Thực Trạng Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Giao Thông Nông Thôn Huyện

đường rất xấu là đường hầu như phương tiện vận tải không thể tham gia giao thông do mặt đường bị sụt lún, lồi lõm.

Tình trạng đường GTNT còn tốt chiếm tỷ lệ thấp 18,62% tỷ lệ đường đáp ứng nhu cầu giao thông trong hiện tại ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 30,14%, còn lại là đường xấu và rất xấu.

Tỷ lệ đường huyện có tình trạng tốt là khá cao, với tỷ lệ 58% trên tổng chiều dài đường huyện, do trong giai đoạn 2008 đến nửa đầu năm 2014 huyện đã tập trung cải tạo, nâng cấp và xây mới một số tuyến đường huyện.

Hiện nay một số đoạn trên các tuyến đường huyện đã bị xuống cấp, cần phải tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp; đặc biệt tuyến đường trục huyện cần phải được đầu tư để góp phần đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.

Về cơ bản đường xã đã được đổ bê tông nhựa, BTXM và lát gạch. Tình trạng đường tốt chiếm 33,38%, đường trung bình chiếm 31,39%, đường xấu chiếm 22,27% và tỷ lệ đường rất xấu là 11,98%.

Đường thôn, xóm tỷ lệ đường tốt còn thấp 20,27%, đường trung bình chiếm tỷ lệ khá cao 56,49%, đường xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ 23,24%.

Đường ra đồng tình trạng lầy lội vào mùa mưa, rất khó khăn cho giao thông phục vụ sản xuất, tỷ lệ đường xấu và rất xấu rất cao 97,16%.

4.2.3.4 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện

Xây dựng giao thông là một ngành sản xuất ra vật chất, xây dựng ra tài sản cố định (cầu, đường...) phục vụ cho nền kinh tế. Sản phẩm có đặc điểm cố định, trải dài theo tuyến, quá trình thi công phân tán và mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều yếu tố giá của các nguồn lực khi tham gia cấu thành nên sản phẩm... Đây là một bất lợi cho ngành xây dựng giao thông dẫn đến tăng và phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng.

Việc thu hồi vốn xây dựng một cách trực tiếp là hết sức khó khăn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, vì vậy khả năng thu hồi vốn trực tiếp từ ngành xây dựng giao thông không có tính thuyết phục với các nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Thông thường việc thu hồi vốn đầu tư vào ngành giao thông vận tải

được thực hiện gián tiếp thông qua thu thuế và các khoản thu khác do sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước đảm nhận.

Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam - Dương Văn Hội - 14

Tuy lượng vốn đầu tư giao thông thì lớn, thời gian thu hồi vớn lâu và không vì lợi nhuận, song đó là việc làm hết sức cấp bách và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để thực hiện CNH ­ HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn cho xây dựng giao thông ở Thanh Liêm chủ yếu là ngân sách Nhà nước gánh vác và được huy động từ nhiều nguồn vốn.

* Theo nguồn vốn

Bao gồm: Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách huyện, ngân sách xã, nguồn vốn phát triển GTNT WB, nguồn đóng góp của nhân dân, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các nguồn khác như: nguồn hìnht hành do hưởng lợi từ các dự án do

Trung ương đầu tư

trên địa bàn, nguồn từ

các chương trình phát triển nông

thôn, xóa đói giảm nghèo...

Tính riêng giai đoạn 2012 ­ 2014 tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện 183,395 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 239,32%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 203,96%; đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và bảo trì 33,19km đường GTNT; trong đó:

­ Đường huyện: do UBND huyện trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp 15,57km đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách huyện. Vốn đầu tư cho đường huyện đều tăng qua các năm, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 274,97%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 252,31%.

Cơ cấu vốn và chiều dài đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp như sau:

Năm 2012: NS huyện ­ vốn khác là 87,99% ­ 12,01%; 3,887km đường. Năm 2013: NS huyện ­ WB là 97,7% ­ 2,3%; 5,13km đường.

Năm 2014: NS huyện ­ WB là 99,82% ­ 0,18%; 6,55km đường.

­ Đường xã: do UBND xã trực tiếp quản lý, tổ chức xây dựng, cải tạo nâng cấp đường và thực hiện bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách xã, có sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh, huyện và một phần rất ít huy động được nhưng không thường xuyên từ sự đóng góp của cộng đồng và nguồn vốn WB.

Vốn đầu tư cho đường xã năm 2013 tăng so với năm 2012 là 363,95%,

năm 2014 so với năm 2013 tăng 183,22%. Cơ đường xã được cải tạo, nâng cấp như sau:

cấu vốn đầu tư

và chiều dài

Năm 2012: NS tỉnh ­ huyện ­ xã là 25,44% ­ 0% ­ 27,03%; 1,92 km đường.

Năm 2013: NS tỉnh ­ huyện ­ xã là 19,34% ­ 25,52% ­ 55,14%; 4,99 km đường.

Năm 2014: NS tỉnh ­ huyện ­ xã là 26,91% ­ 36,72% ­ 21,81%; 5,12 km đường.

­ Đối với đường thôn, xóm: Vốn đầu tư năm 2013 tăng so với năm 2012 là 128,1%, năm 2014 so với năm 2013 là 35,11%. Cơ cấu vốn đầu tư và chiều dài đường thôn, xóm được cải tạo, nâng cấp năm 2013: NS tỉnh ­ huyện ­ xã là 11,75% ­ 29,28% ­ 31,19%; đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp được 2,25 km đường.

­ Đối với đường sản xuất: hầu như chưa được đầu tư.

* Theo hình thức đầu tư

­ Vốn đầu tư xây dựng mới: 73,265 tỷ đồng, chiếm 24,17% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 đến nửa đầu năm 2014, nguồn vốn này chủ yếu giành cho đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện, xây mới cầu trên các tuyến đường xã và đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường thôn, xóm.

­ Vốn nâng cấp, cải tạo: 95,02 tỷ đồng, chiếm 64,86% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 ­ đến nửa đầu năm 2014, chủ yếu giành cho cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

­ Vốn giành cho công tác bảo trì đường GTNT: 15,11 tỷ đồng, chiếm 8,23% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 ­ 2014, chủ yếu giành cho bảo trì đường huyện như: sữa chữa thường xuyên và sữa chữa định kỳ.

Chưa có vốn giành cho bảo trì đường xã, đường thôn xóm và đường sản

xuất.


* Như vậy

­ Giai đoạn 2012 đến nửa đầu năm 2014 đã có nhiều nguồn vốn tham

gia quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và bảo trì (sửa chữa

thường xuyên, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất) nhằm duy trì và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm.

Tổng số vốn đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn đạt 183,395 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách huyện chiếm tỷ trọng rất lớn 69,57%, chủ yếu được hình thành từ nguồn đấu giá đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; ngân sách xã chiếm 15,43%; ngân sách tỉnh hỗ trợ 8,56%; vốn tranh thủ từ các nguồn: WB và nguồn khác 4,13%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chiếm tỷ trọng nhỏ 2,31%.

Chủ yếu vốn được giành cho việc đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường huyện và cầu trên các tuyến đường xã; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, xã và thôn xóm; vốn giành cho công tác bảo trì là rất ít, chủ yếu thực hiện đối với bảo trì đường huyện; chưa có vốn để đầu tư đối với đường sản xuất và thực hiện công tác bảo trì đối với đường xã, đường thôn xóm.

Việc đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường huyện chủ yếu do ngân sách huyện đảm nhận, chiếm 87,99% (năm 2012), 99,% (năm 2013), 99,82% (năm 2014) trong tổng số vốn đầu tư cho đường huyện.

Việc đầu tư

xây mới; cải tạo, nâng cấp đường xã, chủ

yếu do ngân

sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng, chưa huy động được nguồn lực rất lớn của cộng đồng, cơ cấu vốn tham gia đầu tư của các năm như sau:

2012: Tỉnh ­ huyện ­ xã là 25,44% ­ 0% ­ 27,03%;

2013: Tỉnh ­ huyện ­ xã là 19,34% ­ 25,52% ­ 27,03%;

2014: Tỉnh ­ huyện ­ xã là 26,91% ­ 36,72% ­ 21,81%.

Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đường thôn xóm chủ yếu là do ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ đầu tư, ngân sách xã đối ứng theo cơ cấu vốn tham gia đầu tư năm 2013: Ngân sách tỉnh ­ huyện ­ xã là 11,75% ­ 29,28% ­ 31,19%.

Thực trạng công tác đầu tư xây dựng công trình GTNT đến năm 2014, chưa thực hiện được mục tiêu quy hoạch phát triển GTNT, cụ thể: tỷ lệ rải mặt đường xã, đường thôn xóm còn thấp, cơ cấu vốn đầu tư chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách tỉnh còn thấp, chưa huy

động được nhiều nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và dân cư bàn.

trên địa

Vẫn còn hiện tượng đường thôn xóm chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp và bảo trì đường GTNT đã được huyện thực hiện rất tốt đối với các tuyến đường huyện. Đối với các tuyến đường xã, UBND các xã chủ yếu mới thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường; việc bảo trì các tuyến đường trên địa bàn các xã, thị trấn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn; đặc biệt chưa có vốn giành cho công tác sữa chữa thường xuyên.

4.2.4 Thực trạng công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì

4.2.4.1 Quản lý, khai thác hệ thống đường giao thông nông thôn

Đối với đường huyện sau quá trình đầu tư, khi hoàn thành đưa vào sử dụng được bàn giao cho Hạt quản lý đường (Hạt giao thông huyện) để thực hiện quản lý công trình trong thời kỳ khai thác vận hành.

Đối với các tuyến đường xã; đường thôn, xóm; đường sản xuất do UBND các xã trực tiếp quản lý công trình trong thời kỳ khai thác vận hành.

­ Trong những năm qua, với vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn, cấp huyện đã có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến các văn bản mang tính

pháp quy của các cấp nhằm bảo vệ khai thác bình thường của hệ thống đường GTNT.

Việc quản lý được thực hiện theo quy hoạch của từng tuyến đường, đảm bảo an toàn hành lang đường. Nhìn chung các tuyến đường huyện, xã và đường thôn, xóm, các công trình trên tuyến được bảo vệ an toàn, không bị các cá nhân xâm hại gây cản trở giao thông.

Tùy theo từng tuyến đường cho phép các loại xe có trọng tải từ 5 ­ 7 tấn được qua lại, các xe có trọng tải lớn hơn cấp tải trọng thiết kế, khi tham gia giao thông trên các tuyến đường phải xin phép UBND các địa phương quản lý và tuân theo những quy định về giao thông đường bộ.

­ Việc quản lý phát triển GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm có nhiều bước chuyển biến rất đáng kể. Phát triển bền vững GTNT đã trở thành một nội dung quan tâm hàng đầu của huyện. Xu hướng tăng cường nâng cao chất lượng đường hiện có trên 2 mặt: 1) Cải tạo yếu tố hình học của tuyến, trước mắt là mở rộng chiều rộng nền, mặt đường. Nâng cấp xây dựng vĩnh cửu hệ thống cầu cống nông thôn; 2) Cuối giai đoạn 2010 ­ 2014 có thêm sự

chuyển hướng nâng cấp hệ thống đường trục chính nội đồng phục vụ xuất đạt tiêu chuẩn ít nhất là B­nông thôn.

sản

­ Kinh nghiệm điều hành của hệ thống quản lý từ huyện đến xã tốt hơn rất nhiều, đã thu hút được sự tham gia và đồng tình của người dân, như việc mở rộng đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

Qua khảo sát thực tế, đại đa số các hộ dân đồng tình thực hiện nhận tiền bồi thường, hoặc thực hiện theo hình thứ đổi đất để mở rộng đường, một số ít các hộ dân đồng ý hiến đất.

Nhìn chung chất lượng các tuyến đường được duy trì khá ổn định. Tuy nhiên các làng, xóm chưa có hương ước nào bảo vệ đường GTNT. Việc đào đường và thoát nước cho cây trồng của các hộ nông dân thường xẩy ra, nhất là

đối với hệ thống đường sản xuất thường bị phá hủy hàng năm với khối lượng lớn nhất trong hệ thống mạng lưới đường GTNT.

Việc đầu tư mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa nông thôn phát triển mạnh... các phương tiện có tải trọng lớn gia tăng, nên các tuyến đường GTNT hiện nay, đặc biệt là đường xã hầu như chưa đảm bảo về tiêu chuẩn nền, mặt đường và tải trọng thiết kế công trình cho việc vận tải bằng cơ giới loại vừa và lớn.

Quá trình khai thác sử dụng, các phương tiện có trọng tải lớn hơn cấp kỹ thuật của đường cũng tham gia giao thông, đã làm hỏng nặng mặt đường do vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép của đường GTNT.

4.2.4.2 Công tác bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn

­ Đường huyện được ưu tiên từ ngân sách huyện cho bảo trì, nhưng rất ít, giai đoạn từ năm 2010 đến nửa đầu năm 2014, phần lớn (hơn 83,47%) vốn đầu tư cho đường huyện được dùng cho nâng cấp mặt đường, tiếp theo là làm mới đường, cầu cống.

Chi phí cho bảo trì đường huyện chiếm 16,53% tổng vốn giành cho đường huyện, gồm: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ.

Sửa chữa thường xuyên như duy trì hệ thống biển báo hiệu an toàn giao thông, sửa chữa nhỏ mặt đường, rãy cỏ bạt lề đường... Sửa chữa định kỳ bao

gồm: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và sửa chữa đột xuất do sự cố đường.

hỏng hóc

­ Đường xã và đường thôn, xóm khối lượng làm GTNT vẫn tập trung vào công tác xây dựng đường. Phần dành cho bảo trì đường vẫn dừng ở mức độ sửa đường, phát quang dọn dẹp đường theo các đợt phát động phong trào, chưa thành 1 công tác thường kỳ hàng năm.

Tuy nhiên do một số nơi mựt đường vẫn còn là đường đất và đường

cấp phối, hệ thống thoát nước mặt không được bảo dưỡng thường xuyên,

hoặc không xử lý triệt để nên dẫn đến sự xuống cấp của nhiều tuyến đường.

­ Bảo trì đường theo kế hoạch chưa được thực hiện đối với cấp xã, trừ phần thực hiện theo các dự án WB3 theo yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ.

­ Không có nguồn vốn đầy đủ và ổn định cho bảo trì, vốn được cấp rất ít, không đủ từ ngân sách sự nghiệp của tỉnh, huyện, xã cho bảo trì là nguyên nhân đầu tiên được báo cáo.

Tuy nhiên xem xét kỹ cho thấy chưa có cơ chế quản lý khai thác, bảo trì mới chính là nguyên nhân sâu xa làm cho công tác bảo trì không hoạt động được. Không có tổ chức quản lý khai thác bảo trì được quy quy định rõ trách nhiệm và không có các văn bản hướng dẫn của nhà nước mang tính pháp lý quy định về công tác quản lý khai thác bảo trì, đã khiến cho cấp xã không thể triển khai hoặc triển khai không hiệu quả công tác bảo trì đường.

­ Các đơn vụ được giao quản lý các tuyến đường có trách nhiệm bảo dưỡng thường xuyên, đồng thời phải đạt các yêu cầu về kỹ thuật: Nền đường bảo đảm ổn định không bị sói, sạt lở; mặt đường bằng phẳng, không có ổ gà, không đọng nước khi mưa; công trình (bao gồm cả cầu, cống) không bị tắc, sói lở và phải được tiêu thoát nước thường xuyên.

Bảng 4.8: Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện


TT Số hiệu

ĐM

Công việc

Đơn vị Định mức

AB.11211 Hốt đất, cát trùm mặt

1

đường

Nhân công bậc 3/7

m3 1

Công 0,45

2 XR.5410 Bạt lề đường

Nhân công bậc 3,5/7

3 XR.5420 Rãy cỏ trùm mặt đường

Nhân công bậc 3,5/7

m2 1

Công 0,024

m2 1

Công 0,021

... ... ... ... ...

Nguồn: Phòng Công thương huyện Thanh Liêm

Riêng đối với đường huyện sau quá trình đầu tư, khi hoàn thành đưa vào sử dụng được bàn giao cho Hạt giao thông huyện để thực hiện công tác

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí