Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.

BGH

Ban giám hiệu

2.

CBQL

Cán bộ quản lý

3.

CSVC

Cơ sở vật chất

4.

ĐTB

Điểm trung bình

5.

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

6.

GDPT

Giáo dục phổ thông

7.

GV

Giáo viên

8.

GVBM

Giáo viên bộ môn

9.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

10.

HĐDH

Hoạt động dạy học

11.

HS

Học sinh

12.

HSG

Học sinh giỏi

13.

HTTCDH

Hình thức tổ chức dạy học

14.

PCGD

Phổ cập giáo dục

15.

PHHS

Phụ huynh học sinh

16.

PPDH

Phương pháp dạy học

17.

PTDH

Phương tiện dạy học

18.

PTNL

Phát triển năng lực

19.

TCM

Tổ chuyên môn

20.

THCS

Trung học cơ sở

21.

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

22.

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh ở trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khán, tỉnh Cao Bằng 45

Bảng 2.2. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở vùng

đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 46

Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ giáo viên môn Toán cấp THCS ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 46

Bảng 2.4. Cơ cấu giáo viên toán vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh năm 2018 47

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Vùng

đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 49

Bảng 2.6. Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tại các trường THCS vùng khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 51

Bảng 2.7. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 53

Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 55

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay 57

Bảng 2.10. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát triển năng lực 58

Bảng 2.11. Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 60

Bảng 2.12. Biện pháp tổ chức triển khai thực hiện hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 62

Bảng 2.13. Biện pháo chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn 65

Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng

đặc biệt khó khăn 67

Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 69

Bảng 3.1. Tiêu chí thiết kế bài học 82

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý 98

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 99

Bảng 3.4. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 100


ng nghệ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cô tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 97

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp 99

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 100

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra cho giáo dục vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới.

Quá trình toàn cầu hóa, thế giới thành phẳng, các hệ thống giáo dục được quốc tế hóa. Giáo dục cũng trở thành phẳng, nhà trường hiệu quả, nhà trường thông tuệ, nhà trường tương lai được đưa vào thực thi tại nhiều nơi nhằm đáp ứng nhu cầu, năng lực, lựa chọn khác nhau của người học. Điều đó đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ chuyển trọng tâm đào tạo từ chiều sâu sang diện rộng để người học không phải học chỉ để biết, để làm, để thành người mà còn học để chung sống, đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác. Vì thế đội ngũ nhà đang đứng trước yêu cầu mới là nâng cao hiệu quả tương lai của nhà trường với 3 định hướng: toàn cầu hóa (phát huy nguồn tri thức toàn cầu), địa phương hóa (phát huy thế mạnh, bản sắc và truyền thống địa phương), cá biệt hóa (phát huy phẩm chất, năng lực cá nhân người học). Thế kỷ XXI chứng kiến những chuyển bến biến cực kỳ quan trọng ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực trên đời sống xã hội, nổi bật là sự hình và phát triển một xã hội thông tin, kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy của khoa học công nghệ, cu thế toàn cầu hóa. Đó là nguyên nhân khách quan tạo nên làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa Đức, Trí, Thể, Mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trìn độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân” và “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng,

chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Thực tiễn cho thấy giáo dục phổ thông hiện nay chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập về chương trình, sách giáo khoa và tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh kết quả. Do đó Nghị quyết số 29-NQ/TW chỉ đạo: “Giáo dục phổ thông phải từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học”, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Trong quá trình đổi mới nói chung và chương trình giáo dục phổ thông nói riêng, môn Toán là một môn học chiếm vị trí quan trọng đặc biệt và không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông, trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2017, môn Toán là môn học bắt buộc, bắt đầu áp dụng từ năm học 2019-2020.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp THCS là cầu nối giữa tiểu học và THPT tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho HS học lên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cấp học này có vai trò quan trọng đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS, lứa tuổi THCS. Môn Toán trong nhà trường THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán học; mặt khác là công cụ giúp học sinh học tập những môn học khác và vận dụng kiến thức vào trong đời sống thực tế. Cùng với tri thức ở các môn học khác, môn Toán học còn hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực chung cốt lõi: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực sử dụng công nghệ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản và các năng lực chuyên biệt khác, đồng qua học môn Toán phát triển các kỹ năng giao tiếp, quản lý phát triển bản thân, kỹ năng thích ứng v.v...Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều trường THCS, đặc biệt ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực theo định hướng phát triển năng lực người học, chưa phát huy được vai trò của môn học trong chương trình dạy học ở nhà trường; phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực, độc lập và sáng tạo ở học sinh; học sinh còn thiếu kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống… Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Tỉnh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý quá trình dạy học môn Toán ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng còn có những hạn chế, bất cập như: hình thức tổ chức dạy học chưa phù hợp, phương pháp dạy học chưa kích thích được tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộc về phía các nhà quản lý. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về khách thể điều tra: Khảo sát 151 khách thể, trong đó có 51 cán bộ quản lý và giáo viên, 100 học sinh các trường THCS.

- Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 09 trường THCS, cụ thể: Trường THCS Phong Nặm, Trường THCS Ngọc Khê, Trường THCS Pò Tấu, Trường THCS Đàm Thủy...... thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao bằng.

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở 9 trường THCS thuộc vùng đặc biệt khó khăn (bao gồm các đối tượng CBQL, GV và HS) huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Các số liệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn toán và kết quả dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong 3 năm học trở lại đây.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý luận, các văn bản liên quan đến quản lý giáo dục nói chung, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để thu thập thông tin về thưc trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động này.

7.2.2. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trực tiếp với một số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí cán bộ quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo đã giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường THCS về biện pháp quản lý HĐDH môn Toán cấp THCS để khảo nhiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề tài đề xuất.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí