Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Quản Lý Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Cô Tô


- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh. Chú trọng nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đã công bố.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, mức đóng góp vào GDP của huyện còn khiêm tốn, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ; tính chuyên nghiệp trong du lịch chưa cao.

- Môi trường kinh doanh du lịch đã được cải thiện, tuy nhiên mới chỉ là bước đầu cần được tiếp tục đẩy mạnh, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch chưa triệt để. Môi trường kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, tái phát các tiêu cực. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được cải thiện, xử lý triệt để; tai nạn rủi ro trong hoạt động du lịch còn xảy ra và tiềm ẩn các nguy cơ.

- Số lượng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhiều, nhưng chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ, trình độ quản lý, khả năng về tài chính, năng lực cạnh tranh chưa theo kịp được tốc độ và xu thế phát triển; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của người làm du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thiếu cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề cao; chưa có (hoặc ít) các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

- Hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài, nhất là các thị trường trọng điểm, nguồn lực đầu tư cho hoạt động này còn hạn chế; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên mới chỉ ở bước đầu, chưa có đào tạo chuyên sâu, số lượng đào tạo chưa nhiều.


- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nhất là hạ tầng giao thông (giao thông thủy và bộ),

- Dịch vụ ngân hàng: Cây rút tiền tự động ATM cũng chỉ có 01 cây nên gây ra sự quá tải, không đủ phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân, tình trạng không rút được tiền (do trong cây hết tiền hoặc bị lỗi) xảy ra thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Y tế: Trên địa bàn huyện không có bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa, chỉ có Trung tâm y tế quy mô cấp huyện. Những ca bệnh lý phức tạp không xử lý được thì phải chuyển viện lên tuyến trên, trong khi đó điều kiện giao thông, thời tiết không thuận lợi, cũng là một hạn chế đối với sự phát triển du lịch.

- Về sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù và hạn chế về hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch với yêu cầu phát triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch. Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch còn rất hạn chế.

Tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô - 10

- Về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp): trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở dịch vụ, đặc biệt là cơ sở lưu trú, của khối kinh doanh tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Cô Tô, tuy nhiên cũng đã tạo thêm “gánh nặng” cho du lịch Cô Tô về đội ngũ lao động chất lượng hạn chế. Phần lớn các “chủ” doanh nghiệp du lịch và các nhân viên phục vụ tại những cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế


- Nhận thức của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và cơ quan chức năng, cán bộ công chức có liên quan đã được thay đổi, tuy nhiên mới chỉ là bước đầu và chưa thay đổi được các vấn đề cơ bản.

- Công tác tham mưu và tổ chức thực hiện của phòng chuyên môn, ngành chức năng, địa phương có liên quan còn hạn chế. Vì vậy chưa thu hút được sự vào cuộc của cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp; Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động du lịch còn thiếu, yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao.

- Sức ép từ các thị trường xung quanh đang ngày càng gia tăng đối với hoạt động du lịch; sự biến động khó lường của tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực Biển Đông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển du lịch của địa phương.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn hạn chế, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập; Nguồn lực dành cho đầu tư phát triển du lịch còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và vệ sinh môi trường chưa được xử lý triệt để cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch của địa phương.

- Tính thời vụ trong hoạt động du lịch: Do vị trí địa lý của Cô Tô nằm ở vùng Bắc Bộ nên hoạt động du lịch mang tính “mùa vụ” rất rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu miền Bắc bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội, “mùa” du lịch của khách quốc tế v.v. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú bình quân và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch đến Cô Tô.


Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔ TÔ

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

4.1.1. Quan điểm, định hướng

Một là, gắn phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô với phát triển kinh tế chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Phát triển du lịch trong cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cần phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong huyện, tỉnh, liên tỉnh và nước ngoài nhằm tạo ra được điểm đến hấp dẫn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, từ đó góp phần tăng thu ngân sách cho huyện, giải quyết việc làm cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hai là, tăng cường, đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vài trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, nhất là huyện đảo như Cô Tô. Theo xu hướng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời phát huy được vai trò cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện về quản lý du lịch huyện trong thời gian tới.

Ba là, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch. Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và


hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch của huyện Cô Tô cần hướng vào hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới trong phát triển du lịch. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Cô Tô chính là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh Quảng Ninh vào điều kiện đặc thù của huyện, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay.Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của huyện, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao.

Bốn là, đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở huyện Cô Tô cần được sắp xếp trên cơ sở rà soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong quá trình quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về vấn đề bảo vệ cảnh quan, môi trường, hướng vào chương trình xây dựng nông thôn kiểu mẫu, mỗi người dân đều tham gia bảo vệ môi trường, thu gom rác thải. Đồng thời, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề mở các lớp đào tạo các chuyên ngành quản trị du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân...

Sáu là, xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; một trọng điểm du lịch biển đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc, khu sinh thái biển đảo cao cấp.


4.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung:

Xây dựng ngành du lịch, dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo có đóng góp cao nhất vào GDP của huyện.

Xây dựng văn hóa, văn minh du lịch Cô Tô; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, kéo dài thời gian du lịch trong năm; phát triển sản phẩm du lịch mới đặc sắc, độc đáo; kéo dài thời gian lưu trú du lịch và nâng mức chi tiêu của khách du lịch để tăng doanh thu du lịch; lấy sự hài lòng của du khách để xây dựng thương hiệu du lịch Cô Tô; tập trung các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững.

* Mục tiêu cụ thể:

- Khách du lịch đạt khoảng 350.000 lượt.

- Doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 500 tỷ đồng.

- Tạo việc làm cho khoảng 1.000 lao động trực tiếp và 2.500 lao động gián tiếp.

- 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch niêm yết giá dịch vụ công khai, cung cấp dịch vụ theo đúng giá niêm yết.

- 100% các cơ sở lưu trú du lịch được kiểm tra, thẩm định, phân loại, xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch.

- Giải quyết triệt để các vấn đề về vệ sinh môi trường; bảo tồn, tái tạo cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch.

- Tập trung nguồn lực, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch (cảng tàu du lịch, đường xuyên đảo, bãi đỗ xe, hệ thống bảng chỉ dẫn, biển báo, pano thông tin bản đồ du lịch, phố đi bộ, trung tâm thương mại, chợ đêm, khu ẩm thực).

- Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tiêu chuẩn trên

4 sao.


- Xây dựng hoàn thiện ít nhất 1 bãi tắm du lịch đạt chuẩn.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành

du lịch cho khoảng 500 lao động.


4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

4.2.1. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đối với sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển du lịch.

- Phối hợp với Sở Du lịch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Hội Du lịch Cô Tô và các đơn vị liên quan khác tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho khoảng 500 lao động phục vụ ngành du lịch, cụ thể:

+ Nghiệp vụ du lịch (kỹ năng giao tiếp, lễ tân, buồng, bàn, bar, thuyết minh viên): 200 lao động

+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc): 200 lao động

+ Lao động phụ trợ (lái xe, lái tàu, chế biến nông sản hải sản, thủ công mỹ nghệ...): 100 lao động

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động khách sạn: Chú trọng tăng cường số lượng lao động nhất là các chức danh quản lý; Thực hiện rà soát, tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tập huấn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và chăm sóc khách hàng; Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động; Quan tâm công tác quản trị nguồn nhân lực và liên kết, hợp tác để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động;

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Doanh nghiệp lữ hành xây dựng kênh thông tin để nhân viên nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch; Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch và những kiến thức tổng hợp cho nhân viên; Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, cử nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các hội nghị, hội thảo, các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch: Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thực hiện đúng quy định về cấp thẻ, đổi thẻ và hướng dẫn hoạt động đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên


du lịch; Xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch; Đa dạng hóa các hình thức đào tạo; Tổ chức các cuộc thi, sinh hoạt, hội thảo, đi khảo sát thực tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác; Sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên từ nhiều nguồn khác nhau: Cộng tác, đặc cách, đội ngũ thuyết minh tại điểm...;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các khu, điểm du lịch: Tổ chức các khóa đào tạo về du lịch và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bao gồm: Thuyết minh, bán hàng, phục vụ nhà hàng, giao tiếp ứng xử, tiếng Anh; Tổ chức các lớp quản lý du lịch để nâng cao trình độ quản lý, điều hành chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là những người chưa qua nghiệp vụ quản lý kinh tế, du lịch; Tổ chức tự đào tạo theo hình thức những người có thâm niên nghề nghiệp, có nghiệp vụ hướng dẫn lại cho những người mới vào hoặc chưa được đào tạo nghiệp vụ;

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong nhà hàng, cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ nhà hàng, ngoại ngữ, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, nụ cười du lịch...; Các đơn vị kinh doanh dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị theo nhiều hình thức khác nhau; Thành lập Hiệp hội Nhà hàng, cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm tạo một diễn đàn chung, bảo đảm quyền lợi, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, tạo thương hiệu cho nhà hàng và cơ sở dịch vụ; quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ với người quản lý nhân viên phục vụ các cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực du lịch:

+ Hoàn thiện cơ chế và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch: Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 28/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí