Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 2

3.2.6. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục cho học sinh 88

3.2.7. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường xây dựng môi trường giáo dục và đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ dạy học và quản

lý hoạt động dạy học môn Toán 89

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 91

3.4.2. Nội dung và đối tượng khảo nghiệm 91

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm 91

Kết luận chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2. Khuyến nghị 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

vii

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



BGH

Ban giám hiệu

CBQL

CBQL

CSVC

Cơ sở vật chất

DH

Dạy học

GD

Giáo dục

GD&ĐT

GD&ĐT

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

HĐDH

Hoạt động dạy học

KTDH

Kỹ thuật dạy học

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNT

Quản lý nhà trường

SGK

Sách giáo khoa

TH

Tiểu học

TBDH

Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 1.1. Chương trình toán cấp THCS 17

Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh trung học cơ sở 38

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 2 năm gần đây 38

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực 2 năm gần đây 39

Bảng 2.4. Bảng cơ cấu đội ngũ CBQL ở các trường trung học cơ sở 39

Bảng 2.5. Tình hình đội ngũ giáo viên toán của huyện 39

Bảng 2.6. Cơ cấu giáo viên toán của huyện Hòa An năm học 2017 - 2018 40

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 42

Bảng 2.8. Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu

cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 45

Bảng 2.9. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 47

Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu

đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 49

Bảng 2.11. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 51

Bảng 2.12. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 53

Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu

cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 55

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý phân công công tác giảng dạy cho giáo viên toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 57

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 59

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 60

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 62

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý nền nếp giảng dạy trên lớp của giáo viên Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu

cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 65

Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 67

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.. 91 Bảng 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp 93

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 95


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp 93

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp 94

vi

Biểu đồ 3.3. So sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 96


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Quá trình phát triển của loài người là quá trình phân công lao động xã hội. Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội càng cụ thể, rõ ràng hơn. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng người. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [2].

Sự nghiệp GD có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm lo phát triển GD&ĐT là chìa khoá để phát huy nguồn nhân lực con người, là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển xã hội. Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng ở các trường Trung học cơ sở (THCS) cũng đang là nhiệm vụ cơ bản và thường xuyên. Để làm được điều đó, đòi hỏi các nhà trường cần phải đổi mới tư duy ngay từ khâu quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) đến đổi mới nội dung phương pháp dạy học, nâng cao trình độ giáo viên để đáp ứng yêu cầu của học sinh và xã hội.

Vấn đề chất lượng dạy học môn Toán ở các THCS nói chung và ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng nói riêng đã được các trường quan tâm chú trọng và đem lại hiệu quả cao góp phần nâng cao chất giáo dục của Huyện, tuy nhiên nhìn trên tổng thể thì kết quả dạy học môn Toán hiện nay của các trường chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của ngành đề ra. Có nhiều

nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Nguyên nhân chính là do công tác quản lý HĐDH của nhà trường còn chưa coi trọng sự đổi mới, sự tiếp cận với đổi mới GD còn rất hạn chế, việc đổi mới mới chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, việc ứng dụng chưa được nhiều. Việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS còn mang nặng tính hình thức và chưa đồng bộ về các biện pháp. Thực trạng nói trên đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải đẩy mạnh việc quản lý hoạt động dạy học trong các trường THCS.

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn vấn đề: Quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về phương diện lý luận trong khoa học quản lý, quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và hoạt động dạy học môn Toán ở các Trường THCS nói riêng.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí dạy học môn Toán ở các ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán trong các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học môn Toán nói riêng trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐDH môn toán ở các trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng những năm gần đây đã thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc và bất cập trong quản lý hoạt động này với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu xác định được các cơ sở lý luận phù hợp và phân

tích đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH môn toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp, có tính khả thi, khắc phục được những bất cập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán của địa phương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học nói chung, môn Toán nói riêng ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng việc quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn về đối tượng khảo sát

Khảo sát ý kiến từ CBQL và GV dạy môn Toán của các trường THCS trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

6.2. Về thời gian: Nghiên cứu năm học 2017 - 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu lý luận về quản lý giáo dục nói chung, lý luận nghiên cứu khoa học nói riêng và các văn bản có liên quan đến quản lý HĐDH môn Toán nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới vấn đề về quản lý nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học, làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng các bảng hỏi dành cho CBQL, giáo viên, để thu thập thông tin về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này.

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Chúng tôi phỏng vấn CBQL, GV, để làm rõ hơn thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp chuyên gia: Thông qua trao đổi, xin ý kiến các đồng chí CBQL, các nhà khoa học, chuyên viên Phòng GD&ĐT, đội ngũ các thầy cô giáo đã giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm ở các trường THCS về biện pháp quản lý HĐDH môn Toán cấp THCS.

7.3. Phương pháp toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu điều

tra.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Toán ở các trường THCS huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí