Đào Tạo Bồi Dưỡng, Nâng Cao Trình Độ Lao Động Ngành Du Lịch‌

Trước hết, chính quyền sở tại, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như là “mồi nhử’’ để huy động và sử dụng nguồn vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Yếu tố đồng bộ trong đầu tư phát triển du lịch cần được chú trọng hơn nữa, đầu tư phát triển hạ tầng đi liền với đầu tư cơ sở vật chất – kỷ thuật ngành du lịch theo phương châm có trong tâm, trọng điểm để khai thác phát huy hiệu quả và chú trọng những điểm du lịch mới.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường năng lực đón nhận các luồng khách du lịch bằng đường không và đường thủy. Đặc biệt cần nâng cấp, bố trí lại hệ thống cầu cảng chuyên dụng, cảng dân dụng, cảng du lịch... với sức chứa lớn, hạn chế tác động môi trường và nguồn lợi hải sản; xây dựng mới các sân bay chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách nội địa và khách quốc tế.

Đối với giao thông nội huyện: Cần sửa chữa và hoàn thiện hai tuyến đường chính Bắc

– Nam xuyên đảo và các tuyến đường phụ và các khu trung tâm và các khu dân cư. Quy hoạch hệ thống đường liên ấp, liên xã gắn với các tuyến, các nút giao thông, giúp tăng cường hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng phát triển du lịch.

Đối với các phương tiện du lịch trên biển như tàu, ghe... cần đảm bảo an toàn về máy móc, tuổi thọ của phương tiện, phao cứu sinh, trọng tải. Đối với các loại hình du lịch như câu cá, lặn ngắm san hô, tham quan đảo hoang cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách.

Lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: điện, đường, trường, trạm y tế, hệ thống nước sạch sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải, rác thải... phải vừa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, vừa phục vụ tốt có tính lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu thế phát triển của ngành du lịch.

3.3.3.Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động ngành du lịch‌

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyên Phú Quốc kết hợp với các tổ chức có liên quan cần tiến hành điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn lực lượng lao động trong ngành du lịch làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể từng loại đối tượng.

Đối với lao động trong ngành du lịch tại địa phương chưa qua đào tạo hoặc chưa đạt chuẩn cần: Thực hiện chương trình đào tạo lại ở các trình độ khách nhau, chuyên ngành khác nhau thông qua các lớp học đào tạo chính quy ngắn và dài hạn tại chỗ. Cần gấp rút

tiến hành xây dựng một chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên mà nhất là hướng dẫn viên du lịch. Cần quan tâm đến đào tạo lao động là người địa phương bởi vì họ là người hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, văn hóa bản địa cũng như mối quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng địa phương. Có kế hoạch cử cán bộ quản lý đi đào tạo thêm về nghiệp vụ ở trong và ngoài nước đặc biệt là các nước có ngành du lịch phát triển như Mỹ, Oxtraylia, Thái lan... để nâng cao trình độ quản lý du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đối với lực lượng lao động kế cận trong ngành du lịch: Cần khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch ở các trung tâm đào tạo lớn để đào tạo đội ngũ có trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đồng thời có chính sách thu hút lực lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, các chuyên gia về làm việc tại địa phương. Vì đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành du lịch Phú Quốc. Từng bước tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có phẩm chất tốt, kỹ năng nghiệp vụ cao, thành thạo về ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp tốt đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động du lịch như: mở các lớp lồng ghép giáo dục tài nguyên, môi trường vào chương trình đào tạo các cấp về du lịch. Chú trọng nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngụ cán bộ nhân viên, du khách và cộng đồng dân cư. Việc đào tạo đúng hướng sẽ tạo cho đội ngụ cán bộ nhân viên thái độ đúng, trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với dân tộc. Một đội ngụ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, môi trường là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 13


3.3.4.Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch‌

Du lịch sẽ không lâu dài nếu như không phát triển bền vững. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững thì đòi hỏi không phải chỉ các nhà chuyên môn mà cả cộng đồng địa phương phải có sự hiểu biết, phải chung tay khai thác và bảo vệ các loại tài nguyên du lịch.

Sự đổi mới trong ý thức sẽ dẫn đến một sự đổi mới tương ứng trong hành vi và thái độ. Phải xác định rõ mục tiêu lâu dài của du lịch bền vững. Sự phát triển bền vững của du lịch chỉ có thể đạt được khi sự tăng trưởng về mặt chất lượng, chứ không phải là mặt số lượng. Sự tăng trưởng về chất lượng của du lịch sẽ đảm bảo kết hợp một cách hài hòa lợi ích kinh tế với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì các lợi ích và các giá trị xã hội trong quá

trình phát riển du lịch. Tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các nguyên tắc của sự phát triển bền vững.

Cần tuyên truyền dưới nhiều hình thức làm chuyển biến và nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng, sự cần thiết của sự nghiệp phát triển du lịch và trách nhiệm đối với việc đổi mới và phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch để nâng cao nhận thức về du lịch và du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành du lịch, hình thành môi trường du lịch lành mạnh. Đẩy mạnh công tác giáo dục toàn dân giữ gìn nếp sống văn minh, đề cao cảnh giác trong việc giữ vững an ninh, an toàn xã hội; xây dựng phong cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa góp phần tạo hình ảnh đẹp về con người Phú Quốc, góp phần khẳng định vị thế của du lịch Phú Quốc trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước.


3.3.5.Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng‌

Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch, góp phần phát triển du lịch bền vững. Với xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trong đó có tự do hóa du lịch sản phẩm du lịch ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, giá cả hợp lý. Cần khuyến khích mọi tiềm năng trí thức để phát triển sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao với sự đa dạng tối đa và ít bị trùng lặp để tránh đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức và có thể giữ được thế độc quyền tương đối.

Cần tiến hành điều tra, đánh giá một cách chính xác về hiện trạng các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả điều tra là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tê. Thực hiện việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các khách sạn, hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn của ngành, trên cơ sở đó đề ra những quy định cụ thể về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong khách sạn, nhà hàng. Thu hút và khuyến khích đầu tư các điểm, các khu vui chơi giải trí tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch mở rộng nhiều loại hình du lịch để tạo sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch.

Đối với làng nghề truyền thống: Tiêu và nước mắm là hai đặc sản nổi bật ở Phú Quốc. Mô hình trồng tiêu, chế biến nước mắm vừa cung cấp sản phẩm hàng hóa cho du lịch vừa kết hợp với loại hình du lịch tham quan làng nghề truyền thống. Vì vậy cần xây dựng mô

hình liên kết các tuyến du lịch tham quan, tìm hiểu những mô hình sản xuất nước mắm, rượu sim, trồng và chế biến tiêu... kết hợp với giới thiệu và thương mại hóa sản phẩm.

Cần xây dựng những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, phát triển các làng nghề truyền thống. Hạn chế việc sản xuất đại trà, không đang ký giấy phép kinh doanh, không đảm bảo chất lượng các sản phẩm của làng nghề. Thành lập các hiệp hội bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm đặc thù của địa phương đang ngày càng được khẳng định thêm tên tuổi (nước mắm, rượu sim, tiêu sọ, chó Phú Quốc...) trên thị trường trong và ngoài nước.

Tổ chức cho du khách cùng tham gia nấu các món ăn truyền thống, tận dụng những nguồn hải sản sẵn có tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, các tour du lịch kết hợp để du khách có cơ hội vui chơi và nhớ những kỷ niệm tại đây.


3.3.6.Xây dựng thương hiệu, xúc tiến và quảng bá du lịch‌

Quảng cáo tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch. Khách du lịch không thể khảo sát và kiểm tra loại hình du lịch đó trước khi mua, người tiêu thụ đến với các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch và “tiêu thụ nó ngay tại nguồn. Vì vậy cần có kế hoạch đầu tư, xuất bản những ấn phẩm nghe nhìn như đĩa CD, VCD, tranh ảnh để tuyên truyền và giới thiệu về lịch sử các di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt trong thời đại thông tin như hiện nay, việc mở trang website về du lịch và duy trì hoạt động đang là hình thức quảng bá du lịch có hiệu quả nhất.

Quảng bá du lịch cần chú ý đến việc cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng về những vấn đề thực tiễn đang diễn ra từ giá phòng, phương tiện vận tải, ăn, ở cho đến những nhu cầu về thị thực để tăng sự thỏa mãn của khách, giúp họ nâng cao sự hiểu biết, tăng thêm sự cảm kích và lòng tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương. Những thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác sẽ tạo cho khách những sự hiểu lầm và thất vọng. Điều này có thể dẫn đến việc chỉ trích và không lượng thứ đối với cộng đồng địa phương.

Phú Quốc đang đẩy mạnh xây dựng chương trình như “Say đắm với thiên nhiên hoang sơ’’; “ Say đắm với thiên đường rực nắng’’, chiến lược quảng bá du lịch với mục tiêu:

Đa dạng hóa các kênh quảng bá, nghiên cứu xây dựng và duy trì 5 trang thông tin điện tử du lịch có nguồn thông tin phong phú và đáng tin cậy. Đầu tư mạnh vào công đoạn truy cập để các trang này luôn luôn ở hàng đầu trong tốp 10 tại các trang dò tìm tên miền trên internet.

Tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu Phú Quốc đến các thị trường rộng lớn. Duy trì việc in tên đảo Phú Quốc lên cuốn sách Guide Book về chương trình du lịch của các hãng lữ hành nước ngoài. Các công ty du lịch cần có chiến lược trích một phần không nhỏ lợi nhuận từ kinh doanh để quảng bá, xúc tiến giới thiệu ở các nước châu Âu, Á, Mỹ, Phi...

Có chiến lược nâng cao năng lực đội ngũ lãnh đạo, tổ chức các hội thảo chuyên đề về marketing du lịch nhằm nghiên cứu thị trường và các hình thức quảng bá du lịch cho cán bộ, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đó.


3.3.7.Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế‌

Du lịch muốn phát triển không thể “đơn phương độc mã’’ mà phải có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành kinh tế, các mặt xã hội. Có như vậy mới đa dạng được sản phẩm du lịch, thu hút được vốn đầu tư và phát triển du lịch chất lượng ngày càng cao. Muốn làm được điều đó cần:

Xây dựng mô hình kết hợp với các tuyến du lịch tham quan như : Phú Quốc – Hà Tiên

– Châu Đốc; Phú Quốc – Rạch Giá – Cần Thơ; Phú Quốc – Sài Gòn; Phú Quốc – Singapo....


Các sản phẩm đặc sản của Phú Quốc là tiêu và nước mắm, hiện nay cần có quy hoạch phát triển với mô hình: đây là điểm tham quan của loại hình tham quan làng nghề, nhưng đồng thời cung cấp sản phẩm hàng hóa cho du lịch. Như vậy, sự kết hợp này vừa tạo nên sự phong phú loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, vừa thúc đẩy ngành công nghiệp, nông nghiệp... phát triển.


3.3.8.Cải cách mạnh cơ chế quản lí, chính sách ưu đãi với du lich‌

Cần phải có những cơ chế chính sách khuyến khích khai thác tài nguyên và môi trường để phát triển du lịch một cách hợp lý vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo về sự bền vững của môi trường tự nhiên. Chống cả hai khuynh hướng khai thác quá mức và cấm không được khai thác.

Cần phải có cơ chế, chính sách thưởng phạt đối với việc sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường vào mục đích du lịch ở những cá nhân tập thể làm tốt và ngược lại. Phải xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch; tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch trên nguyên tắc Nhà nước phải kiểm soát không thả nổi.

Cơ chế và chính sách đầu tư: trên cơ sở pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc gián tiếp cùng phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Chính sách ưu tiên miễn giảm về thuế cho các dự án, các khu vực cần khuyến khích đầu tư. Chính sách đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Một trong những nội dung quan trọng nhất của cơ chế chính sách này là đảm bảo được sự công bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tư khái thác kinh doanh giữa chủ đầu tư, chủ thể quản lý sử dụng tài nguyên du lịch và cộng đồng địa phương đảm bảo sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch.


3.3.9.Bảo vệ môi trường phát triển bền vững‌

Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác, điều đó có tác động đến tài nguyên và môi trường theo hướng tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu để có giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường là vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho du lịch pháp triển bền vững.

Đối với môi trường tự nhiên: Cần khắc phục những tác động tiêu cực như tình trạng chất thải của các khu du lịch. Biện pháp cơ bản là tổ chức các hệ thống thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường của các dự án ứng dụng các công nghệ thích hợp để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm. Khắc phục việc làm giảm tính đa dạng sinh học như chặt phá rừng bừa bãi để xây dựng các công trình dịch vụ, săn bắn những loại động vật hoang dã để phục vụ khách du lịch hoặc bản thân khách du lịch thực hiện. Biện pháp khắc phục là thường xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trường cho nhân dân trong khu vực dự án, trong vùng đệm của vườn quốc gia. Ngay trong mỗi khu du lịch, xây dựng những nội quy về bảo vệ môi trường cho khu du lịch, điểm du lịch và động viên cư dân bản địa cùng phối hợp tham gia làm công tác bảo vệ môi trường, ban hành quy chế và xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm, làm giảm đa dạng sinh học.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban ngành như: Phòng tài nguyên và môi trường, phòng thương mại – du lịch, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, kết hợp với tỉnh để xây dựng chương trình giám sát việc thực thi luật về môi trường, về quản lý và xử lý chất thải, vận động hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức, các tầng lớp nhân dân đăng ký tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, tham gia kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật Môi trường và các quy định có liên quan đến ngành.

Đối với môi trường nhân văn: Hoạt động du lich tác động tiêu cực đến môi trường nhân văn ở một số vấn đề như cơ cấu dân số có sự thay đổi cả về thành phần và giới, tình trạng nhập cư là hiện tượng khá phổ biến tại các điểm du lịch, khu du lịch, trật tự xã hội sẽ phức tạp hơn; chuẩn mực xã hội và đạo đứa xã hội dễ bị thay đổi, tệ nạn xã hội dễ gia tăng; văn hóa bị ảnh hưởng, dễ xẩy ra hiện tượng văn hóa bị lai căng, bắt chước những yếu tố không phù hợp với văn hóa bản địa; giá cả các mặt hàng hóa tăng; dịch vụ tùy tiện làm ảnh hưởng đến tâm lý du khách. Biện pháp khắc phục là phối hợp với địa phương và các ngành có liên quan, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Bên cạnh đó giải quyết các vấn đề xã hội khác như tệ nạn xã hội, tình trạng người ăn xin, bán vé số, tệ nạn mời chào lôi kéo khách... và giải quyết triệt để vấn đề vệ sinh môi trường đô thị.

Xây dựng bộ phận chuyên quản lý và phát triển về các nguồn tài nguyên du lịch của Phú Quốc. Nhanh chóng lập kế hoạch, phát triển tài nguyên, nâng cấp, trùng tu tôn tạo các kiến trúc, các di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao. Có thể mời các chuyên gia du lịch, tổ chức các đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, tài nguyên du lịch của tỉnh nhằm kết hợp hài hòa giữa yêu cầu phát triển với gìn giữ môi trường và tài nguyên.

3.4.Một số kiện nghị‌

Đối với UBND huyện Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang cần ban hành chính sách nhất quán và có các biện pháp thực hiện hiệu quả. Trước mắt là các vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: rà soát lại các dự án chậm thi công, các dự án treo để đẩy nhanh tiến độ; sớm đưa ra được những phương án phát triển phù hợp với tiềm năng du lịch của huyện.

Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện nên mạnh dạn đề xuất cho UBND tỉnh các phương án xây dựng thương hiệu du lịch đảo. Kế hoạch khai thác các điểm du lịch trên cơ sở không phá vỡ môi trường cảnh quan tự nhiên.

Đối với người dân địa phương: Là người được hưởng lợi từ phát triển du lịch như hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng khả năng tìm kiếm việc làm, đời sống được cải thiện, do đó người dân địa phương cần phải có sự thay đổi để thích nghi, nhưng phải dự lại được nét văn hóa bản địa, đặc biệt, mỗi người dân địa phương phải thực sự là “một nhà hướng dẫn viên du lịch” trong mắt du khách.

Mượn lời ông Michael W. Fox, chủ tịch công ty tư vấn công nghiệp du lịch và lũ hành Michael Fox Associates thay cho lời kiến nghị của tác giả, “muốn phát triển du lịch Phú Quốc hãy bắt đầu từ con người’’, từ con người làm công tác quy hoạch và quản lý đến những người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch đều phải có cái nhìn mới, thiết nghĩ đó chính là mấu chốt của vấn đề mà huyện đảo Phú Quốc cần phải giải quyết.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí