Cơ Cấu Gdp Toàn Ngành Công Nghiệp Và Xây Dựng Giai Đoạn 1996 - 2008 Của Nền Kinh Tế (Theo Giá Thực Tế)



Xây dựng

6,9

5,35

5,80

5,89

6,05

6,25

6,36

6,62


6,96


6,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 9

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2007

Tính theo GDP toàn ngành kinh tế là 100% thì trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp của từng ngành trong GDP có sự khác nhau về lượng khá rò (xem bảng 2.13).

Bảng 2.13 : Cơ cấu GDP toàn ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 1996 - 2008 của nền kinh tế (theo giá thực tế)

Năm

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

GDP toàn ngành

CN & XD

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Công nghiệp khai thác

16,73

26,27

24,16

22,39

23,67

25,37

25,77

24,63


23,47

22,36

Công nghiệp chế biến

52,14

50,53

51,88

53,48

51,82

50,69

50,36

51,17


51,42

53,21

Công nghiệp điện nước

7,13

8,63

8,74

8,83

9,18

8,35

8,39

8,26


8,37

8,17

Xây dựng

24,00

14,57

15,22

15,30

15,33

15,59

15,48

15,94


16,74

16,26

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000, 2007

Công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP năm 1995 là 28,75%, từ năm 2001 là 38,13% tăng đều đến năm 2007 đạt 41,58% nhưng năm 2008 giảm còn 39,90%. Cơ cấu GDP toàn ngành, ngành công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng cao trên 50% so với các ngành còn lại. Tỷ phần của tất cả các phân ngành công nghiệp và xây dựng đều có sự gia tăng với mức độ khác nhau. Công nghiệp khai thác tăng trong giai đoạn 1995-2005 do chủ yếu phát triển khai thác dầu thô và có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây trong cơ cấu công nghiệp, do công nghiệp chế biến tăng nhanh hơn trong cùng thời kỳ, tăng từ 5,21% GDP năm 1990 lên 10,13% đến năm 2007 giảm còn 9,76%, năm 2008 giá trị tăng thêm giảm 3,8%. Trong công nghiệp khai thác đáng chú ý là ngành khai thác dầu mỏ, triển vọng ngành này sẽ còn tăng nhanh trong những năm tới, tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành công


nghiệp khác như điện, phân bón, hóa chất. Ngoài ra, một số ngành công nghiệp khai thác khác có tốc độ phát triển cao đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển công nghiệp những năm tới sẽ là công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu như than, quặng kim loại, đá để phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng...

Công nghiệp chế biến đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống công nghiệp Việt Nam. Tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 12,6% năm 1990 tăng lên 21,23% năm 2008, tỷ trọng trong GDP bình quân tăng 0,62%/năm, đến năm 2008 chiếm tỉ trọng 63,5% tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm là 10% thấp hơn mức tăng 12,8% năm 2007. Ngành này bao gồm:

- Nhóm ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ nông, lâm, thủy, hải sản chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng nguyên liệu nông sản được chế biến sâu còn thấp, mới khoảng 30% so với nội bộ ngành công nghiệp.

- Nhóm ngành sử dụng nhiều nhân công như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm... chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp. Nhóm này thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu phát triển theo hướng xuất khẩu và trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

- Nhóm ngành lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử cũng là ngành sử dụng nhiều nhân công có kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nhóm này chưa tạo được sự gắn kết giữa lắp ráp với chế tạo linh kiện, phụ tùng và có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực.

Các ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước kết cấu hạ tầng cho sản xuất và tiêu dùng xã hội, nên trong những năm qua được quan tâm phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây đạt bình quân khoảng 0,13%/năm, từ 1,37% năm 1990 tăng lên 3,51% năm 2004 đến năm 2008 giảm còn 3,26%. Về ngành điện, đã phát triển nguồn thủy điện kết hợp với nhiệt điện; nguồn nước cũng được đầu tư nên đã thực hiện đồng bộ quy


hoạch cung cấp điện nước cho các khu công nghiệp, tăng lượng nước cho tiêu dùng trong các vùng đô thị. Xét toàn ngành công nghiệp và xây dựng, công nghiệp điện nước chiếm tỉ trọng thấp nhất từ năm 1995 đến năm 2008 khoảng 9,67%.

Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thì giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chiếm tỷ phần lớn và có xu hướng tăng lên; ngược lại tỷ trọng công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên có xu hướng giảm xuống trên phạm vi toàn ngành cũng như từng khu vực kinh tế. Theo đánh giá của một số chuyên gia, nếu 17 năm nữa ngành công nghiệp chế biến của chúng ta vẫn chỉ phát triển ở tiến độ như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ chỉ đạt khoảng 32%, còn thấp so với mức 37% để được đánh giá là một nước nông nghiệp đã chuyển sang sang nước công nghiệp.

Ngành xây dựng là ngành liên quan đến đầu vào sản xuất, tạo thành năng lực và tài sản cố định của các ngành, tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của đất nước; là kênh tiêu thụ lớn sản phẩm do các ngành sản xuất tạo ra, làm gia tăng thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của người lao động. Những năm 1990, tỷ trọng của ngành này trong GDP còn thấp chỉ đạt 3,8%, đến năm 1995 tăng lên 6,9 % đến năm 2007 giảm xuống 6,69%, tỷ trọng trong GDP bình quân tăng 0,16%/năm, năm 2008 giá trị tăng thêm của ngành xây dựng không tăng trong khi năm 2007 ngành này tăng 12%. Kết quả trên chủ yếu do việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, đầu tư ở khu vực dân doanh tăng với tốc độ cao, góp phần làm tăng vốn đầu tư phát triển. Nếu so với GDP, riêng năm 2003 ngành xây dựng đã đạt 36,3% vượt xa tỷ lệ 31,7% của năm 1995 đến năm 2007 đạt 41,58%.

Năm 2008, đánh dấu sự nỗ lực của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, khi phải đối mặt với những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng tiếp tục được duy trì cao hơn năm 2007. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện


năm 2008 đạt 105.607 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch năm, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị thực hiện đầu tư là 31.570,5 tỷ đồng, đạt 91,7% kế hoạch năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2007, với hơn 450 dự án đã và đang được triển khai.

Số liệu thống kê cho thấy, so với các phân ngành khác trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng của công nghiệp chế biến giá trị gia tăng cao nhất; tương đương với mức tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến/GDP bình quân hàng năm của một số nước NICs Đông Á thời kì “cất cánh”.[33].

Phân tích cơ cấu ngành cho thấy, những ngành công nghiệp đóng vai trò then chốt trong tương lai lại phát triển chậm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Lấy ví dụ ngành công nghệ thông tin của nước ta còn phát triển rất chậm. Những ngành công nghệ cao khác trong tổng số ngành công nghiệp nước ta còn ở tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực.

Trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp chủ yếu, đã có các sản phẩm có tỷ lệ xuất khẩu cao như dệt may, giày da…có những sản phẩm sơ chế trở thành xuất khẩu chủ lực. Nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh là những ngành khai thác có hàm lượng vốn lớn như thép, xi măng, khai thác dầu khí…Các sản phẩm lắp ráp có hàm lượng công nghệ, kĩ thuật và trình độ lao động cao như sản phẩm điện tử, đồ dân dụng cao cấp, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, thực phẩm cao cấp…đã hướng vào xuất khẩu, tuy tỷ trọng trong giá trị kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ. Thực tế, đại đa số sản phẩm công nghiệp mới chỉ hướng vào khai thác lợi thế có sẵn, còn các sản phẩm chế tạo sử dụng công nghệ, kĩ thuật cao được xác định là sản phẩm mũi nhọn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngành công nghiệp Việt Nam mang tính hướng nội ngay từ khi mới được xây dựng; các chính sách của Nhà nước về thay thế hàng nhập khẩu, bảo hộ công nghiệp trong nước qua mức thuế xuất, nhập cao và những hàng rào


phi thuế. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn, khả năng phát triển của thị trường trong nước nên đã hạn chế sự phát triển của ngành này, cho thấy sự mâu thuẫn giữa chính sách công nghiệp với các chính sách khác.

Trong những năm qua, vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng lên, song nội bộ công nghiệp chuyển biến chậm. Thực chất, đóng góp cho tăng trưởng công nghiệp những năm qua chủ yếu là ngành công nghiệp khai thác, tỷ trọng công nghiệp chế biến và chế tạo còn thấp. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, giai đoạn lắp ráp CKD. Các ngành công nghiệp đáp ứng đầu vào và đầu ra của nông nghiệp còn nhỏ bé.

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực II theo phân ngành của Liên Hợp Quốc

Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, từ năm 1990 đến nay, tỉ trọng của khu vực II (ngành công nghiệp chế biến) ở nước ta còn rất thấp và tăng trưởng chậm; trong khi khu vực I tăng trưởng quá cao, mất cân đối vì công nghiệp khai thác và nông nghiệp chiếm tỉ phần lớn, nhưng đó là qui luật tất yếu của các nước đang phát triển.

Vì vậy, trong thời kì đổi mới phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực II, khắc phục sự “chuyển dịch ngược” mất cân đối trong cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp vào năm 2020. Theo số liệu thống kê qua các năm 1990 đến 2008 khu vực II đạt mức tăng trưởng đáng kể trong GDP, năm 1990 đạt 12,56% đến năm 2003 tăng nhanh đạt 20,54%, sau đó tốc độ tăng lại có xu hướng chững lại đến năm 2007 đạt 21,38% giảm nhẹ vào năm 2008 đạt 21,23% (xem bảng 2.14).

Bảng 2.14. Tỉ trọng của khu vực II trong GDP (%) qua các năm


Năm

1990

1995

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

GDP nền kinh tế

100

100

100

100

100

100

100

100

100



Khu vực II

12,56

14,99

18,56

20,45

20,34

20,63

21,25

21,38

21,23

Nguồn: Niên giám thống kê năm từ năm 1996, 2002, 2007

Trong nội bộ khu vực II đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, mức tăng trưởng có xu hướng giảm nhẹ, tỉ trọng trong GDP từ năm 1990 đến năm 2008 bình quân tăng 0,47%/năm. Trong nội bộ khu vực II, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm giá trị cao nhất từ năm 2000 đến 2006 khoảng 20%. Xếp sau là ngành sản xuất sản phẩm dệt tăng qua các năm như năm 2003 là 4,0% và năm 2006 tăng 4,8%; sản xuất hóa chất chiếm khoảng 5% trong toàn ngành.

Mặt khác, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã tác động tích cực đóng góp vào sự dịch chuyển của ngành kinh tế. Hình thành cụm công nghiệp chế biến gỗ có qui mô lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định và Quảng Nam. Do thu hút được nhiều FDI nên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tiếp cận và áp dụng công nghệ chế biến gỗ hiện đại để sản xuất mặt hàng gỗ xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Mĩ, EU, Nhật và đang thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mĩ. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 1,93 tỉ USD, năm 2007 tăng 2,4 tỉ USD và năm 2008 ước tính đạt 2,8 tỉ USD nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 giảm so với năm 2006 và 2007.

Công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm giá trị cao trong ngành công nghiệp chế biến nhưng chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng của đất nước. Năm 2005, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu 705.759 nghìn tấn. Doanh nghiệp chế biến thủy sản phân bố trong cả nước, phấn đấu năm 2010 sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 891.000 tấn.

Đánh giá tốc độ tăng trưởng khu vực II và GDP của Việt Nam vào thời kì sau so với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (%) ở thời kì trước cho thấy


sự chênh lệch lớn. Việt Nam giai đoạn 1990-2004 là 10,88% trong khi đó vào năm 1960 Hàn Quốc là 17,2% và Đài Loan là 14,7%.

Theo hai cách tính, khu vực II ở nước ta đều tăng trưởng chậm và chiếm tỉ trọng thấp trong GDP của nền kinh tế. Tính theo phân ngành của Liên Hợp Quốc thì tỉ trọng khu vực II luôn thấp hơn so với phân ngành của Tổng cục Thống kê là ngành công nghiệp và xây dựng, năm 2000 theo phân ngành của Tổng cục Thống kê đạt 18,56% và theo phân ngành của Liên Hợp Quốc là 36,73%; đến năm 2008 theo phân ngành của Tổng cục Thống kê là 21,23% và theo phân ngành của Liên Hợp Quốc là 39,91%, như vậy biên độ chênh lệch giữa hai cách tính vẫn chưa có xu hướng thu hẹp (xem bảng 2.15).

Bảng 2.15: Tốc độ tăng trưởng khu vực II và GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (%)

Nước/

vùng lãnh thổ

Thời gian

Tốc độ tăng trưởng

khu vực II (A)

Tốc độ tăng

trưởng GDP (B)

Chênh lệch:

(A): (B) lần

Việt Nam

1991- 2004

11,97

7,48

1,47

Việt Nam *

1991- 2004

10,88

7,48

1,45


Nhật Bản

Thập kỉ 1950

13,70

8,00

1,71

Thập kỉ 1960

10,90

10.90

1,00

Thập kỉ 1970

5,50

5,00

1,10


Hàn Quốc

Thập kỉ 1950

12,30

5,10

2,41

Thập kỉ 1960

17,20

8,60

2,0

Thập kỉ 1970

15,40

9,50

1,62


Đài Loan

Thập kỉ 1950

10,70

7,60

1,41

Thập kỉ 1960

14,70

9,60

1,53

Thập kỉ 1970

12,50

8,80

1,42

Việt Nam *: Theo phân ngành của Liên hợp quốc Việt Nam: Theo phân ngành của Thống kê Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến ở Việt Nam trong thời gian qua về cơ bản tương tự như các nước NICs Đông Á giai đoạn công nghiệp hóa, kinh tế tăng trưởng nhanh. So sánh chi tiết tốc độ tăng trưởng của khu vực II (công nghiệp chế biến) với tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 1991-2004 ngang bằng với Đài Loan và kém


Hàn Quốc trong thập kỷ 1950 và1960, kém Nhật Bản trong thập kỷ 1950. Hơn nữa, nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều duy trì được mức tăng trưởng công nghiệp cao trên 10%/năm tới hai, ba thập kỉ đã biến ba nước đó thành một nền kinh tế công nghiệp hóa mới.

Tính theo chuẩn của Liên Hợp Quốc nước ta giai đoạn 1991-2004 tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 10,88% thấp hơn theo cách tính của thống kê Việt Nam 11,97% và của các NICs Đông Á là thách thức đặt ra trong những năm tới. Qua nghiên cứu theo hai cách phân ngành ở trên cho thấy, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến ở nước ta chiếm tỉ trọng thấp trong GDP, việc tính toán cơ cấu khu vực II theo phân ngành của Liên hợp Quốc có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; đánh giá chính xác hơn thực tế khu vực công nghiệp chế biến ở nước ta và qua so sánh sự phát triển khu vực II ở nước ta còn thấp, chuyển dịch chậm với các nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác, do chưa có chính sách đồng bộ, tiềm năng thế mạnh của khu vực này khai thác chưa có hiệu quả và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh của khu vực này với thị trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến cao một cách bền vững đang là một nhiệm vụ to lớn; trước mắt cần đề ra chính sách và biện pháp thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển góp phần thực hiện qui luật chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; thực tiễn đặt ra đối với nền kinh tế ở nước ta nên lựa chọn cách phân ngành của Liên Hợp Quốc để đánh giá đúng thực lực, khai thác tiềm năng và thế mạnh của khu vực này.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022