Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13

- Sở GD&ĐT tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán các trường THCS về việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

2.3. Đối với Thị ủy, UBND, Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên

- Thường xuyên giúp đỡ, phối hợp với các trường THCS làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực vật chất, tinh thần của toàn xã hội cho công tác phát triển GD - ĐT nói chung và GD THCS nói riêng.

- Tổ chức tốt công tác đào tạo bồi dưỡng từ các cấp theo chuyên đề hoặc theo chu kỳ thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình đồng thời cập nhật được thông tin khoa học mới nhất, hiện đại nhất vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và thực tế QLGD.

- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV được học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách riêng của thị xã nhằm động viên khuyến khích đội ngũ GV. Có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý những GV đã được đào tạo và bồi dưỡng trên Chuẩn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ để GV có điều kiện học tập và rèn luyện vươn lên theo Chuẩn, đặc biệt là các trường có điều kiện khó khăn vùng biển,dân tộc.

- Chỉ đạo các nhà trường từng bước thực hiện các biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu giáo dục của cấp học trong giai đoạn hiện nay.

2.4. Với CBQL các trường THCS thị xã Quảng Yên

- Chủ động xây dựng qui hoạch, chuẩn hoá đội ngũ CBQL và GV của trường. Định hướng quy hoạch phát triển trường lớp và đội ngũ GV, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL và GV ngắn hạn, dài hạn…

- Giúp GV đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát triển năng lực nghề nghiệp.

- Dành thời gian đầu tư kinh phí cho GV nghiên cứu chương trình GD THCS theo từng môn học. Có kế hoạch bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng GD và dạy học. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề và định hướng phấn đấu khả năng hành nghề của GV theo các kỹ năng đáp ứng với Chuẩn và đổi mới của GD trong giai đoạn hiện nay.

- Có nhiều hình thức thi đua, động viên, khen thưởng khuyến khích GV trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.

2.5. Với đội ngũ GV các trường THCS thị xã Quảng Yên

- Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Chuẩn nghề nghiệp, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tích cực rèn luyện kỹ năng sư phạm dựa vào hệ thống các tiêu chí và yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với chương trình đổi mới của GD và sự phát triển của xã hội.

- Phải xác định rõ trách nhiệm của mình, không ngừng tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề và tinh thần tương trợ, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Nội vụ, Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo.

3. Bộ Nội vụ, Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

4. Bộ GD&ĐT(2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động nhà giáo.

5. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.

6. Bộ GD&ĐT, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành theo Thông tư số 30/2009/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

7. Bộ GD&ĐT(2009), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán cấp Tỉnh, Thành phố về đánh giá giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2010), Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010, V/v Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TTGDĐT, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT (2011), Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

10. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

11. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.

12. Trần Ngọc Giao (2007), Hiệu trưởng cũng là một nghề, cần phải có Chuẩn, Báo Giáo dục thời đại, 149.

13. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

14. Trần Bá Hoành (2010), Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009, Hội thảo khoa học nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho các trường Đại học Sư phạm.

15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Kiều, Lê Đức Phúc (2001), "Cơ sở khoa học để xác định chuẩn cho trường mầm non nông thôn trong công tác chỉ đạo", Tạp chí Giáo dục, 2.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), "Nghề và nghiệp của người giáo viên", Tạp chí thông tin khoa học giáo dục.

18. Phan Sắc Long (2005), "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học với việc đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá giáo viên", Tạp chí Giáo dục, 117.

19. Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Thống kê, Hà Nội.

20. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QL GD TW1, Hà Nội.

22. Phạm Hồng Quang (2009), Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực, Viện nghiên cứu sư phạm.

23. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007), "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và việc thể chế hóa việc đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên theo Chuẩn", Tạp chí Giáo dục, 162.

24. Nguyễn Thị Tính (2007), Đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

25. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

26. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Trường Đại học sư phạm, Hà Nội.

27. Viện ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN


Đề giúp cho công tác nghiên cứu, góp phần tìm ra các biện pháp đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh ngày càng hiệu quả. Xin đồng chí vui lòng cho biết một số ý kiến sau:

Câu 1: Đồng chí vui lòng cho biết mức độ chính xác của việc áp dụng Chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV hiện nay ở trường đồng chí.

a. Rất chính xác b. Tương đối chính xác c. Ít chính xác

Câu 2: Đồng chí vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau tới quá trình nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV.


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ít ảnh

hưởng


1

Các chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý áp

dụng khi triển khai Chuẩn



2

Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của địa phương



3

Mức độ chính xác của bộ công cụ đánh giá



4

Công tác đào tạo, bồi dưỡng GV




5

Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ

chuyên môn của GV



6

Điều kiện làm việc của GV



7

Chế độ đãi ngộ, khuyến khích GV phát triển nghề nghiệp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 13

Câu 3: Đồng chí vui lòng cho biết thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


Thực hiện tốt

Thực hiện bình

thường

Thực hiện chưa

tốt

I

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống




1

Phẩm chất chính trị




2

Đạo đức nghề nghiệp




3

Ứng xử với học sinh




4

Ứng xử với đồng nghiệp




5

Lối sống, tác phong




II

Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục




1

Tìm hiểu đối tượng giáo dục




2

Tìm hiểu môi trường giáo dục




III

Năng lực dạy học




1

Xây dựng kế hoạch dạy học




2

Đảm bảo kiến thức môn học




3

Đảm bảo chương trình môn học




4

Vận dụng các phương pháp dạy học




5

Sử dụng các phương tiện dạy học




6

Xây dựng môi trường học tập




7

Quản lý hồ sơ dạy học




8

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh




IV

Năng lực giáo dục




1

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục




2

Giáo dục qua môn học




3

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục




4

Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng




5

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức

giáo dục




6

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh




V

Năng lực hoạt động chính trị, xã hội




1

Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng




2

Tham gia hoạt động chính trị, xã hội




VI

Năng lực phát triển nghề nghiệp




1

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện




2

Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

giáo dục




Câu 4: Đồng chí vui lòng cho biết những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp

TT

Khó khăn

Đánh giá

Không

1

GV chưa có thói quen tự đánh giá



2

GV không có cơ hội thể hiện để đạt điểm ở một số tiêu chí



3

Khó xác định mức điểm đạt được ở một số tiêu chí



4

GV không có nhu cầu tự giác đánh giá theo Chuẩn



5

GV tự nhận thấy mức độ đáp ứng của họ cao hơn Chuẩn



6

Ý kiến khác ……………………………………



Câu 5: Đồng chí vui lòng cho biết những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

TT

Khó khăn

Đánh giá

Không

1

Tâm lý né tránh việc đánh giá đồng nghiệp công khai



2

Không đủ nguồn minh chứng ở một số tiêu chí



3

Lúng túng trong việc đánh giá



4

Mâu thuẫn với việc tự đánh giá của GV



5

Sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của tổ



6

Ý kiến khác ……………………………………



Câu 6: Đồng chí vui lòng cho biết những khó khăn đối với HT trong việc triển khai và áp dụng Chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV


TT


Những khó khăn

Đánh giá

TX

gặp

ĐK

gặp

Ít khi

gặp

1

Khó khăn trong việc đi sâu đi sát nắm vững phẩm chất chính

trị, đạo đức lối sống, khả năng ứng xử của từng GV




2

Khó khăn trong việc giúp đỡ GV phân tích chương trình và xây

dựng kế hoạch dạy học.




3

Khó khăn trong việc giúp GV tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện




TT


Những khó khăn

Đánh giá

TX

gặp

ĐK

gặp

Ít khi

gặp

4

Khó khăn trong việc giúp đỡ GV có kỹ năng tổ chức các hoạt

động giáo dục.




5

Khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí để GV phát huy được hết

khả năng nhằm đáp ứng Chuẩn




6

Khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo bồi

dưỡng GV nhằm đáp ứng Chuẩn.




7

Khó khăn trong việc động viên khích lệ và tạo điều kiện để GV

thực hiện KH đào tạo bồi dưỡng.




8

Khó khăn trong việc kiểm tra đánh giá GV theo kế hoạch đào

tạo bồi dưỡng




9

Khó khăn trong việc thực hiện chế độ chính sách, chế độ ưu

đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của mỗi CBGV





10

Khó khăn trong việc phối kết hợp của các tổ chức trong và

ngoài nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trong việc xây dựng đội ngũ GV




11

Khó khăn trong việc tham mưu với cấp trên




12

Khó khăn trong việc phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy

sinh trong thực tiễn.




Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí