Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 15


hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với NHTM, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, nhằm bảo vệ cho quyền lợi của các NHTM phát triển hoạt động này.

- NHNN cần phối hợp hoạt động với các NHTM để khối liên minh các ngân hàng vững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua trên thị trường lãi suất huy động vốn vay... cũng như cần hỗ thông tin tín dụng của khách hàng để hạn chế rủi ro công tác tín dụng, thu hồi nợ, tránh những phi vụ lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Ngoài ra, cần tăng cường vai trò trung tâm thông tin quốc gia Việt Nam. Hiện nay, CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các cá nhân đã phát huy được những vai trò cơ bản.

- NHNN nên xây dựng cơ chế cho vay riêng biệt đối với KHCN phù hợp với định hướng phát triển kinh tế cá nhân của Nhà Nước.

- NHNN cần khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nghiệp vụ. Khi xã hội và nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến càng giúp các ngành, cụ thể là lĩnh vực ngân hàng tiếp cận gần hơn với khách hàng và tiện ích hơn trong hoạt động của mình. Công tác này giúp hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển hơn, góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với KHCN.

3.3.2. Kiến nghị với Agribank

Agribank là nơi ban hành các chính sách, chiến lược phát triển của toàn hệ thống, là đầu não của toàn hệ thống, quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của toàn hệ thống nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng. Vì vậy, để quản lý cho vay đối với KHCN, Agribank cần có những điều chỉnh hợp lý, cụ thể :

Thứ nhất, Agribank cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KHCN, đặc biệt là các sản phẩm cho vay trung hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải ngân nhanh; các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch/phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền; thiết lập các phương thức kết hợp với


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

các sản phẩm ngân hàng hiện tại như kết hợp dịch vụ cho KHCN với các dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai, Agribank xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng sổ tín dụng, quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 15

Thứ ba, Agribank phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Thứ tư, Agribank cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và phải tiến hành thường xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trước, trong và sau khi cho vay. Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các chi nhánh có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

Thứ năm, Agribank hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam trong công tác tuyển dụng, đào tạo và quy hoạch cán bộ.

Thứ sáu, Agribank tiếp tục triển khai công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại ở trong nước cũng như quốc tế nhằm đa dạng hóa hình thức tín dụng, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh.


KẾT LUẬN


Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì hoạt động cho vay đóng vai trò rất quan trọng. Xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn ở, uống, đồ mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn như nhà đẹp, du lịch, du học... Do đó, nhu cầu chi tiêu cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân tăng lên đáng kể. Điều này đã khiến cho thị trường cho vay KHCN trở thành một thị trường đầy tiềm năng đối với các ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Cho vay KHCN là hoạt động ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa đối với chính ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các ngân hàng mà còn ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong thời gian quan, hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy vậy hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục và hoàn thiện. Do đó việc nghiên cứu những giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có thể được coi là một vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các ngân hàng hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Agribank Chi nhánhtỉnh Hà Nam, luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM và khẳng định tính tất yếu trong hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM.

Phân tích thực trạng hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, tác giả đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.


Trên cơ sở lý luận chương 1 và phân tích thực trạng chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Ngoài ra, luận văn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan trong việc tạo một môi trường hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên việc hoàn thiện công tác quản lý cho vay đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu ở góc độ sâu hơn, chính xác hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ và thời gian dành cho nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và những nhà nghiên cứu quan tâm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam (2019), Quy chế hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, Hà Nam.

2. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam (2019), Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2017, 2018, 2019.

3. Bùi Đình Dạo (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà

Nội.

6. Lâm Quang Minh (2015), Hướng dẫn thẩm định tín dụng và xử lý các rủi ro

vay và cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Lê Văn Tề (2009), Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà

Nội.

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN

ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 14/2014/TT- NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

12. Nguyễn Thanh Hà (2016), Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân


hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Hàng Hải.

13. Nguyễn Quang Vượng (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

15. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

16. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng Hợp tác - chi nhánh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Minh Phương (2015), Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long.

19. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), Tăng cường dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Việt Nam Thinh Vượng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long.

20. Nguyễn Tuấn (2015), Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

21. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Ngọc Thu (2016), Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.


24. Phan Thị Thu Hà (2007), ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

25. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải Hà Nội.

26. Trần Huy Hoàng (2011), Quản Trị ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

27. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12, Hà Nội.

28. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023