Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia Trong Quản Lý Đào Tạo Nhân Lực Ngành

hành, thực tập tại hiện trường với các dây truyền công nghệ hiện đại mà các CSĐT không có điều kiện đầu tư.

+ Xây dựng danh mục ngành nghềĐT gắn với nhu cầu DoN, trong những năm qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của KH-CN, việc xuất hiện những nhu cầu về những ngành nghề mới đòi hỏi các CSĐT và DoNphải thay đổi là điều tất yếu, do vậy cần có chính sách để mở rộng ngành nghề ĐT.

1.6. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý đào tạo nhân lực ngành

du lịch và bài học đối với nước ta

-Australia

Việc ĐT du lịch ở Australia được tiến hành dưới nhiều hình thức và cấp độ từ các trường nghề tới các trường cao đẳng và đại học, từ các trường công tới các trường tư và tại ngay các cơ sở kinh doanh du lịch.

Thông thường, việc ĐT du lịch bắt đầu từ cấp độ nghề rồi mới tới các bậc ĐT du lịch ở bậc đại học và sau đại học. Việc ĐT du lịch ở cấp độ nghề thường do các trường nghề thuộc khối GD&ĐT nghề (Vocational Education Training - VET). Việc ĐT du lịch ở bậc đại học (với bằng cử nhân quản trị du lịch - Bachelor of Tourism Management) và sau đại học do các trường đại học đảm nhiệm. Các trường đại học thường liên kết với VET, trong đó các cơ sở thuộc khối VET đảm nhiệm phần ĐTN trong các chương trình cử nhân quản trị du lịch.

Việc ĐT du lịch ở Australia dù ở cấp độ nghề hay bậc đại học cũng được chia thành hai chuyên ngành chính rõ rệt: Chuyên ngành thứ nhất chuyên về quản lý khách sạn, nhà hàng và được chia tiếp thành các chuyên ngành nhỏ như quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, quản lý câu lạc bộ, sự kiện,...Chuyên ngành thứ hai về du lịch và lữ hành bao gồm các chuyên ngành nhỏ: du lịch văn hóa, du lịch bản địa, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao và giải trí…

Mặc dù ĐT trong du lịch cần có định hướng phân ngành rõ rệt nhưng cũng có một số CSĐT kết hợp cả hai chuyên ngành vào chương trình của mình, như trường đại học Queensland với chương trình cử nhân du lịch quốc tế và quản lý khách sạn (Bachelor of International Tourism and Hotel Management). Thậm chí nhiều cơ sở khác còn thực hiện ĐT du lịch theo kiểu tích hợp với việc đưa du lịch

vào như một phần của các CTĐT về quản lý, thương mại, quản lý môi trường hay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

quản lý dịch vụ.

Tại các CSĐT chuyên về du lịch thì hàm lượng nội dung liên quan trực tiếp tới du lịch có thể chiếm tới 60% nội dung chương trình học, còn đối với các CSĐT du lịch theo kiểu “tích hợp” như nêu trên thì hàm lượng nội dung liên quan đến du lịch có khi chỉ chiếm 15% nội dung chương trình môn học.

Quản lý đào tạo của các trường Cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ - 9

Australia cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình đào tạo kép (Dual System) của CHLB Đức, mô hình “chương trình thị trường lao động” (Labour market programmes) của Australia... Các mô hình này đều hướng tới sự kết hợp ĐT trong trường hợp dạy nghề với nơi sử dụng nhân lực sau ĐT trong các DoN.Tuy mỗi mô hình có những ưu nhược điểm và điều kiện, môi trường vận dụng riêng song về cơ bản các mô hình trên cũng đã chứng minh được tính ưu việt trong hoạt động ĐT Australia.

- Thụy Sĩ

Đào tạo du lịch ở Thụy Sĩ cũng được tiến hành ở các cấp độ khác nhau từ cấp ĐT tại DoN dưới dạng vừa học vừa làm, ĐT ở cấp độ trường nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học. Ngay từ bậc ĐT đầu tiên ở cấp độ nghề, việc ĐT tại Thụy Sĩ đã có sự phân ngành rõ rệt với các ngành: Khách sạn và nhà hàng, lữ hành, hoạt động giải trí trải nghiệm (du lịch thể thao và sòng bạc,…). Tại Thụy Sĩ, việc ĐT du lịch có định hướng về kỹ năng nghề rõ rệt. Các CTĐT hướng về phía nhu cầu của nhà tuyển dụng và yêu cầu về công việc trong ngành hơn là ĐT các kiến thức và lý thuyết chung. Có lẽ đây là yếu tố làm nên thành công trong ĐT du lịch tại Thụy Sĩ.

Cũng trong xu hướng chung về kết hợp ĐTN và kiến thức quản lý trong du lịch như ở Australia, các CSĐT du lịch ở Thụy Sĩ cũng đã phát triển chương trình tích hợp và liên thông từ ĐT cấp chứng chỉ nghề, cao đẳng, đại học và cuối cùng là sau đại học với CTĐT thạc sĩ quản trị du lịch, khách sạn. Chương trình này có các chuyên nghành về quản lý khách sạn quốc tế, quản lý du lịch quốc tế, quản lý khách sạn và du lịch quốc tế, quản lý khách sạn và sự kiện quốc tế, quản lý du lịch và sự kiện quốc tế. Một đặc thù của chương trình này cũng như các chương trình tại Thụy Sĩ là thực tập xen kẽ trong quá trình học. SV thực tập sẽ được trả lương

tại hai học kỳ (học kỳ 2 và học kỳ 4) tại cơ sở.Vấn đề cốt lõi của hệ thống dạy nghề của Thụy Sỹ là học nghề kèm cặp và thường xuyên được tiến hành trong phạm vi công ty, hay còn gọi hoạt động này là “tập sự tại xí nghiệp” hoặc “tập sự hành nghề”.

Thụy Sĩ cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình “đào tạo luân phiên” (Alternation) của Pháp; Mô hình dạy nghề “tam phương” (trial system) của Thụy Sĩ, là mô hình ĐT theo hệ thống song hành gắn ĐT với sử dụng nhân lực của các DoN.

- Hàn Quốc

Chính sách phát triển ĐTN du lịch của Hàn Quốc trong suốt thập kỉ qua luôn gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng yêu cầu của thực tế DoN, chú trọng công bằng trong học nghề. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo phát triển ĐTN, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ĐTN, trực tiếp tổ chức hoạt động ĐTN thông qua Cơ quan Nguồn nhân lực Hàn Quốc. Đặc biệt, Luật Cơ bản về dạy nghề bắt buộc DoN phải tham gia vào phát triển ĐTN.

Chính sách của Hàn Quốc rất coi trọng sự tham gia đóng góp của DoN trong ĐTN du lịch. Luật Cơ bản về dạy nghề không những quy định các điều kiện buộc các DoN thanh toán chi phí cho ĐTN mà còn khuyến khích hình thức ĐTN tại DoN. Chính sách ĐTN du lịch của Hàn Quốc mềm dẻo, linh hoạt và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn phát triển KT-XH nhằm thích ứng với các điều kiện mới và yêu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Hàn Quốc cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình “hệ thống 2+1” (2+1 system) của Hàn Quốc (Hệ thống này có những nét giống với mô hình ĐT kép của Đức). Khi Hàn Quốc áp dụng mô hình CIPO thì về cơ bản mô hình này đã chứng minh được tính ưu việt trong hoạt động ĐT tại Hàn Quốc - ĐT đáp ứng nhu cầu DoN.

Điểm nổi bật của nền giáo dục Hàn Quốc là triển khai ứng dụng thành quả của những phát minh khoa học mới. Với quan điểm này, ĐTN du lịch rất được quan tâm trong chính sách phát triển kinh tế xã hội. Để có đủ nhân lực ĐTN cung cấp cho TTLĐ, chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến quy hoạch mạng lưới CSĐT dạy nghề. Hệ thống ĐTN bao gồm: CSĐT công lập, CSĐT tư nhân và CSĐT tại DoN. Các DoN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực người lao

động, là nơi cung cấp dịch vụ ĐTN tại chỗ.

Các CSĐT nghề du lịch của Hàn Quốc rất chuyên môn hóa, và kết hợp rất chặt chẽ trong mạng lưới và chỉ ĐT những nghề quan trọng. Các trường thuờng xuyên trao đổi với GV và sử dụng chung GV, chuyên gia giỏi. Hầu hết các trường có ký cam kết hợp tác với nhau và với các tập đoàn du lịch, tập đoàn khách sạn. Các trường du lịch thường sở hữu chuỗi những khách sạn, nhà hàng nhỏ mang tính địa phương, SV thường được thực tập tại các khách sạn này không chỉ của trường mình mà còn được thực tập ở những khách sạn, nhà hàng của trường bạn.

Hàng năm ở nước này thường tổ chức các hội nghị về ĐT du lịch, các hội chợ, diễn đàn để các trường tự do tìm hiểu, hợp tác và để các trường trong mạng lưới ĐT du lịch thừa nhận lẫn nhau, tiếp nhận SV của các trường khác. Việc hợp tác ĐT theo tín chỉ (modules) được thừa nhận và áp dụng trong khối các trường, SV có thể vừa học, vừa đi làm và học ở nhiều trường. Kết quả học ở trường này được cấp tín chỉ theo mô - đun về một kỹ năng nào đó sau đó học tiếp ở trường khác để có đủ các tín chỉ cần thiết để được cấp bằng Diploma hay chứng chỉ nghề và việc ĐT liên thông giữa các trường nghề được thực hiện rất hiệu quả.

- Nhật Bản

Nhật bản có khoảng 1500 trường cao đẳng chuyên nghiệp ( khoảng 85% các trường này là các trường tư ), nên Nhật Bản rất có kinh nghiệm, đặc biệt là trong việc dạy nghề ở các DoN. ĐT nghề chính quy ở Nhật Bản có mục đích làm cho người học nắm được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện một loại việc làm cụ thể. ĐT nghề gồm chính quy, không chính quy và giáo dục trong các DoN. Chính phủ Nhật Bản cũng đang xúc tiến mở các khóa tiếng Anh trên khắp cả nước và tăng cường mời các thầy giáo tiếng Anh bản xứ vào dạy học tại các trường Nhật Bản ngay từ tiểu học, phấn đấu tạo mọi công dân đều có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh vào công việc chuyên môn của mình khi đến tuổi trưởng thành trong tương lai không xa.

Gần đây, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm ĐT ra những con người năng động, sáng tạo hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển KH - CN của đất nước trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Những hướng cải cách chủ yếu loại bỏ dần tính

thống nhất và bình đẳng thái quá trong giáo dục, giảm thiểu kiến thức nhất là phần lý thuyết suông trong các trường phổ thông và tăng thêm phần thực hành; chuyển cách dạy và học từ chỗ nặng về “thầy dạy, trò ghi nhớ một cách máy móc” sang “thầy chủ yếu khơi gợi vấn đề, trò chủ động tham gia thảo luận” giảm dần sự can thiệp quá mức của Nhà nước, đề cao tính chủ động và tự quản của các địa phương, các nhà trường trong các vấn đề về giáo dục, và đa dạng hóa các loại hình trường lớp, linh hoạt hóa các chương trình giảng dạy để tạo cho mọi người có thể chủ động tham gia vào quá trình học tập bất cứ lúc nào trong đời. Nhật Bản cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình quản lý tổng thể; Mô hình “dạy nghề tại DoN” ở Nhật Bản. … Các mô hình đều đề cao trách nhiệm của DoN trong việc kết hợp xác định mục tiêu, nội dung chương trình, lập kế hoạch tham quan, thực hành, thực tập tại DoN.

Nhật Bản từ lâu đã coi trọng nhu cầu của TTLĐ đối với chất lượng nguồn nhân lực. ĐTN du lịch ở Nhật Bản chuẩn bị cho người học tiếp cận việc làm, trang bị năng lực thích ứng với những thay đổi của TTLĐ. Để đáp ứng nhu cầu DoN, các hoạt động ĐT, ĐT lại ở các DoN có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi tốt nghiệp các khóa trong nhà trường, SV còn được học nghề tại các DoN trước khi làm việc để có được kỹ năng phù hợp với nhu cầu DoN. Họ được cung cấp những kiến thức chủ yếu để nắm bắt cơ sở khoa học và những kỹ năng trong môi trường DoN.

Hệ thống các trường ĐT du lịch liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Có trường chỉĐT một vài nghề du lịch, sự phân công, chuyên môn hóa giữa các trường thể hiện tính chuyên nghiệp cao và nhiều CSĐT thuộc sở hữu của tập đoàn khách sạn, tập đoàn du lịch. Việc ĐT liên thông giữa các trường nghề du lịch ở Nhật Bản khá phổ biến.

Nhật Bản còn quan tâm đến giáo dục nghề ban đầu, nước này cho rằng lực lượng lao động có tay nghề là cầu nối giữa các nhà khoa học và sản xuất, là lực lượng chủ chốt cho sản xuất. Nước này thường kết hợp giáo dục nghề nghiệp ban đầu ở các cấp trung học lẫn sau trung học. Trong các phương thức ĐTN ở Nhật Bản thì phương thức nổi trội nhất là ĐTN ngay tại nơi làm việc. Phương thức ĐT này đảm bảo được

nguyên tắc gắn học với hành và hầu như không có sự bất cập giữa cung và cầu lao động được ĐT vì các DoN thực hiện ĐT chủ yếu cho và từ nhu cầu của chính mình.

- Singapore

Đào tạo du lịch ở Singapore cũng được tiến hành ở các cấp độ khác nhau từ trung học nghề, trường nghề và cao đẳng tới đại học và do nhiều cơ sở tiến hành từ các CSĐT, các hiệp hội nghề tới việc ĐT ngay tại DoN.

Singapore cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình “Hệ thống đào tạo kép quốc gia” của Singapore; Mô hình CIPO…đã đem lại thành công nhất định trên các phương diện. Tuy mỗi mô hình có những ưu nhược điểm và điều kiện, môi trường vận dụng riêng song về cơ bản các mô hình trên đã chứng minh được tính ưu việt trong hoạt động ĐT tại quốc gia này trong giai đoạn lịch sử nhất định đồng thời cũng để lại những bài học kinh nghiệm.

Singaporeáp dụng nhiều CTĐT khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và HS-SV. Theo chương trình của các trường du lịch, việc ĐT thực hành được tiến hành theo 3 bước.

Bước 1: Thực hành tại trường. Giai đoạn này kéo dài khoảng 200 giờ học, và được tiến hành ngay xưởng thực hành trong trường, tại các phòng thực hành phục vụ bàn. Trong mỗi tiết giảng thời gian áp dụng lý thuyết vào thực hành cũng chiếm hơn 50% thời lượng trên lớp.

Bước 2: Giai đoạn này chiếm 500 giờ học theo dạng thực hành tại cơ sở kinh doanh do trường quản lý.

Bước 3: Xâm nhập thực tế: Tất cả các chương trình học của các trường du lịch đều bao gồm giai đoạn bắt buộc này. Thời lượng cho nó khoảng 4 tháng đến 6 tháng (chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng thời gian khóa học). Thông thường giai đoạn này được bố trí cuối khóa học nhằm củng cố những kiến thức mà SV đã học trong suốt các phần học lý thuyết học tại trường. Trong giai đoạn này các trường đã chuẩn bị chương trình rất kỹ lưỡng với bố cục chặt chẽ, trong đó yêu cầu mỗi SV ghi chép vào sổ những chi tiết công việc khác nhau mà họ đã thực hiện. Do uy tín và chất lượng ĐT cũng như mối quan hệ chặt chẽ, trong đó yêu cầu mỗi SV ghi chép vào sổ những chi tiết công việc khác nhau mà họ đã thực hiện. Do uy tín chất lượng ĐT

nên tất cả các khách sạn lớn (từ 3 đến 5 sao) tại Singapore đều ủng hộ và tiếp nhận SV đến thực tập. Khi thực hiện 2 giai đoạn thực hành cuối cùng SV có thể được hưởng lương do cơ sở chi trả.

Bên cạnh việc tiến hành ĐT, các CSĐT cũng thường xuyên tự tiến hành đánh giá chương trình của mình xem có còn phù hợp với nhu cầu DoN hay với các tiêu chuẩn đánh giá TedQual của Tổ chức Du lịch Thế giới.

- Thái Lan

Việc ĐT du lịch ở Thái Lan được tiến hành dưới nhiều hình thức và cấp độ từ các trường nghề tới các trường cao đẳng và đại học, từ các trường công tới các trường tư và tại ngay các cơ sở kinh doanh du lịch.

Việc ĐT các hệ trên đều có sự trộn lẫn giữa lý thuyết và thực hành. Chương trình thực hành của khóa học được xây dựng trên cơ sở 3 bước: thực hành ngay tại CSĐT trong quá trình học, thực hành ngoài CSĐT và ĐT công việc tại chỗ tại các cơ sở có liên quan tới từng chuyên ngành học.

Đào tạo thực hành đối với SV năm thứ nhất được tiến hành ngay tại CSĐT và tại các khách sạn, nhà hàng 2 hoặc 3 sao của Bangsaen, Chon Bury và Pattaya. Đại đa số SV hoàn thành 50% công việc thực hành tại CSĐTvà phần còn lại ở bên ngoài. Việc ĐT thực hành ngoài học viện diễn ra tại các khách sạn và công ty thích hợp với khu vực lân cận của các CSĐT như tại khu du lịch Pattaya và Choburi.

Đào tạo thực tế tại chỗ, phần được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của khóa học được thực hiện ở các cơ sở nhà nước và tư nhân khác nhau cả trong và ngoài nước. SV năm nhất của các chuyên ngành khách sạn được trải qua CTĐT công việc tại chỗ tại các khách sạn tiêu chuẩn khắp nước, trong đó SV năm thứ 2 hoàn thành chương trình này tại các khách sạn bậc nhất. SV lữ hành năm thứ nhất được thực hành tích lũy kinh nghiệm thực tế tại các văn phòng TAT trong cả nước, các công viên du lịch quốc gia và các công viên lịch sử quốc gia. Năm thứ 2 họ được thực tập tại Băng cốc và nhiều nơi khác như tại các điểm du lịch quan trọng của Pattaya, Chiang Mai, Phuket, và Cha-am. Một số trường cũng có liên hệ hợp tác với các khách sạn và các CSĐT ở nước ngoài như Úc, New Zealand, Canada, Macau và Việt Nam, các SV được lựa chọn có thể có cơ hội

được ĐT tại những nơi kể trên.

Thái Lan cũng đã áp dụng một số mô hình như: Mô hình “hệ thống hợp tác đào tạo nghề” (Cooperative Training System) của Thái Lanđã đáp ứng, nâng cao chất lượng nhân lực, chất lượng sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời, Thái Lan cũng đã áp dụng thành công mô hình CIPO trong ĐT, đặc biệt đối với ngành du lịch, một ngành mà hội nhập quốc tế đóng vai trò quan trọng, thì bối cảnh có tác động đến mọi yếu tố của đầu vào, quá trình và đầu ra và nó đã đem lại thành công nhất định trên các phương diện.

Các CSĐT du lịch ở Thái Lan hy vọng trang bị cho SV của mình toàn bộ kinh nghiệm học tập, điều đó sẽ giúp họ học cách ứng xử phong phú đối với các tình huống trong công việc của mình. Ngoài ra, họ phải có sự trung thành, tích cực trong công việc, có thái độ trách nhiệm với bản thân, công việc, gia đình, địa phương, quốc gia và phải có kiến thức tốt về đất nước và hiểu rõ các giá trị văn hóa, hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống và làm việc cũng như các vấn đề liên quan tới môi trường.

Chính phủ và các cơ quan coi trọng hệ thống thông tin TTLĐ trong ĐTN, CTĐT được xây dựng thông qua việc nghiên cứu nhu cầu của TTLĐ trong các vùng miền, các DoN có sử dụng lao động qua ĐTN.

Bài học kinh nghiệm về ĐTN du lịch từ các nước phát triển

(1) Kết quả phát triển ĐTN đáp ứng nhu cầu DoN phụ thuộc vào trình độ quản lý nhà nước. Do vậy, cần tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát sự phát triển của hệ thống.

(2) Chính sách phát triển ĐTN phải linh hoạt và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhằm thích ứng với những điều kiện mới và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

(3) Mô hình QLĐT nghề của các nước đều hướng tới mục tiêu phát triển ĐTN theo nhu cầu DoN, chuyển ĐT từ hướng cung sang ĐT theo hướng cầu; gắn kết nhiệm vụ ĐT với phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí