyện Thạch An 54

Bảng 2.5. Thực trạng các phương pháp tổ chức giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng 55

Bảng 2.6: Thực trạng tham gia các hoạt động của học sinh về việc giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 57

Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên

địa bàn Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 63

Bảng 2.9. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng 65

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng - 2

Bảng 2.10: Thực trạng Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho HS DTTS tại các trường THPT 67

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho

HS DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng 69

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh THPT 93

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và học sinh về GD KNGT

bằng Tiếng Việt cho học sinh Dân tộc thiểu số tại các trường THPT 45

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Giao tiếp là một trong những hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của con người. Mỗi cá nhân luôn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội nên việc tiến hành hoạt động giao tiếp là luôn cần thiết. Hay nói cách khác, muốn trao đổi thông tin, thông báo, trình bày, đề đạt yêu cầu thì chúng ta đều cần giao tiếp. Đó có thể là dạng giao tiếp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động,..). Như vậy, có thể thấy hoạt động giao tiếp được chúng ta sử dụng thường xuyên và đều đặn. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể giao tiếp đạt hiệu quả cao lại tùy thuộc rất lớn vào kĩ năng giao tiếp của từng cá nhân. Hiện nay mục tiêu giáo dục của các trường trung học phổ thông đều hướng đến hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất, trong đó có kĩ năng giao tiếp.

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là ngưỡng cửa quan trọng để hình thành, hoàn thiện nhân cách của một công dân. Mục tiêu của các nhà trường hướng đến là đào tạo ra những con người có “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Muốn đạt được các mục tiêu trên, có thể thấy kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò lớn.

Đối với học sinh vùng cao, kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt nhìn chung còn nhiều hạn chế so với học sinh các tỉnh đồng bằng, trung du. Khả năng giao tiếp của học sinh phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm và tính tự chủ trong quá trình giao tiếp, phụ thuộc vào quá trình tập luyện, rèn luyện do hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường mang lại. Bên cạnh đó giao tiếp của học sinh còn phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa vùng miền, phong tục tập quán địa phương và đa phần học sinh miền núi đều là con em các dân tộc thiểu số.

Học sinh của các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đa phần đều là học sinh của các dân tộc thiểu số: tày, nùng, dao, mông, sán chỉ,… Nhiều học sinh đến trường vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại giao tiếp. Đa số các em khi giao tiếp lại có thói quen sử dụng ngôn ngữ dân tộc của mình để giao tiếp, ít sử dụng Tiếng Việt. Trong những năm học qua, các nhà trường đều rất chú trọng trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp đặc biệt kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh

DTTS song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những tình trạng trên là do các em còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, chưa vận dung thành thạo các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Hay nói cách khác, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh còn yếu.

Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi nhận thấy cần phải tăng cường giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng".

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua công tác tổ chức hoạt động GD KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT của huyện Thạch An, Cao Bằng còn nhiều hạn chế và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại địa phương, cần có những biện pháp quản lý mang tính đặc thù trong hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và hiệu quả giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt của học sinh nói riêng. Đây là yêu cầu cần thiết và khách quan trong sự phát triển.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại trường THPT

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập đến một số kỹ năng giao tiếp cơ bản của học sinh THPT, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, Cao Bằng

- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát trên CBQLGD, giáo viên, học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

7.1.2. Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài,; tổng hợp các tài liệu để giúp cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng trong công tác quản lý hoạt động GDKNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thạch An, cao Bằng. Chỉ ra các nguyên nhân, khó khăn hiện tại đang thực hiện. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh DTTS để thu thập thông tin nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp.... để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp tổ chức GD KNGT bằng Tiếng Việt cho phù hợp với đặc thù của học sinh THPT DTTS.

7.2.3. Phương pháp phát vấn

Trực tiếp trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có thông tin tin cậy từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề hoặc tính qui luật của sự việc.

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác

7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để xử lý số liệu; phần mềm SPSS. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả, tỉ lệ %...

7.3.2. Phương pháp khảo nghiệm xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục KNGT bằng Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại các trường THPT Thạch An, Cao Bằng.

8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng

Chương 3: Các Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THPT huyện Thạch An, Cao Bằng

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG THPT‌

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Khi nghiên cứu giao tiếp, các nhà khoa học đã đề cập đến kỹ năng giao tiếp trong chính nội hàm khái niệm giao tiếp, cụ thể như N.D. Lêvitov: “Nghệ thuật đứng ở vị trí người khác” (1971) [28] ông đã quan tâm đến k hả năng đặt mình vào vị trí của người khác. V.P. Dakharov đã nghiên cứu 4 nhóm kỹ năng giao tiếp ở sinh viên Sư phạm và khái quát những đặc trưng cơ bản tương ứng cho mỗi nhóm kỹ năng đó.

Kĩ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng của mỗi con người. Tác giả Kak - Hai - Nơdích [13] người Đức đã nêu rõ về phát triển ngôn ngữ của trẻ có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Hay với Evgrafova, sự hình thành văn hóa giao tiếp bằng lời là tiền đề để hình thành KNGT của trẻ. Nghiên cứu về những lý luận chung về giao tiếp như: bản chất, cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động,… có công trình của Xacopnhin, B.Ph.Lomov, A.A.Bođaliov,….

Theo phân tích nghiên cứu của Tri Suminar, Titi Prihatin, and Muhammad Ibnan Syarif với tiêu đề "Model of learning Development on Program Life Skills Educcation for Rural Communities" [30], đã chỉ ra việc học các kĩ năng giao tiếp cần được thực hiện dựa trên nhu cầu của người học, việc nắm vững các nội dung và chương trình đào tạo các kĩ năng phải dựa trên tinh thần chủ động sáng tạo của các nhà tổ chức giáo dục. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển một mô hình học tập có giá trị đối với cộng đồng nông thôn để nâng cao sức cạnh tranh từ nguồn nhân lực chính tại các địa phương.

Về kĩ năng trong việc tìm kiếm đánh giá và sử dụng thông tin có nghiên cứu của Schubert Foo, Shaheen Maijd với tiêu đề "Information Literacy Skills of Secondary School Students in Singapore" [29]. Nghiên cứu này nhằm mục đích để

đánh giá kiến thức của học sinh trung học tại Singapore. Theo đó, kĩ năng tổng hợp thông tin là khả năng xác định vị trí, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin trong bối cảnh khác nhau đang ngày được số hóa và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và đã trở thành một kĩ năng cần thiết để định hướng cho học sinh đáp ứng được những yêu cầu trong cuộc sống của từng cá nhân học sinh.

Nghiên cứu về các kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng thông qua hoạt động trải nghiệm như: hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp,… có công trình nghiên cứu của Albert J. Petitpas và cộng sự với tiêu đề "A Life Skills Development Program for High School Student-Athletes" [26]. Theo đó, tác giả chỉ ra rằng các hoạt động thể dục thể thao và hoạt động ngoài giờ lên lớp là nơi giúp cho học sinh lứa tuổi THPT phát triển các sáng kiến và cảm xúc của bản thân, thúc đẩy năng lực của bản thân trong việc tham gia phát triển các kĩ năng cơ bản trong hoạt động giao tiếp.

Dự án “Improving Students: Teaching Improvisation to High School Students to Increase Creative and Critical Thinking” của tác giả Beth D. Slazak (2013) [27]. Đây là dự án được triển khai bởi trung tâm nghiên cứu sáng tạo quốc tế (International Center for Studies in Creativity). Dự án tập trung vào việc dạy học sinh trường trung học những kỹ năng mang tính ngẫu hứng nhằm nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo và tầm quan trọng của những suy nghĩ tích cực cho học sinh. Nội dung trình bày các công cụ để thực hiện đào tạo các kỹ năng sáng tạo giải quyết vấn đề, các quy tắc và khái niệm của các hoạt động trải nghiệm ngẫu hứng và kỹ năng tư duy tình cảm. Các dự án đã hoàn thành bao gồm các kế hoạch bài học, một bảng tính và một đoạn video hỗ trợ học sinh trung học và các nhà giáo dục trong giảng dạy các kỹ năng này.

Ở phương Tây, Nhà triết học Socrate (470 - 399 TCN) coi cái gốc của đạo đức là tính thiện, nhờ sự hiểu biết mà con người có đạo đức nhân cách. Theo Aristoste (384

- 322 TCN) cho rằng thượng đế không áp đặt để công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong nhân cách.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí