Khái Niệm Và Vai Trò Của Thông Tin Tài Chính


đã đạt được trong năm qua và mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Ngoài ra, thông điệp còn tập trung đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế trong lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang tham gia để dự báo các triển vọng trong tương lai. Thông điệp của chủ tịch HĐQT cung cấp các thông tin hữu ích về doanh thu, lợi nhuận, thị phần và đặc biệt là các thông tin dự báo.

Thông tin chung

Đây là phần trình bày các thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp như tổng vốn điều lệ, vốn đầu tư của chủ sở hữu, ngành nghề và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung này thường tập trung vào các lợi thế riêng biệt, yếu tố rủi ro; thông tin định hướng phát triển bao gồm mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, các chiến lược phát triển trung và dài hạn, các mục tiêu phát triển bền vững. Thông tin được đánh giá là trọng yếu trong nội dung này là các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó có rủi ro về môi trường. Nội dung này cung cấp thông tin quan trọng mà các nhà đầu tư và các bên liên quan tìm kiếm để ra quyết định phù hợp về giá trị thị trường và mức độ bền vững của doanh nghiệp.

Tình hình hoạt động trong năm

Nội dung này phản ánh bao trùm hầu hết các hoạt động của DNPTCNY bao gồm (i) tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, (ii) tổ chức và nhân sự; (iii) tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án; (iv) tình hình tài chính; (v) cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu; (vi) tiêu thụ năng lượng. Trong từng hoạt động, doanh nghiệp phải trình bày kết quả đạt được cũng như những thay đổi so với năm trước và phân tích cụ thể nguyên nhân biến động dẫn đến việc không đạt/đạt/vượt các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu trong nội dung này phải trình bày trong 2 năm để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo đánh giá của Ban giám đốc

Báo cáo đánh giá của BGĐ là bản thuyết minh về những hoạt động của doanh nghiệp trong năm để trình bày những kết quả mà doanh nghiệp đạt được so với kế hoạch đã được cổ đông thông qua hoặc so với kết quả thực hiện mà doanh nghiệp


đạt được trước đây. Trong trường hợp kết quả của doanh nghiệp không đạt được như kế hoạch đề ra, BGĐ phải nêu rõ những nguyên nhân ảnh hưởng và trách nhiệm của BGĐ đối với việc không hoàn thành kế hoạch sản xuất. Vì vậy, báo cáo này có thể được coi là bản giải trình của BGĐ về những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Đánh giá của Hội đồng quản trị

Đặc điểm của CTCP nói chung và DNPTCNY nói riêng là sự tách rời giữa người sở hữu vốn (các cổ đông của doanh nghiệp) và người sử dụng vốn (những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp – BGĐ). HĐQT thay mặt các cổ đông của doanh nghiệp thực hiện giám sát hoạt động của những người quản lý điều hành, ngăn ngừa mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhằm bảo vệ quyền lợi, đồng vốn của các cổ đông. HĐQT có quyền và nghĩa vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nội dung này ngoài phần đánh giá về các mặt hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá về hoạt động của Ban giám đốc trong năm qua còn có nội dung liên quan đến thông tin dự báo của doanh nghiệp là kế hoạch, định hướng phát triển của HĐQT.

Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Quản trị doanh nghiệp

TTTC về quản trị doanh nghiệp được yêu cầu trình bày trong phần này là các mức lương, thưởng, thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho mỗi thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý. Giá trị các khoản thù lao, lợi ích và chi phí này phải được công bố chi tiết cho từng người và phải ghi rõ số tiền cụ thể. Đây là một nội dung mà các cổ đông đặc biệt quan tâm vì nó phản ánh mối quan hệ giữa chính sách thù lao và hiệu quả của DN. Doanh nghiệp thường được yêu cầu CBTT về chính sách thù lao cho thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao để nhà đầu tư có thể đánh giá chi phí và lợi ích của kế hoạch thù lao cũng như việc đóng góp của các chương trình khuyến khích như chia cổ phiếu thưởng dựa vào hiệu quả của doanh nghiệp.


Báo cáo tài chính

BCTC năm đã được kiểm toán là một phần không thể tách rời trong BCTN, đây là nguồn cung cấp TTTC đầy đủ và chi tiết cho người sử dụng khi muốn tìm hiểu và phân tích cụ thể tình hình tài chính của DN. BCTC đã được kiểm toán nhằm đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các thông tin góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Các thông tin trên BCTC được công bố phải đảm bảo theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán hiện hành.

Phân loại theo tính chất thông tin

Xét theo tính chất thông tin được trình bày trên BCTN có thể được chia thành TTTC và thông tin phi tài chính.

Thông tin tài chính

TTTC chủ yếu được cung cấp trên BCTC như BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, ngoài TTTC trên hệ thống BCTC được trình bày theo quy định của các văn bản pháp lý thì TTTC còn được sử dụng làm các số liệu minh hoạ, phân tích, giải trình của BGĐ trong các báo cáo khác của BCTN như Báo cáo tình hình hoạt động trong năm, Báo cáo đánh giá của BGĐ và Đánh giá của HĐQT.

Thông tin phi tài chính

BCTN được coi là một công cụ truyền thông hiệu quả của doanh nghiệp nên thông tin phi tài chính thường được doanh nghiệp công bố rất phong phú và đa dạng. Đây là các thông tin mà doanh nghiệp tự nguyện công bố để tăng cường giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp, các sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh đến với các nhà đầu tư như thông tin về lễ động thổ xây dựng dự án, thông tin về lễ ký kết thực hiện hợp đồng hợp tác, thông tin về các hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, thông tin về trách nhiệm xã hội... Các thông tin phi tài chính được trình bày trong các mục như thông tin chung về doanh nghiệp; thông điệp của chủ tịch HĐQT; tình hình hoạt động trong năm; báo cáo và đánh giá của Ban giám đốc; đánh giá của HĐQT về hoạt động của doanh nghiệp; quản trị doanh nghiệp.


1.2. Khái niệm và vai trò của thông tin tài chính

1.2.1. Khái niệm

Doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước, góp phần phát triển hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến nhiều chủ thể khác như khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư trong và ngoài nước…nhằm tìm kiếm lợi ích. Để đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và các chủ thể cần có sự trao đổi truyền đạt nhiều dạng thông tin khác nhau trong đó có TTTC. TTTC thường do bộ phận kế toán cung cấp, là kết quả của hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. TTTC thường được trình bày trên các báo cáo tài chính vì vậy khi tìm kiếm các TTTC người ta có thể tiếp cận thông qua các BCTC của doanh nghiệp.

Hai tổ chức quốc tế là IASB và FASB (2010) 94 đều thống nhất rằng “BCTC nhằm cung cấp TTTC của một đơn vị báo cáo mà thông tin này hữu ích cho nhà đầu tư, người cho vay và các đối tượng tín dụng khác hiện hữu hoặc tiềm năng để phục vụ cho việc ra quyết định về khả năng cung cấp vốn của họ cho đơn vị”

Theo Luật kế toán năm 2015, BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nguyễn Đình Hùng (2010)9 TTTC là kết quả của quá trình soạn lập và công bố BCTC nên khi đề cập đến TTTC thì đồng nghĩa với thông tin trên BCTC, do đó hai cụm từ này là tương đồng và được sử dụng thay thế lẫn nhau. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)8 có cùng quan điểm, cho rằng TTTC là kết quả của quá trình soạn thảo BCTC và quá trình CBTT chủ yếu được thực hiện qua BCTC nên TTTC được xem xét trên phạm vi hẹp có nghĩa tương đồng với “thông tin trên BCTC”. Đứng ở góc độ hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem là kết quả đầu ra của một hệ thống thông tin kế toán, được xử lý và cung cấp bởi quy trình nghiệp vụ kế toán tài chính. Ở góc độ người sử dụng thông tin, BCTC là nguồn cung cấp TTTC hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế.


Theo VAS 21, BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này BCTC phải cung cấp thông tin của một doanh nghiệp về tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. Theo quan điểm này, TTTC được cung cấp đầy đủ trên BCTC của doanh nghiệp và đó là các thông tin quá khứ, tuy nhiên các thông tin này sẽ giúp người sử dụng dự báo được TTTC trong tương lai, cụ thể là các luồng tiền còn bản thân TTTC dự báo không có sẵn trên BCTC của doanh nghiệp.

Với các khái niệm nêu trên có thể thấy các tác giả tiếp cận TTTC theo nghĩa hẹp tức là chỉ quan tâm đến các thông tin được trình bày trên BCTC mà chưa quan tâm đến TTTC từ các nguồn khác. Với cách tiếp cận theo kết quả có nghĩa là các tác giả chỉ đề cập đến thông tin dạng quá khứ trong khi đó TTTC nếu tiếp cận theo nghĩa rộng còn có những thông tin khác như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, dự án kinh doanh, chỉ số phân tích tài chính…đặc biệt là các thông tin dự báo về khả năng và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Theo Nivra (2008)102 TTTC là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN ở những thời kỳ cụ thể. TTTC có thể là thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thông thường được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. TTTC thường được thể hiện trên các BCTC của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, ngoài thông tin trên BCTC phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính trong năm đã qua thì TTTC còn được thể hiện bằng các số liệu kế hoạch mang tính dự báo cho thời gian tiếp theo. Như vậy, TTTC bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động kinh


doanh của các DN được công bố bởi bộ phận kế toán trên hệ thống BCTC của DN. Tuy nhiên, ngoài thông tin kể trên, TTTC cũng được sử dụng để tính toán cho các chỉ tiêu tài chính, hệ số tài chính làm số liệu minh hoạ cho các giải trình của BGĐ, HĐQT để phân tích và đánh giá thực trạng cũng như xây dựng kế hoạch, dự báo triển vọng của doanh nghiệp.

Theo cách tiếp cận của luận án, TTTC mà NCS đề cập đến không chỉ là các thông tin trên BCTC mà còn là các thông tin được Ban giám đốc, Hội đồng quản trị công bố trong các báo cáo thuộc BCTN của DNPTCNY như kết quả kinh doanh, mức độ hoàn thành so với kế hoạch, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh hay khả năng thanh toán… Vì vậy, TTTC là các thông tin được trình bày trên BCTC và những thông tin biểu hiện dưới hình thái giá trị được sử dụng để giải trình rõ hơn về kết quả hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các báo cáo bộ phận thuộc BCTN. Ngoài ra, TTTC còn được biểu hiện dưới dạng các hệ số tài chính để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. TTTC liên quan trực tiếp với hệ thống định chế tài chính và nó có thể là những thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo.

1.2.2. Phân loại thông tin tài chính

Phân loại theo phương tiện trình bày thông tin

DN với tư cách là một chủ thể kinh tế thường có mối quan hệ tài chính với nhiều đối tượng khác nhau vì vậy để cung cấp TTTC tới các đối tượng này, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng hệ thống BCTC. Hệ thống BCTC đóng vai trò là phương tiện trình bày TTTC đến các đối tượng sử dụng. Ngoài ra, để giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong tương lai thì các doanh nghiệp còn sử dụng một phương tiện CBTT khác đó là Báo cáo thường niên.

Hệ thống BCTC bao gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.


- Bảng cân đối kế toán trình bày thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin phản ánh về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

- Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm thông tin về doanh thu, thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày thông tin về dòng tiền trong doanh nghiệp.

- Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày thông tin bổ sung làm rõ thêm nội dung đã được trình bày trên các BCTC khác.

- Thông tin tài chính khác trình bày trên BCTN bao gồm tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án; tình hình tài chính; các chỉ tiêu tài chính chủ yếu; báo cáo đánh giá của ban giám đốc về kết quả hoạt động SXKD, tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất trong tương lai; Báo cáo đánh giá của HĐQT về hoạt động của DN và các kế hoạch, định hướng của HĐQT...

Phân loại theo tính chất thông tin

TTTC không chỉ được cung cấp cho các nhà quản trị trong DN mà còn có các đối tượng bên ngoài DN do đó để đảm bảo tính khách quan, TTTC phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành của từng quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế được công nhận. Vì vậy, TTTC thường mang tính pháp lệnh nghĩa là được tổ chức ở tất cả các đơn vị kế toán và phải tuân thủ các quy định thống nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng, các DN vẫn có thể công bố các TTTC khác nếu các thông tin đó giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về bản chất của giao dịch. Như vậy, căn cứ theo tính chất thông tin thì TTTC được chia thành:

- Thông tin tài chính bắt buộc (Mandatory Disclosures) bao gồm tất cả các thông tin được yêu cầu công bố theo những quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan (Stephen Owusu – Ansah, 1998)

112. Ở Việt Nam, TTTC bắt buộc thường được trình bày trên các BCTN theo quy định của UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán, chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế, chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán DN do Bộ tài chính ban hành (Đặng Thị Thuý Hằng, 2016)7.


- Thông tin tài chính tự nguyện (Voluntary Disclosures) là thông tin DN tự nguyện công bố như thông tin dự báo tương lai hay thông tin quá khứ (5-10 năm) về doanh thu, chi phí, đầu tư TSCĐ, lợi nhuận, chia cổ tức, hàng tồn kho, dòng tiền, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, nợ khó đòi… TTTC tự nguyện được sử dụng khi mà các TTTC bắt buộc có thể không hiệu quả với người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, việc công bố thông tin tài chính tự nguyện quá nhiều, khó hiểu và không phù hợp với người sử dụng sẽ dẫn đến sự khủng hoảng thông tin. Theo Al – Htaybat và Napier (2006); Micheal J.Ferguson và cộng sự (2002); Levinsohn (2001) trích trong Đặng Thị Thuý Hằng, (2016)7 công bố TTTC tự nguyện thường được xem xét trên nguyên tắc chi phí – lợi ích, tức là nếu việc công bố tốn kém chi phí hoặc không tốn một đồng chi phí nào thì công bố toàn bộ vẫn sẽ diễn ra bởi vì các nhà đầu tư sẽ cho rằng những doanh nghiệp không công bố có thể có những thông tin rất xấu. Do vậy, một doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ việc công bố tự nguyện hơn là bị thiệt hại.

Phân loại theo thời gian

TTTC công bố theo thời gian có thể là thông tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã diễn ra trong quá khứ hoặc các số liệu mang tính kế hoạch, dự báo trong tương lai. Vì vậy, ta có thể chia TTTC thành TTTC quá khứ và TTTC dự báo.

Thông tin tài chính quá khứ là những thông tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận trên các sổ kế toán và tổng hợp trên các BCTC, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo phân tích. TTTC quá khứ thường mang tính bắt buộc và được quy định bởi các văn bản pháp quy nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động kinh tế của DN. TTTC quá khứ là cơ sở quan trọng để xây dựng các kế hoạch, định hướng, chiến lược phát triển trong tương lai.

Thông tin tài chính dự báo là kết quả của quá trình ước tính hoặc dự đoán hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. TTTC dự báo thường không phải là thông tin bắt buộc công bố mà chủ yếu được sử dụng để xây dựng kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Thông tin dự báo ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết quyết định của tổ chức. Tuy nhiên thông tin dự báo thường ít được công bố rộng rãi mà chủ yếu đáp ứng

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí