Các Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Sử dụng các công thức toán học như tính điểm trung bình, tính phần trăm... để xử lý các số liệu điều tra.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.

Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 3

1.1.1. Trên thế giới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLGD trong và ngoài nước, bên cạnh những công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan về QLGD thì công trình nghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý các thành tố của quá trình sư phạm trong nhà trường ngày càng chiếm vị trí quan trọng bởi nhà trường là cái nôi để giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định rằng: Kết quả của toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV [34, tr.8].

Nước Mỹ với nền giáo dục hiện đại đã góp phần đáng kể cung cấp cho xã hội Mỹ một đội ngũ đông đảo những trí thức, những nhà khoa học cũng như hàng triệu công nhân kỹ thuật lành nghề, góp phần phát triển kinh tế Mỹ. Nhờ đó Mỹ trở thành một cường quốc về kinh tế quân sự trên thế giới. Trong thông điệp gửi quốc dân ngày 04/02/1997, tổng thống Mỹ Bill Clinton kêu gọi hành động để cho nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI, hành động để duy trì nền kinh tế, hành động để tăng cường nền giáo dục, công nghệ khoa học. Do đó, giáo dục là một hoạt động của đời sống, là bản thân quá trình sống của trẻ chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một cuộc sống tương lai mơ hồ nào đấy. Nhà trường có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện tốt nhất để cá nhân người học phát huy tối đa năng lực tiềm tàng của mình, tạo dựng kiến thức cho mình bằng bộ công cụ của chính mình như: đôi mắt, đôi tai, đôi tay, đôi chân và đặc biệt là tư duy (tư duy logic, tư duy sáng tạo và tư duy đột phá). Như vậy để người học có thể phát triển toàn diện mọi khả năng của mình để tham gia vào đời sống xã hội thì nhà trường và giáo viên phải tạo ra một môi trường trong đó những hoạt động của trẻ chứa đựng những tình huống khăn, có vấn đề để từ đó người học tự tìm tòi và xây dựng kiến thức thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm và tư duy của chính bản thân mình.

Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu đến PPDH, đó là các công trình nghiên cứu của Piagiet, Lêônchiep, Đannhilốp, Êxipốp, Lecne, Babansky...gần đây một số nhà lý luận dạy học phương Tây như: Grốp-fây ... đi sâu vào các kỹ thuật dạy học cụ thể.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vấn đề phát triển tâm lí, quá trình nhận thức của học sinh, các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học..... các kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà khoa học, các nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến PPDH cũng rất được quan tâm, đặc biệt sau năm 1986, đây được coi là cái mốc của đổi mới tư duy. Nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Trần Bá Hoành, Trần Kiều, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Hữu Chí, và một số các nhà giáo dục giàu kinh nghiệm cũng quan tâm đến vấn đề PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam như: Văn Như Cương, Tôn Thân...

Tác giả Nguyễn Văn Cường đã đề cập đến phương tiện trực quan trong HĐDH môn Toán: “Phương tiện trực quan tượng trưng là một hệ thống kí hiệu quy ước nhằm biểu diễn tính chất muốn nghiên cứu tách rời khỏi tất cả các tính chất khác của đối tượng và hiện tượng”[11, tr.34].

Cuốn “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn có đề cập đến việc dạy học tính sáng tạo cho HS thông qua môn Toán [32]. Tài liệu “Phương pháp dạy học môn Toán” của tác giả Nguyễn Bá Kim nói về nội dung của môn Toán, định hướng quá trình dạy học toán, phương pháp dạy học môn Toán [22].

Tác giả Lê Hoàng Hà (2012) đã nghiên cứ tên đề tài “Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ở trường THPT Việt Nam hiện nay”. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và hạn chế thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp như (1) Nâng cao nhận thức về DH theo quan điểm DHPH cho mọi lực lượng sư phạm- xã hội; (2) Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV; (3) Tổ chức cho GV cam kết chất lượng qua các hợp đồng; (4) Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng; và (5) Tạo điều kiện hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm DHPH.

Cùng thời điểm năm 2012, tác giả Phạm Quốc Khánh đã thực hiện đề tài “Quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng phân hóa ở Trường THPT Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lí hoạt hoạt động dạy học theo hướng phân hóa ở Trường THPT Chu Văn An, thành phố Thái Nguyên,

tỉnh Thái Nguyên như: Nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, giá trị, truyền thống của nhà trường trong giáo viên và học sinh; Biện pháp xây dựng và quản lí đội ngũ giáo viên; Biện pháp quản lí các hoạt động dạy của giáo viên; Biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh; Biện pháp tạo động lực cho hoạt động dạy học; Biện pháp quản lí về cơ sở vật chất...

Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định vai trò của HĐDH có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với hoạt động dạy học, là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng dạy và học. Lý luận quản lý HĐDH đến nay đã được các nhà giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào vấn đề cải tiến PPDH nhằm nâng cao năng lực người học. Bên cạnh những công trình đánh giá tổng quan về thực trạng chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên của cả nước và đề xuất giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, còn rất ít những công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề quản lý HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cần phải tiếp tục được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý dẫn đến có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

Theo quan điểm của Harold Koontz thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) về thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[13, tr36].

Theo sự phân tích của C.Mác thì “Bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có quản lý”; C.Mac viết: “Tất cả mọi lao động trong xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vân động của toàn bộ cơ thể khác nhau với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [C.Mác-Ăng-ghen toàn tập].

Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr12].

Tác giả Nguyễn Thị Tính đưa ra quan niệm: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra”. Hay nói một cách khác: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [30, tr3,4]

Như vậy, có thể hiểu “Quản lý là những tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, các mối quan hệ chức năng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/hệ thống nhằm đảm bảo cho tổ chức/hệ thống vận hành (hoạt động) hiệu quả, đạt được các mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Dạy học, hoạt động dạy học

1.2.2.1. Dạy học

Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đặc biệt do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ học vấn, phát triển phẩm chất, năng lục và hoàn thiện nhân cách.

“Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”.

1.2.2.2. Hoạt động dạy học

Nhìn từ cách tiếp cận hệ thống thì quá trình dạy học là một hệ thống tương tác chặt chẽ với nhau giữa các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy và người học. Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập và đan xen vào nhau để thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.

Dạy học được xem như một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo dục. Mục tiêu của HĐDH là phát triển toàn diện nhân cách người học. Bản chất của hoạt động dạy học là thể hiện sự thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, có sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động “dạy” và hoạt động “học” trong quá trình triển khai hoạt động dạy học. Đó là quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò, chủ thể hoạt động dạy là giáo viên, chủ thể hoạt động học là học sinh. Quá trình

vận động tích cực, sáng tạo của thể này làm cho chủ thể kia phát triển, hoàn thiện về phẩm chất, năng lực, đồng thời chính chủ thể này cũng hoàn thiện mình hơn thông qua việc soi mình vào chủ thể kia, tiếp nhận phản hồi từ chủ thể kia để điều chỉnh. Hoạt dộng dạy và học của thầy và trò nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp sẽ phát huy tối đa khả năn sáng tạo của học sinh, giúp họ trưởng thành hơn qua quá trình học. Sứ mệnh của người thầy trong hoạt động dạy là khơi dậy, phát huy tối đa tiềm năng của học sinh bằng cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học một cách hợp lý và luôn quan sát, thu nhận thông tin phản hồi từ người học để có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động tự giác tích cực, chủ động của học nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

1.2.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1.2.3.1. Năng lực

Năng lực là một trong những vấn đề của tâm lý học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Vậy năng lực là gì?

Theo quan điểm của Xavie Rogiers: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”[37, tr.6]

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Năng lực là những thuộc tính tâm lý của cá nhân giúp cho việc con người lĩnh hội một lĩnh vực kiến thức hoạt động nào đó được dễ dàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực đó thì sẽ có kết quả cao” [31, tr.31].

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giải thích: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[27, tr.26].

Năng lực được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động. Ngay cả những năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng cao bằng con đường kiên trì luyện tập một cách có hệ thống. Con người không phải ngay từ khi sinh ra đã có những năng lực đối với một hoạt động nhất định. Năng lực chỉ có thể được phát hiện và nâng cao trong những hoàn cảnh thuận lợi”.

Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Cùng với năng lực thì tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp cũng rất cần thiết cho việc thực hiện có kết quả một hoạt động. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong

lĩnh vực này. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực, nhưng có mối quan hệ mật thiết với năng lực. Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được nhanh chóng và dễ hơn. Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất. Một người có năng lực trong một lĩnh vực này. Ngược lại, khi đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc lĩnh vực nào đó thì không nhất thiết sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó” [35, tr. 21].

Xuất phát từ mối quan hệ giữa năng lực, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo, cho thấy: Việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh luôn gắn liền với việc truyền thụ hệ thống tri thức, kỹ năng và kỷ xảo tương ứng cho học sinh.

Như vậy, có thể hiểu: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.

1.2.3.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ngược lại với dạy học theo tiếp cận nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực không phải tập trung vào lĩnh hội nội dung kiến thức từ chương trình, sách giáo koa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của người dạy bằng các kỹ thuật và phương pháp dạy học đặc thù mà là chính thông qua các hoạt động của người.

Có thể hiểu: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo và năng lực của học sinh trong quá trình học tập.

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Từ các khái niệm về quản lý, hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nêu trên có thể hiểu: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là những tác động có ý thức của chủ thể (Hiệu trưởng) đến hoạt động dạy và học thông qua việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, đánh giá các hoạt động nhằm nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình nhận thức, tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách.

Mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và kết quả đạt được ở học sinh với sự phát triển toàn diện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Nói cách khác, mục tiêu của quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình giảng dạy theo

đúng tiến độ và thời gian quy định (quản lý mục tiêu, nội dung) và đảm bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao (quản lý chất lượng).

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là nội dung, cách thức, giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đén đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ thống quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể đó đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Trong nhà trường, biện pháp quản lý hoạt động dạy học là những cách thức tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông nói chung và trường THCS vùng đặc biệt khó khăn nói riêng gồm 4 nội dung cơ bản: Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức quản lys hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Chỉ đạo hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh và kiểm tra hoạt động dạy học môn toán theo định

hướng phát triển năng lực học sinh;

1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1. Vùng đặc biệt khó khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh THCS vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1.1. Quy định của Nhà nước về vùng đặc biệt khó khăn

Theo quy định cụ thể về tiêu chí xác định thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn) ban hành kèm theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ thì lấy đơn vị thôn, xã để xác định vùng đặc biệt khó khăn thành ba khu vực (I, II, III) theo các tiêu chí sau:

* Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn

Thôn đặc biệt khó khăn là thôn có 1 trong 2 tiêu chí sau:

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí