Những định hướng và giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến tình hình quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân, các cán bộ quản lý và các cán bộ lãnh đạo.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường GTNT, từ đó chỉ ra thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.
1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - Dương Văn Hội - 1
- Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - Dương Văn Hội - 2
- Sự Cần Thiết Của Vấn Đề Nghiên Cứu
- Phân Cấp Quản Lý Hệ Thống Công Trình Giao Thông Nông Thôn
- Kiểm Tra, Kiểm Soát Quá Trình Đầu Tư Xây Dựng Và Cải Tạo, Nâng Cấp, Bảo Trì Đường Giao Thông Nông Thôn
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Hệ Thống Đường Giao Thông Nông Thôn
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Nam.
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2011 – 2013, số liệu điều tra sơ cấp trong năm gần đây nhất 2014 và các giải pháp được đề xuất với định hướng trong thời gian tới. Và nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 8/2014 đến tháng 8/2015.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn: Giao thông nông thôn là sự di chuyển người,
phương
tiện
tham gia giao thông và hàng hoá trên các tuyến
đường
địa
phương ở cấp huyện và cấp xã. Giao thông nông thôn bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận chuyển và con người. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)
Đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các
điểm dân cư
tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường
giao thông
nông thôn chủ yếu
là đường
bộ, cầu
cống,
bến
cảng
phục
vụ cho nông
nghiệp, nông thôn. Có thể nói đường giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá. (Theo Thông tư 32/2014/TTBGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn)
Đường
giao thông nông thôn là đường
thuộc
khu vực
nông thôn,
được định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường
nhánh, các đường phục
vụ chủ yếu
cho khu vực
nông nghiệp
nối
với hệ
thống đường chính, các trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới
giao thông huyết mạch hoặc các tuyến cấp cao hơn.
Phân loại đường giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn
bao gồm đường huyện,
đường xã, đường thôn xóm, đường từ
thôn xóm ra
cánh đồng (đường phục vụ sản xuất). Các tiêu chí GTNT được quy định theo
Luật Giao thông đường bộ, Nghị
định 11/2010/NĐCP, Nghị
định số
100/2013/NĐCP và Thông tư số 41/2013/TTBNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Theo Nghị định số 11/2010/NĐCP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và Nghị định số 100/2013/NĐCP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐCP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng chưa được phân cấp.
Theo Luật giao thông đường bộ, có quy định rõ tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với
trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân
cận; đường có vị huyện.
trí quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế
xã hội của
+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn,
làng,
ấp, bản và đơn vị
tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Theo Thông tư
số 41/2013/TTBNNPTNT hướng dẫn
thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các
thôn; thôn;
+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong
cư;
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu
sản xuất tập trung của thôn, xã.
Hệ
thống đường giao thông nông thôn:
Là một
hệ thống
các con
đường bao quanh làng bản, thôn xóm. Nó bao gồm các tuyến đường từ trung tâm xã, đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện, đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây dựng thành một hệ thống giao thông liên hoàn. (Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý)
Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung
tâm hành chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống
đường xã, đường thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất, được nối tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn.
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Khái niệm quản lý: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị...). Chủ thể quản lý thực hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.
Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý HTĐGTNT là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn; xây dựng, chỉ đạo và kiểm
tra việc thực thi các chính sách, các quy định và phối hợp các hoạt động để đạt được mục tiêu của cơ quan hay tổ chức nhằm duy trì, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tạo sự liên hoàn thông suốt.
Chủ
thể
quản lý HTĐGTNT là cơ
quan quản lý nhà nước về
giao
thông nông thôn ở các cấp:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải.
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Công thương huyện.
+ Cấp xã: UBND xã.
Đối tượng quản lý ở từng cấp như sau:
+ Cấp trung ương: Quản lý về GTNT trên toàn quốc, bao gồm quản lý chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ...
+ Đối với cấp tỉnh: Quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh.
huyện.
+ Cấp huyện:
Trực tiếp quản lý hệ
thống đường GTNT trên địa bàn
+ Cấp xã: Trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất.
Phạm vi Quản lý hệ thống đường GTNT, bao gồm: đường huyện, đường thôn xóm và đường sản xuất trên địa bàn huyện.
Quản lý bộ phận chủ đạo của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế Văn hoá Xã hội; tăng khả năng tiếp cận cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá đại hoá nông nghiệp nông thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan
trung ương và địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn.
2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo phân cấp thông lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thông nông thôn thuộc loại 3. Chức năng của nó là gắn kết hệ thống giao thông nông thôn tại khu vực nông thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu (loại 1) thành hệ thống giao thông liên hoàn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong giao thông nông thôn thì đường bộ có vai trò chủ đạo, quan trọng nhất sau nó là đường thuỷ nội địa. Đường thuỷ nội địa có vai trò hỗ trợ, liên kết, đặc biệt là ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đường bộ nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.
Vai trò của quản lý hệ thống giao thông nông thôn đối với phát triển kinh tế
Quản lý HTĐGTNT là cơ sở tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Quá trình quản lý sẽ đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất trong phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho quá trình sản xuất. GTNT như là một chiếc cầu nối để chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quá trình chu chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy quá trình sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, vùng. Hệ thống giao thông nông thôn hoàn chỉnh nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông thôn và thúc đẩy CNH – HĐH ở nông thôn một cách nhanh chóng.
Vai trò của quản lý hệ thống đường GTNT đối vơí phát triển xã
hội
Quản lý hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo cho các hoạt động đi lại của người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Quản lý hệ thống GTNT còn đảm bảo cho hệ thống giao thông nông thôn phát triển, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn lúc nông nhàn. Vì các công trình giao thông này được xây dựng ngay tại địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn. Do đó có thể huy động số lao động của địa phương giải quyết thất nghiệp cho người dân.
2.1.3 Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn có phạm vi quản lý rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà nước, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho đất nước nói chung và cho khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng.
Đặc điểm của quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp lý của nhà nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động.
Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối ngoại, bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới sự phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và sử dụng.
Cuối cùng, quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn mang tính đa mục tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế, văn hoá, môi trường… và vì lợi ích của cộng đồng.
2.1.4 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.4.1 Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn
Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn cần phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch.
Quy hoạch GTNT:
Đảm bảo định hướng cho việc quyết định đầu tư vào chương trình phát triển kinh tế vùng nông thôn, thực hiện đầu tư bền vững, làm đâu được đó.
Xác định phương hướng phát triển GTNT trong từng giai đoạn; cân đối nguồn vốn đầu tư, bảo trì theo kế hoạch từng năm và dài hạn.
Quy hoạch GTNT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Quy hoạch GTNT phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hành lang đường không bị lấn chiếm. Quy hoạch GTNT phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế dựng và bảo trì đường GTNT:
hoạch đầu tư
xây
+ Đối với cấp tỉnh: Sở KHĐT và Sở GTVT trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch của tỉnh hướng dẫn cấp huyện tổng hợp, đề xuất kế hoạch phát triển GTNT và nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm để trình UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ cho xây dựng và bảo trì hệ thống đường GTNT của các huyện.
+ Đối với cấp huyện: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến
đường do huyện quản lý; kế
hoạch hỗ
trợ
xây dựng và bảo trì các tuyến
đườngxã. Kế
hoạch xây dựng và bảo trì hệ
thống GTNT cấp huyện được
thông qua UBND cấp huyện và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến
đường xã, đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng. Kế hoạch xây
dựng và bảo trì hệ thống GTNT được thông qua UBND cấp xã và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND huyện.
2.1.4.2 Tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình giao thông nông thôn